Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 22

1.Ổn định

 2.KTBC

-Gọi HS lên KTBC:

 +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?

 +Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ?

-Nhận xét, ghi điểm.

3.Bài mới

-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.

+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đỗ,lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,…)
 -Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 -Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II.Đồ dùng dạy học
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
 -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
 -Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
 2.KTBC
-GV gọi HS lên kiểm tra bài.
 +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
 +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.
-Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.
-Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm.
-Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng.
+Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ?
a. Giới thiệu bài:
Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta không những chỉ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây ra rất nhiều điều bất tiện. Âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
ØHoạt động 1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
-Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
-GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,..
Ø Hoạt động 2: Em thích và không thích những âm thanh nào?
-GV giới thiệu hoạt động: Âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích nhưng người kia lại không thích. Các em thì sao ? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ?
-Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp.
-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích và 1 âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích tại sao.
-Nhận xét, khen ngợi những HS biết đánh giá âm thanh.
-GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp.
ØHoạt động 3: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
-GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào ?
-GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi mà các em thích.
-GV hỏi:
 +Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ?
 +Hiện nay có những cách ghi âm nào ?
-Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết thứ 2 trang 87.
-GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.
3.Củng cố
-GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa”
-GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau.
-Tổ chức cho các nhóm biểu diễn.
-Tổng kết: Nhóm nào tạo ra được nhiều âm thanh trầm bỗng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”.
-Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-HS lên trả lời câu hỏi.
-HS nghe GV hướng dẫn trò chơi.
-HS tham gia.
Ví dụ:
 +Đồng hồ – tích tắc
 +Gà kêu – chíp chíp
 +Gà gáy – ò ó o
 +Lá rơi – xào xạc
+Cuộc sống sẽ buồn chán vì không có tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng chim hót, tiếng gà gáy….
-HS nghe.
-HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh ghi vào giấy.
-HS trình bày:
 +Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được giáo viên giảng bài, GV hiểu được HS nói gì.
 +Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu…
 +Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt…
-Âm thanh rất quan trọng đối với cuộc sống.
-HS nghe và suy nghĩ câu hỏi.
-Hoạt động cá nhân.
-Vài HS trình bày ý kiến của mình.
 +Em thích nghe nhạc những lúc rảnh rỗi, vì tiếng nhạc làm cho em cảm thấy vui, thoải mái.
 +Em không thích nghe tiếng còi ô tô hú chữa cháy vì nó rất chói tai và em biết lại có một đám cháy, gây thiệt hại về người và của.
 +Em thích nghe tiếng chim hót, tiếng chim hót làm cho ta có cảm giác bình yên và vui vẻ.
 +Em không thích tiếng máy cưa gỗ vì nó cứ xoèn xoẹt suốt ngày rất nhức đầu,…
-HS nghe.
-HS trả lời theo ý thích của bản thân.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời:
 +Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
 +Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
 +Hiện nay người ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.
-HS nghe và làm theo hướng dẫn của GV.
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS nghe.
-HS nghe phổ biến.
-HS tham gia biểu diễn.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
 (tiếp theo) 
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Biết được một số loại tiếng ồn.
 -Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống.
 -Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn.
 -Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK.
 -Các tình huống ghi sẵn vào giấy.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định 
 2.KTBC
-Gọi HS lên KTBC:
 +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
 +Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ?
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới
-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.
+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.
-GV hỏi:
 +Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó ?
 *Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Chúng là loại tiếng ồn có tác hại.Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn ? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
 ØHoạt động 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu : Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 +Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?
 +Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ?
-GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
-Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
-GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ?
-Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, … cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
 ØHoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:
 +Tiếng ồn có tác hại gì ?
 +Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.
-Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.
 ØHoạt động 3: Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn
-Cho HS thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
-Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
-GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.
-Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.
3.Củng cố
-GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”
-GV đưa ra tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.
-Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.
-GV cho HS nhận xét và tuyên dương.
4.Dặn dò
-Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
-Nhận xét tiết học.
-Hs hát
-HS trả lời.
-Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.
-Kết quả có thể là:
 Ưa thích
Không ưa thích
-Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.
-Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.
 +Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.
-HS nghe.
-HS thảo luân nhóm 4.
-HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.
-HS trình bày kết quả:
 +Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
 +Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng ………
-HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên.
-Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
+Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
 +Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
-HS nghe.
-HS thảo luận cặp đôi.
-HS trình bày kết quả;
 +Những việc nên làm: Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.
 +Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa…. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.
-HS tham gia trò chơi.
-HS nghe.
-HS đóng vai.
-HS nhận xét, tuyên dương bạn.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
CHÂU ÂU. 
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu.
	- Mô tả những đặc điểm trên lược đồ, bản đồ.
- Nhận xét cảnh quan thiên nhiên Châu Âu.
- Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu.
	- Giáo dục lòng say mê tìm hiểu địa lí.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu.
+ HS: 
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Một số nước ở Châu Á”.
Đánh giá, nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Một số nước ở châu Á.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn Châu Âu.
Phương pháp: Nghiên cứu bảng số liệu, hỏi đáp.
Bổ sung so sánh với Châu Á.
v	Hoạt động 2: Thiên nhiên Châu Âu có gì đặc biệt?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan.
Bổ sung: Mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều khu thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu.
v	Hoạt động 3: Cư dân và hoạt động kinh tế Châu Âu.
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
Thông báo đặc điểm dân cư Châu Âu.
Bổ sung: 
	  Điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
	  Các sản phẩm nổi tiếng.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua
Nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Một số nước ở Châu Âu”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Làm việc với hình 1 và câu hỏi gợi ý để trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc.
	  Vị trí, giới hạn Châu Âu
	  Khí hậu Châu Âu
	  Dân số Châu Âu
	  Diện tích Châu Âu
	Hoạt động nhóm, lớp.
Quan sát hình 1. trong nhóm đọc tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn và vị trí của chúng.
Nêu đặc điểm các yếu tố tự nhiên đó.
Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Nhắc lại ý chính.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Quan sát hình 3.
Quan sát hình 4 và kể tên những hoạt động và sản xuất Þ Hoạt động sản xuất chủ yếu.
Hoạt động cá nhân.
Thi điền vào sơ đồ như trang 125/ SGK.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
BÀI 20: BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
 I. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS nêu được :
Biết cuối năm 1959- đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi”nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nơng thơn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)
Sử dụng bàn đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện
 II. Chuẩn bị: 
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Các hình minh họa của SGK.
Phiếu học tập của HS.
 III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đĩ nhận xét và cho điểm.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .
B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp
2.Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 1
HỒN CẢNH BÙNG NỔ PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” BẾN TRE
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên khởi nghĩa?
-1 HS đọc SGK: “Từ Trước sự tàn sát……… mạnh mẽ nhất”. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ-Diệm……
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét phần trả lời của hs.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV hỏi tiếp:
+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, cho HS lên chỉ tỉnh Bến Tre. Cung cấp thơng tin và tĩm tắt các ý của hoạt động 
+GV nêu : Để biết cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào.Các em tiếp tục tìm hiểu phần 2 SGK.
+HS lên chỉ tỉnh Bến Tre trên bản đồ.
+Một HS đọc SGK từ “Ngày 17-1-1960……lúng túng “.Cả lớp đọc thầm theo.
Hoạt động 2
PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” CỦA NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhĩm bàn với
- HS làm việc theo nhĩm bàn. Lần lượt từng
 yêu cầu: Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre. 
 em trình bày1 phần diễn biến của phong trào Đồng Khởi trước nhĩm, các bạn trong nhĩm theo dõi và bổ sung cho nhau.
- GV đi giúp đỡ từng nhĩm, nêu các câu hỏi gợi ý cho HS định hướng các nội dung cần trình bày.
+ Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960 ở huyện Mỏ 
Cày.
- Hồn chỉnh diễn biến của phong trào “Đồng Khởi” theo các câu hỏi gợi ý của GV.
- Nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi 
nghĩa mở đầu cho phong trào đồng khởi ở Bến Tre 
+ Sự kiện này ảnh hướng gì đến các huyện khác ở bến Tre? Kết quả của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre.
+Phong trào lan nhanh ra các huyện khác….
+22xã được giải phĩng…..
+ Phong trào “Đồng Khởi” Bến Tre cĩ ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?
Phong trào đồng Khởi ở Bến Tre trở thành ngọn cờ tiên phong…………..
+ Ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” Bến Tre.
-Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội SG vào thế bị động lúng túng
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Đại diện mỗi nhĩm báo cáo, sau đĩ các nhĩm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đĩnêu kết luận. 
+HS nêu lại kết luận.
Kết kuận: Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thắng lợi làm động lực cho nhân dân miền Nam quyết tâm giành độc lập.
 +GV cung cấp thêm thơng tin để HS hiểu sự lớn mạnh của phong trào Đồng Khởi trong những năm 1959 đầu năm 1960.
 +GV hỏi thêm: Nhìn vào tranh ở SGK, em cĩ nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam?
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3.CỦNG CỐ- DẶN DỊ 
- GV yêu cầu HS phát biểu cảm 

File đính kèm:

  • docTUAN 22.doc