Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 14

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

 1) Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.

 2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 -Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

 t Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

t Cách tiến hành:

 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta đã làm sạch nước bằng cách nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường.
 t Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ?
 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?
 * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau:
 § Lọc nước bằng giấy lọc, bông, … lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
 § Lọc nước bằng cách khử trùng nước: Cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên cách này làm cho nước có mùi hắc.
 § Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết.
 -GV chuyển việc: Làm sạch nước rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ làm thí nghiệm làm sạch nước bằng phương pháp đơn giản.
 * Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. 
 t Mục tiêu: HS biết được hiệu quả của việc lọc nước.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm (nếu có) hoặc GV làm thí nghiệm yêu cầu HS qua sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
 1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?
 2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ?
 -GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của các nhóm.
 -Hỏi: 
 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ?
 2) Than bột có tác dụng gì ?
 3) Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ?
 -Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
 -GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2
 Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông, … đưa vào trạm bơm đợt một. Sa đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
 -Yêu cầu 2 đến 3 HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.
 * Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.
 * Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. 
 t Mục tiêu: Biết được vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống.
t Cách tiến hành:
 -Hỏi: Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
 -GV nhận xét, cho điểm HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
 -Hỏi: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.
-Trả lời:
1) Những cách làm sạch nước là:
+Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc.
+Dùng bình lọc nước.
+Dùng bông lót ở phễu để lọc.
+Dùng nước vôi trong.
+Dùng phèn chua.
+Dùng than củi.
+Đun sôi nước.
2) Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện, thảo luận và trả lời.
1) Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát, .. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.
2) Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
-Trả lời:
1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi.
2) Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước.
3) Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát, lắng nghe.
-2 đến 3 HS mô tả.
-Trả lời: Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
-Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 -Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện).
 -Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
 -HS chuẩn bị giấy, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
 2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
 t Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao.
 -Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
 -GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
 -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 2: Liên hệ.
 t Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
t Cách tiến hành:
 -Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa, … là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
 -GV gọi HS phát biểu.
 -GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
 t Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu câu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
 -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và giới thiệu. Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo.
 -GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.
+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.
+Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
+Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu.
-Thảo luận tìm đề tài.
-Vẽ tranh.
-Thảo luận về lời giới thiệu.
-HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
BÀI : GIAO THÔNG VẬN TẢI
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được các loại hình và phương tiện giao thông của nước ta .
Nhận biết được vai trò của đường bộ và vận chuyển bằng ô tô đối với việc chuyên chở hàng hóa và hành khách .
Nêu được một vài đặc điểm về sự phân bố mạng lưới giao thông của nước ta . 
Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông , các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn . 
Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bàn đồ Giao thông Việt Nam . 	-Phiếu học tập của HS .
GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
- Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khia thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu ? 
- Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển . 
- Kể tên các nhà máy thủy điện , nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay các em sẽ biết về Giao thông vận tải và ý nghĩa của nó đối với đời sống và sự phát triển xã hội . 
*Hoạt động 1 : Các loại hình và các phương tiện giao thông vận tải .
-Cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải .
+Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng .
+Phát phấn cho 2 em ở đầu hai bảng của 2 đội 
-Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một phương tiện giao thông .
-Hết thời gian đội nào kể được nhiều là đội thắng . 
-GV tổ chức cho HS 2 đội chơi .
-Nhận xét , tuyên dương 
*Hoạt động 2 : Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông .
-Treo biểu đồ và hỏi : 
+Biểu đồ biểu diễn cái gì ? 
+Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hóa vận chuyển được của loại hình giao thông nào ?
+Khối lượng hàng hóa được biểu diễn theo đơn vị nào ? 
+Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hóa ?
+Em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam ? 
+Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất ? 
-GV nêu . 
*Hoạt động 3 : Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta .
-Treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi . 
-GV nêu : Xem lược đồ để nhận biết về sự phân bố của các loại hình giao thông của nước ta .
-Yêu cầu làm việc theo nhóm .
-Cho trình bày 
-Nhận xét, chỉnh sửa 
*Hoạt động 4 : Trò chơi “ Thi chỉ đường “ 
-Cho HS thi chỉ đường : 
+Treo lược đồ giao thông vận tải yêu cầu cả lớp quan sát lược đồ trong SGK để nhớ xem mỗi con đường bắt đầu từ đâu đến đâu , đi qua những điểm giao thông nào .
-Chọn 3-5 HS lên tham gia thi chỉ đường .
-Chọn 3 HS làm giám khảo 
+Yêu cầu dưới lớp nêu câu hỏi nhờ HS thứ nhất chỉ đường . Mỗi HS trả lời 3 câu khi chỉ đường phải dùng lược đồ , chỉ theo chiều dài của đường từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc , không chỉ vào 1 điểm .
-Nhận xét và chấm điểm A,B cho từng câu . 
-GV tổng kết cuộc thi . 
3/Củng cố : Em biết gì về đường Hồ Chí Minh . Tổng kết tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học bài và chuẩn bị bài Thương mại và du lịch . 
- HS trả lời
Hs lắng nghe
-HS cả lớp hoạt độpng theo chủ trò (GV) 
+HS lên tham gia cuộc thi 
+Đường bộ: ô tô, xe máy , xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh … 
+Đường thủy: tàu thủy, ca nô, thuyền , sà lan …
-HS quan sát đọc tên biểu đồ và nêu : 
+Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình giao thông .
+Của các loại hình giao thông : đường sắt, đường ô tô, đường sông , đường biển … 
+Là triệu tấn 
*Đường sắt là 8,4 triệu tấn 
*Đường ô tô là 175,9 triệu tấn 
*Đường sông là 55,3 triệu tấn 
*Đường biển là 21,8 triệu tấn .
+Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất , chở được khối lượng hàng hóa nhiều nhất . 
+Một số HS nêu ý kiến : Vì ô tô có thể đi trên mọi địa hình , đến mọi địa điểm … 
+Đây là lược đồ giao thông Việt Nam 
-HS chia thành nhóm , mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận 
-2 nhóm trình bày , nhóm trình bày bài tập 2 phải sử dụng lược đồ . 
-HS cả lớp theo dõi kết quả làm việc của nhóm bạn nhận xét .
-HS làm việc cá nhân 
-HS dự thi trả lời câu hỏi của bạn dưới lớp 
*Mình đang ở Hà Nội đi ra Hải Phòng, mình có thể đi theo đường nào ?
+Từ Hà Nội bạn có thể đi ô tô theo đường quốc lộ 5 đến Hải Phòng, trên tuyến đường này có các ô tô chất lượng cao chạy rất an toàn và đảm bảo thời gian ….
*Cô mình đang ở Đà Nẵng muốn ra Hải Phòng chơi với mình , bạn hãy chỉ giúp đường cho cô được không ? 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
BÀI : THU ĐÔNG 1947
VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP “
I.MỤC TIÊU : 
Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 .
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc ) 	-Phiếu học tập 
Hình minh họa trong SGK . 	-Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi : 
HS 1 : Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp 
HS 2 : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? 
HS 3 : Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 . 
*Hoạt động 1 : Âm mưu của địch và chủ trương của ta .
-Yêu cầu làm việc cá nhân 
+Sau khi đánh chiếm Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì ? 
+Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó ? 
+Trước âm mưu của thực dân Pháp .Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì ? 
-GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 .
-Yêu cầu theo nhóm , đọc SGK , sau đó dựa vào lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó trình bày . 
+Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường ? Nêu cụ thể từng đường .
+Quân ta đã tiến công , chặn đánh quân địch như thế nào ? 
+Sau hơn 1 tháng tấn công lên Việt Bắc , quân địch rơi vào tình thế như thế nào ? 
+Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu , quân ta thu được kết quả ra sao ? 
-Cho HS trình bày diễn biến . 
-GV tuyên dương . 
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa về chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 .
-GV nêu các câu hỏi, HS trả lời , rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 .
+Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh của thực dân Pháp ? 
+Sau chiến dịch cơ quan đầu não của ta như thế nào ? 
+Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh truyền thống của nhân dân ta ? 
+Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước ? 
-GV tổng kết lại . 
3/Củng cố : Tại sao nói : Việt Bắc thu – đông 1947 là “ mồ chôn giặc Pháp “ ? 
-Nhận xét tiết học , tuyên dương 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc trình bày diễn biến trên sơ đồ , chuẩn bị bài Chiến thắng biên giới thu – đông 1950. 
- HS trả lời
Hs lắng nghe
-HS đọc SGK trả lời 
+Thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc .
+Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta … 
+Trung ương Đảng đã họp và quyết định : Phải phá tan chiến dịch tấn công mùa đông của giặc .
-Mỗi HS trình bày 1 ý kiến , HS khác theo dõi bổ sung . 
-Làm việc theo nhóm 4 , lần lượt từng HS chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến, HS nghe và góp ý 
+Bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường : 
*Binh đoàn quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn .
*Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn .
*Thủy binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang .
+Đánh địch cả 3 đường tấn công của chúng .
+Bị sa lầy ở Việt Bắc , địch buộc phải rút quân . Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đ1nh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng .
+Ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch , bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay, phá hủy hằng trăm xe cơ giới , tàu chiến, ca nô . 
-HS lên thi, lớp theo dõi , bình chọn bạn trình bày hay nhất . 
-HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến 
+Đã phá tan âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh … buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta .
+Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc .
+Cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh ki

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc