Giáo án Khối 1 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên xã hội

 BÀI 12: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI

( tiết 3)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

- Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây và các con vật.

- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu bài tập

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3. Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc

5. Hoạt động 5: Nhận biết 1 số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc

 * Mục tiêu

- Nêu được một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.

 * Cách tiến hành

Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn từng cặp HS thay nhau hỏi và trả lời. Cứ như vậy trao đổi cho đến hết 6 hình trong SGK.

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

- Từng HS chia sẻ thêm với các bạn trong nhóm về 1 số cây và các con vật khác có ở địa phương có thể không an toàn khi tiếp xúc.

- Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ hoặc hình vẽ tên 1 số cây, con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 1 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lội. 
- HS nói cách viết các vần oi, ây, ôi, ơi.
- GV vừa viết mẫu các vần, từ ngữ, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (dừa, ổi, lội).
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. (Viết 2 đợt: HS nghe hướng dẫn, viết xong 1 cặp vần, từ ngữ thì dừng bút, nghe GV hướng dẫn tiếp, rồi tiếp tục viết).
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): con voi, cây dừa, trái ổi, bơi lội, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 li; r cao hơn 1 li; d cao 2 li; y, b, l cao 2,5 li; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Đọc lại 1 số từ đã viết.
- Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.
____________________________________
Đạo đức
BÀI 9: EM VỚI ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. 
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi. 
- Lễ phép, vâng lời anh chị, nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- SGK Đạo đức 1. 
- Băng đĩa/clip bài hát “Làm anh khó đấy” 
- Các tranh trong bài phóng to.
- Máy chiếu đa năng, máy tính. 
- Một số đạo cụ để đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu: 
- HS nhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp trong cách cư xử với anh chị em. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phản biện. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a phần Luyện tập – SGK Đạo đức 1, trang 46 và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau: 
1) Các bạn trong tranh có lời nói và việc làm như thế nào? 
2) Em đồng tình/không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn nào? Vì sao? 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. 
- Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. 
-GV kết luận: 
+ Tranh 1: Em tặng hoa và nói: “Chúc mừng sinh nhật chị!”. Chị nét mặt hân hoan và đáp lại: “Cảm ơn em!”. Đồng tình với lời nói và hành vi của hai chị em vì em biết quan tâm chia sẻ niềm vui, nói năng lễ phép với chị, chị có thái độ vui vẻ và biết ơn.
+ Tranh 2: Hai anh em đang tranh nhau một cái ô tô đồ chơi, ai cũng đòi của mình. Không đồng tình với hành vi này vì anh không biết nhường nhịn em. Em muốn chơi nhưng không nói lễ phép với anh mà lại đòi của mình. 
+ Tranh 3: Anh đưa cho em cái chong chóng và nói: “Cho em này!”. Em đáp lại lễ phép: “Em xin!” và đưa hai tay đón lấy. Đồng tình với lời nói và việc làm của hai anh em, vì anh biết quan tâm đến em, em lễ phép với anh. 
+ Tranh 4: Chị nhắc em: “Sao em không dọn đồ chơi?”. Em hai tay chống hông, mắt trợn lên và nói: “Chị dọn đi.”. Không đồng tình với lời nói và hành vi của em, vì em chưa lễ phép, vâng lời chị.
+ Tranh 5: Anh đưa bánh cho em và nói “Em ăn đi.”. Em giơ hai tay đón lấy cái bánh anh cho. Đồng tình với lời nói và hành vi của hai anh em, vì anh biết nhường nhịn, quan tâm đến em; em có thái độ lễ phép với anh. 
+ Tranh 6: Em bé khóc và gọi “Chị ơi!”, nhưng chị mải chơi chuyện với bạn không dễ em. Không đồng tình với hành vi của chị, vì chị chưa biết quan tâm đến em. 
Lưu ý: 
- Hoạt động này, GV có thể giao cho một nửa lớp thảo luận các tranh từ 1- 3; một nửa lớp thảo luận các tranh 4-6. 
- GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
* Mục tiêu: 
- HS có kĩ năng ứng xử phù hợp với anh chị em trong một số tình huống cụ thể. 
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b – SGK Đạo đức 1, trang 47 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh. 
- GV mời một vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống. 
- HS trình bày nội dung tình huống. 
- GV mô tả nội dung các tình huống: 
+ Nội dung tình huống 1: Minh đang chơi với em thì các bạn đến rủ đi đá bóng. Minh sẽ...
+ Nội dung tình huống 2: Lan mới được tặng một con búp bê rất đẹp, em Lan nhìn thấy hỏi mượn. Lan sẽ... 
+ Nội dung tình huống 3:Anh của Quân được phân công quét nhà, nhưng anh chưa học bài xong nên nhờ Quân quét giúp. Quân sẽ... 
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mối tình huống, em sẽ làm gì? 
- HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công 
- GV mời các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm HS lên đóng vai thể hiện cách ứng xử. 
- GV nêu câu hỏi thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai: 
1) Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống là phù hợp hay chưa phù hợp? 
2) Em có cách ứng xử nào khác không? 
- HS trình bày ý kiến. 
- GV kết luận: 
+ Tình huống 1: Em nên ở nhà trông em bé và hẹn các bạn đá bóng vào lúc khác hoặc em có thể rủ các bạn vào nhà cùng chơi với em bé, rồi đi đá bóng sau. 
+ Tình huống 2: Em nên cho em bé mượn búp bê hoặc cùng em bé chơi chung búp bê. 
+ Tình huống 3: Anh bận học, em nên quét nhà giúp anh. 
Lưu ý: GV có thể xây dựng những tình huống khác gắn với thực tiễn ở địa phương và đối tượng HS của mình để dạy cho phù hợp. 
Hoạt động 4: Tự liên hệ 
* Mục tiêu: 
- HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. 
- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. 
- HS kể trước lớp. 
- GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đối với anh chị em trong gia đình. 
Lưu ý:
- Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Phóng viên, một số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc quan tâm, chăm Sóc anh chị em trong gia đình. Ví dụ như: “Bạn đã chăm sóc em của mình như thế nào?”, “Bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với anh chị?”,... 
- Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “Tia chớp”. Cách chơi như sau: Một HS đứng lên trình bày về những việc đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc anh chị em: “Tôi đã làm...”. Sau khi trình bày xong sẽ chỉ một bạn bất kì và hỏi: “Thế còn bạn thì sao?”. Bạn được chỉ định sẽ đứng lên trình bày và lại tiếp tục chỉ một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết hoặc khi có lệnh dừng cuộc chơi.
VẬN DỤNG
Vận dụng trong giờ học: 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành: các lời nói, cử chỉ, hành động: 
1) Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật. 
2) Động viên chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt. 
- Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS cần biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm. 
Vận dụng sau giờ học: 
- GV nhắc nhở HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng.
Tổng kết bài học 
- GV nêu câu hỏi: Qua bài học này, em rút ra được điều gì? 
- GV nêu tóm tắt nội dung bài học: 
+ Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn, cư xử ân cần, quan tâm. chăm sóc em nhỏ.
+ Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lời anh chị; quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng. 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 48.
Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần Khám phá hoặc cuối tiết 1 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi lần làm được một việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em. 
Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện.
 Tự nhiên xã hội 
 BÀI 12: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI 
( tiết 3) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
- Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây và các con vật.
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Phiếu bài tập
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
3. Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
5. Hoạt động 5: Nhận biết 1 số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
	* Mục tiêu
- Nêu được một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS thay nhau hỏi và trả lời. Cứ như vậy trao đổi cho đến hết 6 hình trong SGK.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng HS chia sẻ thêm với các bạn trong nhóm về 1 số cây và các con vật khác có ở địa phương có thể không an toàn khi tiếp xúc.
- Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ hoặc hình vẽ tên 1 số cây, con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Cử HS đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm. Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
	Gợi ý: 
- Hình 2: Gai xương rồng đâm vào tay có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ; mủ cây xương rồng có thể làm phồng rộp da và niêm mạc mawsrt.
- Hình 4: Con chó không đeo rọ mõm sẽ rất nguy hiểm khi để chó chạy ngoài đường mà không đeo rọ mõm, chó có thể cắn người và truyền bệnh dại,  gần đây có rất nhiều trường hợp bị chó cắn chết.
- Hình 5: Sâu róm có màu sắc sặc sỡ, có gai và lông để ngụy trang và tự vệ. Khi bị chạm vào, chúng xù lên những chùm lông hoặc gai để tấn công. Gai sâu có dạng đầu nhọn hoặc phân nhánh, chúng có thể gây độc trực tiếp hoặc nối với hạch chứa nọc độc ở chân. Những cái lông chích của sâu róm trông giống như những sợi thủy tinh có thể gẫy rời khỏi thân sâu, bám trên da người và gây triệu chứng ngộ độc. Lông sâu trên da không bị thoái biến đi mà mắc lại suốt cả năm sau khi bị ngộ độc, gây ra những cơn đau bất chợt trong suốt thời gian này, đặc biệt nguy hiểm khi ở mắt.
- Hình 6: Con rắn có nọc rất độc, khi cắn có thể gây chết người.
Bước 4: Củng cố
- GV nhắc nhở HS: 
+ Cần cẩn trọng khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
+ Không ngắt hoa, bẻ cành cây vừa giữ vẻ đẹp của cây vừa tránh tiếp xúc với gai và nhựa của cây, có thể gây bỏng, phồng rộp, 
+ Khi không may bị gai đâm, nhựa cây dính vào da, mắt; các con vật cắn cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nói ngay với bạn bè, người thân cùng trợ giúp.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các cây, con vật có ở xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường có thể gây nguy hiểm, không an toàn khi tiếp xúc. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
7. Hoạt động 7: Xử lý tình huống: Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật
Bước 1: Tổ chức làm việc nhóm
- Gv tổ chức từng nhóm đóng vai, xử lý tình huống như gợi ý trong SGK, khuyến khích HS xây dựng thêm kịch bản.
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
- Từng nhóm bốc thăm lên đóng kịch thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống trong SGK và nhóm bổ sung.
- Cử một số HS của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn
Bước 3: Củng cố
- HS nêu: Sau tình huống này, em đã rút ra được điều gì?
- GV nhắc lại: chúng ta không tự ý ngắt hoa, bẻ lá và ăn những quả lạ mọc ở bên đường hay trong rừng. Khi không nay bị thương do cây cối hoặc con vật gây ra cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và báo ngay với bạn bè hoặc người thân gần nhất để trợ giúp.
IV. ĐÁNH GIÁ
	GV có thể sử dụng câu 6 của bài 12 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS.
__________________________________________
Thứ 4, ngày 27 tháng 01 năm 2021
TOÁN
Bài 42: CÁC SỐ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm số lượng bằng cách tạo mười.
- Đọc, viết các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
- Các thẻ số 10, 20, ..., 90 và các thẻ chữ: mười, hai mươỉ, chỉn mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- GV cho hs viết vào bảng con các số: 11 đến 20 
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động khởi động 5’
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Quan sát tranh khởi động.
- Suy nghĩ thảo luận theo cặp hoặc theo bàn: Có cách nào đếm số khối lập phương dễ dàng và ít nhầm lẫn không?
- Chia sẻ trước lóp.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS cách đếm số khối lập phương theo cách gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đếm.
3. Hoạt động hình thành kiến thức 10’
1. GV hướng dẫn HS đếm 10, 20, 30 khối lập phương (như một thao tác mẫu)
- GV lấy 10 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 10 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh; nói: “mười”; gắn thẻ chữ “mười”, thẻ số “10”.
- GV lấy 20 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 20 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh, 20 khối lập phương thành 2 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương; chỉ vào từng thanh đếm: “mười, hai mươi”; gắn thẻ chữ “hai mươi”, thẻ số “20”.
- GV giới thiệu: Khi có nhiều khối lập phương, các em có thể đếm từ ỉ đến 20 nhưng cũng có thể gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi”. Cách đếm này sẽ giúp chúng ta ít nhầm lẫn hơn.
- Tương tự như vậy, GV lấy 30 khối lập phương xếp thành 3 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi, ba mươi” và trả lời có 30 khối lập phương; gắn thẻ chữ “ba mươi”, thẻ số “30”.
- HS thực hành đếm khối lập phương:
- HS thực hiện theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả.
- GV có thể giao cho mỗi nhóm một số khối lập phương rời có số lượng khác nhau (chẳnghạn: nhóm 1: 40; nhóm 2: 50; ...; nhóm 6: 90).
- HS báo cáo kết quả, nói cách đếm của nhóm.
- GV nhận xét, gắn kết quả lên bảng, HS chỉ vào từng thanh đếm, đọc số Chẳng hạn: chỉ vào 4 thanh; đếm: “mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi”; nói “Có 40 khối lập phương”.
2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
- HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu cua GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 70 khối lập phương (7 thanh), lấy thẻ số 70 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy.
4. Hoạt động thực hành, luyện tập 5’
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đem số lượng hạt, nói kết quả: “Có ba mươi hạt vòng”, đặt thẻ số 30 bên cạnh các chuỗi vòng.
- GV đật câu hỏi để HS chia sẻ cách làm và nhận ra để đếm có tất cả bao nhiêu hạt vòng, ta nhận xét 3 chuỗi vòng giống nhau đều có 10 hạt vòng. Ta đếm mười, hai mươi, ba mươi. Có tất cả ba mươi hạt vòng.
- Đếm số lượng viên kẹo, nói kết quả: “Có bốn mươi viên kẹo”, đặt thẻ số 40 bên cạnh các túi kẹo.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
- HS nêu số còn thiếu trên mỗi quả chuông ghi dấu “?”, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
- HS đọc các số từ 10, 20,..., 90 và ngược lại: 90, 80,..., 10.
5. Hoạt động vận dụng 5’
Bài 3. HS thực hiện theo nhóm bàn, mỗi HS chọn một thẻ số trong các thẻ số: 10, 20, ..., 90 rồi lấy đủ số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, HS A chọn thẻ 40 thì HS A sẽ lấy ra đủ 40 que tính, hoặc 40 khối lập phương,...
5. Củng cố, dặn dò 3’
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Khi phải đếm nhiều đồ vật, em nhắc bạn nên đếm thế nào cho dễ dàng và chính xác.
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số 10 đến 90 được sử dụng trong các tình huống nào.
Thứ 5, ngày 28 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 103: uôi ươi (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá và chim.
- Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi
- Bộ đồ dùng TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 
- 1 HS đọc bài Hạt nắng bé con (bài 102).
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm có vần ui, vần ưi.
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần uôi, vần ươi. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 10’
2.1. Dạy vần uôi 
- GV viết bảng: âm đôi uô, chữ i. / HS (cá nhân, cả lớp); uô - i - uôi.
- HS nói: dòng suối. / Tiếng suối có vần uôi. / Phân tích vần uôi. / Đánh vần, đọc trơn: uô - i - uôi / sờ - uôi – suôi - sắc - suối / dòng suối.
2.2. Dạy vần ươi (như vần uôi): Chú ý: Vần ươi gồm âm đôi ươ và âm i. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. 
3. Luyện tập 18’
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uôi? Tiếng nào có vần ươi?) 
- GV chỉ từng từ ngữ, 1 HS, cả lớp đọc. 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
- HS báo cáo. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng chuối có vần uôi. Tiếng tươi có vần ươi,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp. . 
b) Viết vần: uôi, ươi 
- 1 HS đọc vần uôi, nói cách viết.
- GV vừa viết vần uôi vừa hướng dẫn: các con chữ cao 2 li, cách viết dấu mũ của ô, cách nối nét. / Làm tương tự với vần ươi.
- HS viết: uôi, ươi (2 lần). 
c) Viết tiếng: (dòng) suối, (quả) bưởi (như mục b).
- GV vừa viết mẫu tiếng suối vừa hướng dẫn: chữ s cao hơn 1 li; chú ý nét nối giữa các con chữ; dấu sắc đặt trên ô. / Làm tương tự với bưởi. 
- HS viết: (dòng) suối, (quả) bưởi (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 32’
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Cá và chim: Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thế mà cá và chim vẫn trò chuyện, kết bạn cùng nhau, đi chơi cùng nhau. Các em cùng lắng nghe để biết cá và chim trò chuyện thế nào.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): bơi dưới suối, hót trên cây, biết bơi, xuống đây, đôi cánh, bay trên trời, thích lắm.
d) Luyện đọc câu, đoạn 
- GV: Bài có mấy câu văn, bao nhiêu dòng thơ? (4 câu văn, 13 dòng thơ). 
- GV chỉ từng câu văn, từng khổ thơ cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu văn, từng khổ thơ (cá nhân, từng cặp): (Đọc cá nhân) HS 1 đọc câu đầu: Cả bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: HS 2 đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá). HS 3 đọc tiếp câu: Chim trả lời: và 4 dòng thơ (lời chim). HS 4 đọc câu: Cá nói: và 5 dòng thơ (lời cá). HS 5 đọc câu văn cuối cùng. (Đọc từng cặp). Cặp thứ nhất đọc câu đầu: Cá bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: Cặp thứ hai đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá)... 
e) Thi đọc theo lời nhân vật
- GV: Bài Cả và chim là lời trò chuyện giữa cá và chim. Để đọc đúng vai, các em cần xác định những câu văn nào là lời người dẫn chuyện, những câu thơ nào là lời cá, lời chim. GV chỉ bài đọc trên bảng, cùng HS xác định:
+ Lời dẫn chuyện; 4 câu văn. 
+ Lời cá rủ chim (4 dòng thơ): Này bạn chìm gì? . Thích lắm! 
+ Lời chim (4 dòng thơ); Ôi bạn cả ơi! ... Chim bay trên trời, + Lời cá (5 dòng thơ): Không lo chim ơi! ... Thích lắm!
- Từng tốp (mỗi tốp 3 HS) nhìn SGK cùng luyện đọc theo vai. 
- Một vài tốp thi đọc theo vai. Cả lớp và GV nhận xét. 
- 1 HS đọc cả bài./ Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc. 
- GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. /1 HS làm mẫu: a) Cả - 2) bơi dưới suối. 
- HS làm bài trong VBT. 
-1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp đọc lại kết quả: 
a) Cá - 2) bơi dưới suối. 
b) Chim - 3) bay trên trời. 
c) Cá và chim - 1) cùng đi chơi. 
* 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_1_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan