Giáo án Khối 2 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
Toán
GIỜ, PHÚT
I.Mục tiêu:
- Biêt 1 giờ có 60 phút .
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian : Giờ phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.
II.Đồ dùng:
- Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- Lớp trưởng điều hành chơi trò chơi “ Truyền điện”
- Ôn các bảng chia đã học.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6): (12’)
a.GV đưa đồng hồ ra và nói: Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác. GV đưa đồng hồ ra để HS tự nhận biết được các khoảng phút trên đồng .
-HS thảo luận nhóm đôi tìm thời gian 60 phút.
-HS trả lời theo nhóm.
-GV nhận xét bổ sung.
- GV viết bảng 1 giờ = 60 phút
- GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ 8 giờ. GV hỏi đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- HS trả lời.
- GV quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút và viết lên bảng: 8 giờ 15 phút.
- GV tiếp tục quay kim đồng hồ để kim phút chỉ vào số 6 và nói: Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
- GV cho HS làm lại các công việc như nêu trên ở mô hình đồng hồ để HS theo dõi và nhận xét.
C.Thực hành: (20’)
B . số ô vuông? . số ô vuông? C D Bài 4: HS đọc bài toán và phân tích bài toán(HĐ nhóm 4) + Bài toán cho biết gì ?( Mỗi chuồng có 5 con thỏ ) + Bài toán hỏi gì?( Hỏi 4 chuồng có bao nhiêu con thỏ?) - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải Số thỏ trong 4 chuồng có là: 5 x 4 = 20 (con thỏ) Đáp số: 20 con thỏ Bài 5: Trò chơi ghép hình (Dành cho HSNK) - GV nêu yêu cầu của trò chơi: mỗi nhóm có 4 hình tam giác, từ 4 hình tam giác đó các em ghép thành 1 hình chữ nhật. - Các nhóm thi nhau ghép, nhóm nào nhanh đúng nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét. C.Vận dụng: 2’ - Giải bài toán sau: 1 lọ hoa có 5 bông hoa. Hỏi 4 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa? - Giáo viên nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ? I.Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1, BT2) - Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao ?(BT3). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học II.Đồ dùng: Bảng phụ chép sẵn bài tập 1, 2. III.Hoạt động dạy-học: A. Khởi động: 4’ - Điền tên con vật vào chổ chấm: Khoẻ như; Nhát như - GV nhận xét. Giới thiệu bài B. Thực hành: 1. Hướng dẫn làm bài tập: (25p) Bài tập 1: (Miệng) - 1HS đọc yêu cầu: Tìm các từ ngữ có tiếng biển. M: Tàu biển ,biển cả. - Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng? - Ở mỗi từ trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau? - HS trả lời. - GV viết sơ đồ cấu tạo từ trên bảng. biển biển Biển cả, biển khơi, biển xanh , biển lớn Tàu biển, sóng biển, nước biển cỏ biển, tụm biển, cua biển, rong biển, bói biển, bờ biển HS thảo luận nhóm đôi tìm từ . Các nhóm nêu miệng. GV ghi bảng. Bài tập 2: (HĐ nhóm đôi)) -1HS đọc yêu cầu: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với nghĩa sau. a.Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b.Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. c.Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. (suối, hồ, sông) - GV chữa bài: a. sông ; b. suối ; c. hồ - HS trả lời, lớp nhận xét. * Kể them các hồ, sông, suối mà em biết ? ( HS có thể kể:... hồ Ba Bể, Hồ Xuân Hương, Hồ than thở, suối Lê-nin, suối Tiên Bài tập 3: (miệng) -1HS đọc yêu cầu: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau . Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy. - HS đặt câu hỏi - GV nhận xét. * Bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu câu hoặc cuối câu . - Cá nhân: Vì sao không được bơi ở đoạn sông này ? Bài tập 4: (HĐ nhóm 4) -1HS đọc yêu cầu: Trả lời các câu hỏi dựa vào bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh -HS thảo luận nhóm đôi thống nhất trả lời các câu hỏi rồi làm vào vở. a.Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương? b.Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh? c.Vì sao ở nước ta có nạn lụt? -HS trả lời trong nhóm trước lớp. -HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. -HS tự hoàn thành vào vở. - Lớp cùng GV nhận xét. C. Vận dụng: 2’ - Viết một đoạn văn khoảng 2- 3 câu nói về sông biển -GV gọi HS đọc miệng. -GV nhận xét. -Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Thủ công: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - HS biết cách làm dây xúc xích trang trí *Đối với HS khéo tay: Cắt ,dán được dây xúc xích trang trí thẳng,có thể chỉ .Kích thước các vòng tròn đều nhau.Màu sắc đẹp.. .Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. Phẩm chất: Giáo dục học sinh hứng thú và yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công,Quy trình làm dây xúc xích - HS: Giấy làm thủ công, kéo hồ dán. III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra đồ dùng(1p) 2.Bài mới a,Giới thiệu bài: 1p Họat động 1:Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. 6p Gv cho hs quan sát dây xúc xích mẫu và nhận xét: - Các vòng dây xúc dây làm bằng gì ? - Có hình dáng màu sắc kích thước như thế nào? Họat động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật. (7p) GV vừa thực hành vừa hướng dẫn HS các thao tác cắt nan giấy sau đó dán để được dây xúc xích. Bước 1: Cắt thành các nan giấy Lấy 3 – 4 tờ giấy thủ công khác mầu cắt thành các nan rộng 1 ô, dài 12 ô.Mỗi tờ cắt 4 đến 6 nan. Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích -Bôi hồ vào đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn -Luồn nan thứ 2 khác mầu vào nan 1 tưng tự như vậy đối với các nan tiếp theo - HS quan sát GV thao tác và nêu lại cách làm. Họat động 3. Thực hành làm xúc xích trang trí (21p) HS thực hành tập cắt các nan giấy và dán xúc xích. GV theo dõi uốn nắn cho những em còn lúng túng *Đối với HS khéo tay: Cắt ,dán được dây xúc xích trang trí thẳng, có thể chỉ .Kích thước các vòng tròn đều nhau. Màu sắcđẹp.. *. Củng cố - dặn dò: 2p - GV cùng HS củng cố bài, - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về nhà và chuẩn bị giờ sau: Thực hành Làm dây xúc xích trang trí ---------------------------------------------------------------- Tập đọc BÉ NHÌN BIỂN I.Mục tiêu - Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên. - Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3 khổ thơ đầu). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: HS hiểu thêm về phong cảnh biển. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường. II.Đồ dùng: - Tranh vẽ SGK, tranh ảnh về biển. III.Hoạt động dạy- học: A.Khởi đông: 4’ - 2HS đọc bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và trả lời câu hỏi. - Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Luyện đọc: (10p) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới. - Đọc dòng thơ (đọc câu) + HS tiếp nối từng câu. + GV ghi bảng: Tưởng rằng, khiêng, kéo co, phì phò, giằng,... + HS đọc cá nhân + Đọc chú giải nhóm đôi. GV hỏi HS cách đọc ngắt nghỉ. + 1 HS đọc mẫu. GV nhận xét hướng dẫn. HD đọc ngắt ý: Bãi giằng với sóng/ Chơi trò kéo co// - Đọc đoạn (HĐ nhóm 4) - Mỗi em đọc một khổ thơ trong nhóm. - Đọc nhóm trước lớp. - HS nhận xét lẫn nhau. - Thi đọc trước lớp: + 3 HS đại diện cho 3 tổ thi đua. + HS nhận xét. + GV nhận xét C.Thực hành: (Hướng dẫn tìm hiểu bài): (15p) (HĐ nhóm 4) - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. - Nhóm trưởng điều hành. - Đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi : + Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? (Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời./ Như con sóng lớn./ Chỉ có một bờ./ Biển to lớn thế.) - Đọc đoạn 3, 4: Thảo luận nhóm Trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? (Bãi giằng với sóng/ chơi trò kéo co. Nghìn con sóng khoẻ./ lon ta lon ton. Biển to lớn thế./ vẫn là trẻ con.) + Đặt câu với từ lon ton * Những chú gà con chạy lon ton theo mẹ. - Tìm từ trái nghĩa với từ khoẻ ? - HS đọc các câu thơ trên. + Em thích khổ thơ nào? Vì sao? - HS đọc thầm và trả lời. - Đi biển các em có được ba mẹ cho ăn hải sản không ? Khi ăn xong em để vỏ của nó ở đâu ? - Đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. 4.Học thuộc 3 khổ thơ đầu: - GV hướng dẫn HS cách đọc thuộc lòng. - HS đọc nhiều lần cho thuộc 3 khổ thơ đầu. - HS đọc thuộc lòng - GV nhận xét. D. Vận dụng(3p) - Em có thích biển trong bài thơ này không ? Vì sao - GV cho HS xem tranh vẽ cảnh biển Nha Trang. - Em đã lần nào được đi biển chưa? - Nêu những điều em biết được về phong cảnh biển. GV: Biển cung cấp cho ta nguồn tài nguyên phong phú : cá, tôm,đồi mồi, ngọc trai, san hô , dầu khí,... - HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường. Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021 Tập viết CHỮ HOA V I.Mục đích, yêu cầu: 1- Năng lực riêng: - Viết đúng chữ hoa V(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần). 2.Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3.Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp. II.Đồ dùng: - Mẫu chữ V hoa. III.Hoạt động dạy học: A. Khởi động: (4p) - Tiết trước ta học viết chữ hoa gì? - HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con: ư, ươm - GV nhận xét. B. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Hôm nay ta học viết chữ hoa và câu ứng dụng : Vượt suối băng rừng. 2. Hướng dẫn viết chữ hoaV: (12p) a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoaV - GV gắn bảng chữ v hoa, HS nhận xét. + Chữ V hoa có mấy nét? Đó là những nét nào? + Độ cao mấy li? - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu. +Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong lượn ngang, giống như nét 1 của chữ hoa H, dừng bút trên đường kẻ 6. +Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiêù bút , viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 1. +Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút viết nét lượn dọc, nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẻ 5 - GV viết mẫu - HS nhắc lại quy trình viết, - HS viết trên không chữ V hoa. - HS viết bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: - GV viết câu ứng dụng lên bảng: Vượt suối băng rừng - HS đọc câu ứng dụng. - GV : Vượt qua nhiều đoạn đường không quản ngại khó khăn, gian khổ - HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng. + Độ cao các chữ cái? + Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào? + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét. 4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15p) - GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết. - HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn. - HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn nhận xét. 5. HĐ ứng dụng: (2p) - 1HS nhắc lại cách viết chữ V hoa - GV nhận xét giờ học - Về viết lại cho đẹp hơn --------------------------------------------------------------------- Chính tả BÉ NHÌN BIỂN I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ. - Làm bài được BT(2)a, (3)b. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2.Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt II.Đồ dùng : Bảng phụ chép sẵn bài tập 3b. II.Hoạt động dạy- học: A.Khởi động: - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Nét chữ, càng ngoan” - HS viết bảng con : Bé ngã, đỡ, bé ngủ. - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Hướng dẫn nghe viết: (18p) - GV đọc bài chính tả 1 lần. - 1HS đọc lại bài chính tả. - GV hỏi: + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (có 4 tiếng) + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? - GV đọc bài rút ra từ khó: HD HS viết bảng con các từ: - Tưởng rằng, bãi giằng, biển mệt, gọng vó. - GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả. - GV đọc thong thả, HS khảo bài. - GV nhận xét vở, chữa bài. C. Thực hành(.Hướng dẫn làm bài tập): (7p) Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tìm tên các loài cá (HĐ nhóm đôi) -HS nêu miệng b.Bắt đầu bằng tr - HS làm vào vở, GV theo dõi sửa sai. Bài 3b: Tìm tiếng có thanh ngã, thanh hỏi. +HS hỏi đáp nhóm đôi + GV nhận xét. +Trái nghĩa với khó. +Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu. +Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi - HS trả lời miệng: dễ- cổ- mũi. - GV nhận xét D. Vận dụng: (2p) - HS nhắc lại bài viết. -HS nhắc lại quy tăc tr/ ch - Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. --------------------------------------------------------------------- Toán GIỜ, PHÚT I.Mục tiêu: - Biêt 1 giờ có 60 phút . - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. - Biết đơn vị đo thời gian : Giờ phút. - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. - Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. II.Đồ dùng: - Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) - Lớp trưởng điều hành chơi trò chơi “ Truyền điện” - Ôn các bảng chia đã học. - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6): (12’) a.GV đưa đồng hồ ra và nói: Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác. GV đưa đồng hồ ra để HS tự nhận biết được các khoảng phút trên đồng . -HS thảo luận nhóm đôi tìm thời gian 60 phút. -HS trả lời theo nhóm. -GV nhận xét bổ sung. - GV viết bảng 1 giờ = 60 phút - GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ 8 giờ. GV hỏi đồng hồ đang chỉ mấy giờ? - HS trả lời. - GV quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút và viết lên bảng: 8 giờ 15 phút. - GV tiếp tục quay kim đồng hồ để kim phút chỉ vào số 6 và nói: Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi. - GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi. - GV cho HS làm lại các công việc như nêu trên ở mô hình đồng hồ để HS theo dõi và nhận xét. C.Thực hành: (20’) Bài 1: (miệng) - HS đọc yêu cầu: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - HS quan sát đồng hồ trên bàn và trả lời:A: 7 giờ 15 phút ; B . 2 giờ 30 phút hay 2 rưỡi ; C. 11 giờ 30 phút ; D. 3 giờ Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào.(HĐ nhóm đôi) - GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm nối. - Các nhóm làm việc. - Đại diện các nhóm đọc kết quả. Đồng hồ A hình 4 ; Đồng hồ B hình 3 ; - GV nhận xét. Bài 3 : Tính (theo mẫu) (HS chưa hoàn thành không phải làm 3 bài cuối) - GV làm mẫu 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 5 giờ – 2 giờ = 3 giờ 5 giờ + 2 giờ = 9 giờ – 3 giờ = 4 giờ + 6 giờ = 12 giờ – 8 giờ = 8 giờ + 7 giờ = 16 giờ – 10 giờ = - HS làm vào vở, một HS lên bảng làm. - GV nhận xét. D. Vận dụng:2’ - Một giờ có mấy phút ?. - HS hỏi đáp nhau quay đồng hồ --------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2021 Tự nhiên và Xã hội: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN -I.Môc tiêu - HS biết nêu được tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn. - Quan sát, và chỉ chỉ ra được một số cây sống trên cạn. *KNS: KN ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối; Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học Các hình vẽ trong SGK. Máy chiếu III. Hoạt động dạy học. A. Bài cũ: - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Cây có thể sống được ở đâu? - Gọi 2 HS khác nêu tên một số cây sống trên cạn, một số cây sống dưới nước. B. Bài mới: GV Giới thiệu bài : 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Cho HS kể tên một số cây sống trên cạn 2. làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS. Các nhóm ghi vào phiếu tên các loài cây sống trên cạn ( có thể HS vẽ cây) GV cho các nhóm đính nội dung phiếu lên bảng Nhóm trưởng đọc tên các loài cây mà nhóm đã đưa ra. + Đó là cây gì? Cây có ích lợi gì? - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hiện tốt. 3. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi. Cho HS nêu câu hỏi thắc mắc: VD: ? Bạn có chắc rằng cây bàng sống trên cạn không ? ? Bạn có chắc rằng cây thanh long sống trên cạn không ? ? Bạn có chắc rằng cây khoai lang là cây lương thực không ? ......... 4. Thực hiện phương án tìm tòi. Để giải quyết những thắc mắc trên chúng ta cần làm gì ? Quan sát thực tế, hỏi người lớn,... 5. Kết luận kiến thức. Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 52, 53 trong SGK thảo luận, trả lời câu hỏi với bạn. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV chiếu lần lượt các tranh - Gọi một số HS chỉ và nói từng cây trong mỗi hình. H1. cây mít H2. cây ngô H 3. cây thanh long H 4. cây phi lao H5. cây đu đủ H6. cây sả H7. cây lạc Hỏi: Trong số các cây được giới thiệu trong SGK cây nào là cây ăn quả, cây nào cho bóng mát, cây nào là cây lương thực, cây nào vừa làm thuốc vừa làm gia vị? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung.. GV cho HS xem một số hình các loài cây sống trên cạn.( cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lương thực) * GV chiếu KL: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người và động vật ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác. * Trò chơi. - HS thi kể các cây gia vị, cây thuốc nam, cây ăn quả, cây lương thực. ? Để cây phát triển tốt chúng ta cần làm gì ? GV liên hệ về việc chăm sóc và bảo vệ cây... 4. Củng cố, dặn dò: ? Để cây tồn tại và phát triển chúng ta cần làm gì ? GV nhận xét tiết học, dặn dò... --------------------------------------------------------------------- Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I.Mục tiêu: - Thực hành xem đồng hồ khi kim đồng hồ chỉ vào số 3, số 6. - Biết đơn vị đo thời gian: giơ, phút. - Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút. . * Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3. 4. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Đồ dùng: - Đồng hồ, phiếu học tập bài tập 2. III.Hoạt động dạy-học: A. Khởi động: 5’ -Trò chơi “ Đố bạn” -HS chơi cặp đôi quay đồng hồ rồi hỏi đáp. -GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 25 -Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập. Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ.? (HĐ nhóm đôi) - GV cho HS quan sát rồi nêu miệng trong nhóm. - Đại diện các nhóm nêu miệng. a. 4giờ 15phút ; b. 1giờ rưỡi (1giờ 30 phút) ; c. 9giờ 15phút ; 8giờ 30phút. - GV cùng HS nhận xét. Bài 2: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào? (HĐ nhóm 4) - GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập. - Các nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Câu a : ứng với đồng hồ A Câu b: ứng với đồng hồ D Câu c: ứng với đồng hồ B Câu d: ứng với đồng hồ E Câu e: ứng với đồng hồ C Câu g: ứng với đồng hồ G - HS cùng GV nhận xét. Bài 3: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: ( HĐ cá nhân) 2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi. - HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ. - HS cùng GV nhận xét. C. Vận dụng: (5p) - HS nhắc lại nội dung tiết học. - GV cho HS hỏi đáp xoay đồng hồ - Về nhà nhớ xem đồng hồ. -------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI I.Mục tiêu: - Biết đáp lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2). - Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh (BT3). *GDKNS : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá . 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: Học sinh hiểu thêm về biển, yêu quý biển. II.Đồ dùng: -Tranh, Bảng phụ viết 4 câu hỏi. III.Hoạt động dạy-học: A.Khởi động: (5p) - 2 HS lên bảng kể câu chuyện Vì sao? - GV nhận xét. GV giới thiệu bài B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: ( 24p) Bài 1: (miệng) (HĐ nhóm đôi) - HS đọc yêu cầu: Đọc đoạn đối thoại sau SGK. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng ? - HS đọc đoạn đối thoại theo từng cặp. * Không nhất thiết phải nói nguyên văn từng câu, chữ trong SGK. HS1: - Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng. HS2: - Cháu vào nhà đi. Dũng đang học bài đấy. HS1: - Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác. - GV hỏi: Hà cần nói với thái độ như thế nào? (lễ phép) Bố Dũng nói thái độ thế nào? (niềm nở) - HS nhắc lại lời của Hà khi gặp bố Dũng. - GV nhận xét. Bài 2: (HĐ nhóm đôi) - 1HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau: a. Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé? - Ừ b. Em cho anh chạy thử cái tàu
File đính kèm:
- giao_an_khoi_2_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc