Giáo án Khối 1 (Buổi sáng) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

TOÁN

Bài 14: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).

- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5P)

- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.

+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; Có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ.

- GV hướng dần HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 15P)

1. HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính. Gộp lại (cả hai tay) và đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính.

- HS nói, chẳng hạn: “Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính. Có tất cả 5 que tính”.

2. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có. Có. Có tất cả.

3. Hoạt động cả lớp:

 

doc19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối 1 (Buổi sáng) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nói được tên lớp học và các đồ dùng trong lớp học. Các thành viên trong lớp học và các nhiệm vụ của họ. 
- HS kể tên được một số hoạt động chính của lớp học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học, các thành viên và hoạt động trong lớp học.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học, hoạt động ở lớp học.
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch, đẹp.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách đồ dùng học tập trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU ( 5P)
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về lớp học: Lớp chúng mình.
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói với các em điều gì về lớp học?
	GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình. 
1. Giới thiệu lớp học của em ( 
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI ( 15P)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp học của bạn An
	* Mục tiêu
- Kể được tên các thành viên và đồ dùng trong lớp học bạn An.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và đồ dùng trong lớp học.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở trang 28,29 trong SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Lớp bạn An có những ai? Họ đang làm gì?
+ Trong lớp có những đồ dùng gì? Chúng được sắp đặt như thế nào? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. HS nói được: 
+ Lớp bạn An có thầy/ cô giáo và các bạn HS. Thầy/ cô giáo hướng dẫn HS học tập, HS hát, vẽ, 
+ Trong lớp bạn An có nhiều đồ dùng như: bảng, bàn ghế GV và HS, quạt trần, tủ đồ dùng, 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (15P)
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về lớp học của mình 
	* Mục tiêu
- Nêu được tên lớp học và 1 số đồ dùng trong lớp học của mình.
- Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về lớp học và các thành viên trong lớp học. 
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Một số HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau: 
+ Nêu tên lớp học của chúng mình. 
+ Lớp học có những đồ dùng gì? Chúng được sắp xếp như thế nào? 
+ Nói về các thành viên trong lớp học ( tên và nhiệm vụ chính của họ). 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV bình luận, hoàn thiện các câu hỏi và câu trả lời của HS.
- GV hỏi cả lớp: Các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học?
- Một số HS trả lời, HS khác bổ sung, GV gợi ý và hoàn thiện câu trả lời.
	Gợi ý: 
- Hai thành viên chính trong lớp học là GV và HS. Nhiệm vụ chính của GV là dạy học, nhiệm vụ chính của HS là học tập. 
- Để giữ gìn đồ dùng trong lớp học, HS sắp xếp đồ dùng đúng chỗ; lau chùi và bảo quản đồ dùng; không viết, vẽ bậy lên đồ dùng,  ; sử dụng đồ dùng đúng cách;  
- HS làm câu 1, 2 của Bài tập 4 (VBT). 
TOÁN
 Bài 14: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác thêm, củng cố cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa thêm) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa thêm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động(5P)
- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 4 quả bóng trong rổ. Thêm 1 quả bóng. Có tất cả 5 quả bóng trong rổ.
- GV hướng dần HS xem tranh, giao nhiệm vụ cho HS và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 10P)
1. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- HS thao tác trên que tính: Lấy ra 4 que tính. Lấy thêm 1 que tính. Đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính?
- HS nói: “Có 4 que tính. Thêm 1 que tính. Có tất cả 5 que tính”.
2. GV lưu ý hướng dần HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Thêm... Có tất cả...
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn đế diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- HS nhìn 4 + 1-5, đọc bốn cộng một bằng năm.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 4+1=5.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, HS nêu phép cộng tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn: “Có 3 ngón tay. Thêm 2 ngón tay. Có tất cả mấy ngón tay? Bạn nào nêu được phép cộng?”. HS gài phép tính 3 + 2 = 5 vào thanh gài.
- Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập( 10P)
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:
+ Có 1 con ong, thêm 1 con ong bay đến. Có tất cả bao nhiêu con ong?
+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 1 + 1 = 2 vào vở.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu: Có... Thêm... Có tất cả...
Bài 2
- Cá nhân HS quan sát các tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng rranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3. Cá nhân HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh. Chia sẻ trước lóp. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mầu câu khi nói: Cớ... Thêm... Có tất cả...
D. Hoạt động vận dụng (5P)
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: Hà có 5 cái kẹo. Mẹ cho thêm 1 cái kẹo. Hà có tất cả mấy cái kẹo?
E. Củng cố, dặn dò(5P)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TIÊNG VIỆT
BÀI 30: u - ư
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các âm và chữ cái u, ư; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có u, ư. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm u, âm . 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chó xù. 
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: u, ư, tủ, sư tử. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Thẻ để HS viết ý đúng: 2 hay 12 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- Cho học sinh viết bảng con: tr, ch, cha, tre
- Gv nhận xét.
B. BÀI MỚI:
3.2. Tập đọc (BT 3) (15P)
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Chó xù: Chó xù là loài chó có bộ lông xù lên. Sư tử cũng có lông bờm xù lên. Các em cùng đọc bài để biết chuyện gì xảy ra giữa chó xù và sư tử.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: chó xù, lừ lừ, ra ngõ, ngỡ, sư tử, ngó, mi, sợ quá. 
- GV. giải nghĩa: lừ lừ (đi chậm chạp, lặng lẽ), ngỡ (nghĩ là như thế nhưng sự thật không phải là thế), ngó (nhìn).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? / GV chỉ từng câu, HS đếm: 7 câu. 
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 3 câu) (theo cặp / tổ). 
g) Thi đọc theo vai 
- (Làm mẫu): GV (người dẫn chuyển) cùng 2 HS (vai chó xù, sư tử) đọc mẫu. 
- Từng tốp 3 HS luyện đọc theo 3 vai.
- Vài tốp Thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ). 
h) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC. HS đọc từng ý a, b của BT. 
- HS khoanh tròn ý đúng trong VBT hoặc ghi ý mình chọn lên thẻ. 
- GV: Ý nào đúng? HS giơ thẻ. GV: 
+ Ý a đúng (Lũ gà ngỡ chó xù là sư tử).
+ Ý b sai (Vì sư tử biết rõ chó xù không phải là sự tử nên mới hỏi đầy đe doạ: “Mi mà là sư tử à?”).
- HS đọc kết quả: Ý a đúng. Ý b sai. 
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4) (15P)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng vừa học: u, ư, tủ, sư tử. 
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
- Chữ u: cao 2 li; gồm 1 nét hất, 2 nét móc ngược. Chú ý: nét móc ngược 1 rộng hơn nét móc ngược 2.
- Chữ : như u nhưng thêm 1 nét râu như ở (không nhỏ quá hoặc to quá). 
- Tiếng tủ: viết chữ t trước, u sau, dấu hỏi đặt trên u. 
- Thực hiện tương tự với các tiếng sư tử. 
c) HS viết bảng con: u, ư (2 – 3 lần). Sau đó viết: tủ, sư tử.
4. Củng cố, dặn dò
- GV chỉ cho HS đọc 1 số tiếng để HS đọc.
- Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ học.
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 31: ua - ưa
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các âm và chữ ua, ưa; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ua, ưa. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm ua, âm ưa. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Thỏ thua rùa. 
- Viết trên bảng con các chữ, tiếng: ua, ưa, cua, ngựa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
 2 HS đọc bài Tập đọc Chó xù (bài 30).
B. DẠY BÀI MỚI (30P)
1. Giới thiệu bài: âm và chữ ua, ra. 
- GV chỉ từng chữ trong tên bài, phát âm mẫu cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Âm ua và chữ ua
- HS, nhìn hình, nói: Con cua/ Nhận biết chữ cua: c, ua; đọc: cua. 
- Phân tích tiếng cua: gồm có âm c, âm ua. / Đánh vần và đọc tiếng: cờ - ua - cua / cua.
2.2. Âm ưa và chữ ưa: HS nhận biết: ng, ưa, dấu nặng; đọc: ngựa. / Phân tích tiếng ngựa. / Đánh vần và đọc tiếng: ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa / ngựa.
- Hs đính bảng cài
- Gv nhận xét.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm ua? Tiếng nào có âm ưa?)
- Thực hiện như các bài trước. Cuối cùng, GV chỉ từng chữ in đậm, HS đồng thanh: Tiếng dưa (đỏ) có âm ra. Tiếng rùa có âm ua...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm ua (đùa, múa, lụa, lúa,...); có âm ưa (cưa, chứa, hứa, nứa, vựa,...).
* Củng cố: HS nói 2 chữ mới học: ua, ưa; 2 tiếng mới học: cua, ngựa. GV chỉ mô hình tiếng cua, ngựa, HS đánh vần, đọc trơn.
HS tìm ua, ra trong bộ chữ, cài lên bảng, báo cáo kết quả. 
 Thứ Năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 31: ua - ưa
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các âm và chữ ua, ưa; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ua, ưa. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm ua, âm ưa. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Thỏ thua rùa. 
- Viết trên bảng con các chữ, tiếng: ua, ưa, cua, ngựa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
KIỂM TRA BÀI CŨ: (3P)
- 2 HS đọc bài Tập đọc Chó xù (bài 30).
- Gv nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI 
3.2. Tập đọc (BT 3) (15P)
a) GV giới thiệu bài Thỏ thua rùa (1): Các em có biết rùa là con vật thế nào, thỏ là con vật thế nào không? (Rùa bò rất chậm. Thỏ phi rất nhanh). GV: Thế mà khi thi chạy, thỏ lại thua rùa. Vì sao vậy? Các em hãy cùng nghe câu chuyện.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): thua rùa, bờ hồ, đùa, thi đi bộ, chả sợ, thi thì thi, phi như gió.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 9 câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng. (Đọc liền 2 câu (Rùa chả sợ: “Thi thì thi!”); hoặc liền 3 câu ý nghĩ của thỏ ở cuối bài.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài 
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu). 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV chỉ từng cụm từ cho cả lớp đọc. 
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT.
- 1 HS báo cáo kết quả, GV giúp HS nối ghép các cụm từ trên bảng lớp: a-2) Thỏ rủ rùa thi đi bộ. b-1) Rùa chả sợ thi. Cả lớp đọc lại kết quả.
- GV: Qua bài đọc, em biết gì về tính tình thỏ? (Thỏ rất xem thường rùa, chủ quan, kiêu ngạo cho là mình có tài chạy nhanh).
- Chính vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo mà kết thúc cuộc thi, người thắng không phải là thỏ. Các em sẽ biết kết thúc của câu chuyện khi đọc đoạn 2.
3.3. Tập viết (bảng con – BT 4) (15P)
a) HS đọc các chữ, tiếng vừa học. 
b) GV vừa viết mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn 
- ua: là chữ ghép từ hai chữ u và a, đều cao 2 li. 
- ưa: chỉ khác là ở nét râu trên ư. 
- cua: viết c trước, ta sau. Chú ý nét nối giữa c và ua. 
- ngựa: viết ng trước, ưa sau; dấu nặng đặt dưới ư. 
c) HS viết: ua, ưa (2 lần). Viết: cua, ngựa.
4. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV chỉ cho HS đọc 1 số tiếng để HS đọc.
- Kể lại chuyện Thỏ và Rùa cho người thân nghe.
- Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ học.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 30, 31)
I. MỤC TIÊU
- Tô đúng, viết đúng các chữ u, ư, ua, ưa, và các tiếng tủ, sư tử, cua, ngựa ở bài 30, 31 – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các chữ mẫu u, u, ua, ưa đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: (5P)GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Luyện tập (25P)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các chữ, tiếng: u, tủ, ư, sư tử / ua, cua, ưa, ngựa. 
b) Tập tô, tập viết: u, tủ, ư, sư tử 
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Chữ u: cao 2 li, gồm 1 nét hất, 2 nét móc ngược. 
+ Tiếng tủ: viết t trước, u sau, dấu hỏi đặt trên u.
+ Chữ ư: giống chữ u nhưng có thêm nét râu. 
+ Từ sư tử: viết s trước, ư sau. Sau đó viết t, ư, dấu hỏi đặt trên ư. 
- HS tập tô, tập viết: u, tủ, ư, sư tử trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập tô, tập viết: ua, cua, ưa, ngựa (như mục b) 
- GV hướng dẫn: 
+ ua: là chữ ghép từ hai chữ u và a, đều cao 2 li. 
+ cua: viết c trước, ua sau. 
+ ưa: là chữ ghép từ hai chữ ư và a. 
+ ngựa: viết ng, ưa, dấu nặng đặt dưới ư. 
- HS tập tô, tập viết: ua, cua, ưa, ngựa; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò(5P)
- GV chỉ cho HS đọc 1 số tiếng để HS đọc.
- Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ học.
Đạo đức
BÀI 3: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( Tiết 1)
I . MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt một số yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Giải thích được vì sao cần học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Mẫu “ Phiếu nhắc việc” của GV.
- Đồng hồ báo thức theo nhóm HS.
- Bộ giấy, kéo, bút làm “ Phiếu nhắc việc” cho HS.
- Máy tính, ti vi
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KHỞI ĐỘNG ( 2P)
Cả lớp hát bài: Bài thể dục buổi sáng 
Vận động theo nhạc
2. BÀI MỚI: (30 P)
LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu: 
- HS nhận xét, bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với các hành vi
đúng giờ hoặc không đúng giờ. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán. 
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS quan sát và nêu nội dung các bức tranh. 
- GV nêu lại nội dung các bức tranh:
+ Tranh 1: Sau khi đi học về, Lan vứt cặp sách xuống sàn nhà và ngồi chơi lắp ghép, Mẹ Lan hỏi: Giờ này con vẫn chưa tắm à?
+ Tranh 2: Tiến đang chơi bị cùng các bạn thì đến giờ về nhà. Các bạn rủ Tiến ngồi chơi thêm, nhưng Tiến trả lời: Không, đến giờ tớ phải về rồi! 
+Tranh 3: Sáng mai, Trung cùng các bạn đi tham quan buổi sáng. Trung nhờ me đặt giờ báo thức giúp. 
- GV nêu câu hỏi thảo luận: 
1) Bạn trong tranh đang làm gì? 
2) Em có tán thành việc làm đó hay không? Vì sao? 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, có thể dưới hình thức đóng vai.
- GV kết luận: 
+ Tranh 1:Lan mải chơi, chưa tắm. Em không tán thành việc làm đó vì chưa đúng giờ. 
+ Tranh 2: Tiến nhớ đến giờ phải về nhà. Em tán thành việc làm đúng giờ. 
+ Tranh 3: Trung nhờ mẹ hướng dẫn cách đặt chuông để làm việc đúng giờ. Đó là việc nên làm. Em tán thành các việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và không tán thành các việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ của người xung quanh. 
Lưu ý: GV có thể nêu các hành vi đúng giờ và không đúng giờ xảy ra ở lớp, ở trường khi nhận xét hành vi. 
Hoạt động 2: Tự liên hệ 
* Mục tiêu: 
- HS biết tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt của bản thân. - HS được phát phiển năng lực tư duy phê phán. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đối theo gợi ý sau: 
1) Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ? 
2) Những việc làm nào bạn chưa đúng giờ? 
- HS chia sẻ theo nhóm đôi. 
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp. 
- GV khen những HS đã luôn đúng giờ trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt.
VẬN DỤNG
 Vận dụng trong giờ học: Cùng bạn làm phiếu nhắc việc.
- GV giới thiệu một số mẫu phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi: 
1) Những thông tin nào được ghi trên phiếu nhắc việc.
2) Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ? 
- HS quan sát mẫu phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi. 
- GV kết luận: Trên phiếu nhắc việc cần ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ),
việc em cần làm (vẽ) và có thể ghi địa điểm. 
- GV hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy, ghi ngày và thông tin
cần nhớ, trang trí phiếu nhắc việc theo ý thích. 
- HS làm phiếu nhắc việc. 
- Triển lãm sản phẩm hoặc HS giới thiệu sản phẩm của mình. 
- GV nhắc nhở HS sử dụng phiếu nhắc việc của mình. 
Lưu ý: GV có thể giới thiệu một số mẫu nhắc việc khác nhau. 
Vận dụng sau giờ học:
- GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. 
- GV phân công HS giám sát việc thực hiện đúng giờ/nhắc việc ở lớp theo chế độ trực tuần luân phiên. HS có nhiệm vụ theo dõi và nhắc các bạn chưa đúng giờ, báo cáo kết quả tuần trong giờ sinh hoạt lớp. Sau hai tháng, khi HS đã có thói quen đúng giờ, giảm số lượng bạn giám sát dần cho đến khi chỉ còn hai bạn phụ trách theo tuần, cũng theo chế độ luân phiên. 
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ, phiếu nhắc
việc ở nhà, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện đúng giờ, đúng lúc của con khi ở nhà. 
- HS tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ ở nhà và ở lớp bằng cách mỗi ngày thả một viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng “Tự đánh giá”.
Việc tốt
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Kết quả
Đúng giờ ở nhà






Đúng giờ ở trường







TỔNG KẾT BÀI HỌC
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1 trang 18. 
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
Thứ Sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 32: KỂ CHUYỆN
DÊ CON NGHE LỜI MẸ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi đàn dê con thông minh, ngoan ngoãn, biết nghe lời mẹ nên không mắc lừa con sói gian ác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, ti vi
- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- GV đưa lên bảng 4 tranh minh hoạ truyện Kiến và bồ câu (bài 26), kiểm tra: HS 1 kể chuyện theo tranh. HS 2 nói lời khuyên của truyện. 
 B. DẠY BÀI MỚI: (30P)
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ: Dê mẹ có một đàn con đông đúc. Các em hãy xem tranh, đoán nội dung câu chuyện. (Dê mẹ dặn dò con trước khi ra khỏi nhà. Sói muốn đàn dê mở cửa nhưng để không mở)...
1.2. Giới thiệu chuyện: Bầy dê con trong câu chuyện Dê con nghe lời mẹ rất ngoan. Chúng luôn ghi nhớ lời mẹ dặn. Nhờ nghe lời mẹ, bầy dê đã tránh được tại hoạ. Các em hãy lắng nghe để biết sự việc đã diễn ra thế nào.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Kể 3 lần (như đã hướng dẫn). Đoạn 1 (lời dê mẹ dặn con, bài hát của dê mẹ): giọng kể ấm áp, nhẹ nhàng. 
Đoạn 2 (sói rình ngoài cửa, giả làm dê mẹ lừa bầy dê con): giọng kể hồi hộp.
Đoạn 3, 4 (đàn dê con khôn ngoan, không bị mắc lừa, khiến sói phải lủi mất): giọng hào hứng. Đoạn 5 (dê mẹ trở về, kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_1_buoi_sang_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan