Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 54, Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (Phương pháp bàn tay nặn bột)

, Hoạt động 1: Quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau:(áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột)

* Bước 1: Tình huống xuất phát.

- Yêu cầu HS kể tên một số cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây me mà em biết

- Nhận xét

- Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Các em có thắc mắc gì không? Có câu hỏi nào mà mình muốn biết về cây con mọc lên từ một số bộ phận nào của cây mẹ.

- G chốt lại trên màn hình

* Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu

- Giáo viên yêu cầu các em hãy ghi lại những dự đoán của mình : Chồi mọc ra từ vị trí nào của thân, cành , lá, củ, rễ ghi vào nháp sau đó thống nhất dự đoán ghi vào phiếu nhóm

- Yêu cầu các nhóm trình bầy ý kiến của nhóm mình.

* Bước 3: Đề xuất phương án thực nghiệm:

- GV hỏi : Theo các em làm thế nào để kiểm tra điều các em dự đoán là đúng hay sai?

( lựa chọn phương án quan sát một số cây đã ươm sẵn)

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 54, Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (Phương pháp bàn tay nặn bột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
 Tiết 54 . bài : Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận
của cây mẹ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:	
 - Quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau và kể được tên một số cây con có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, thực hành trồng cây
 - Giáo dục học sinh ý thức trồng và chăm sóc các loài cây trong gia đình, trong trường.
* KNS: Kĩ năng quan sát, thực hành tìm ra được cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
- HS ươm sẵn một số cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ
- GV chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, dây khoai lang, cành rau ngót, ngọn mía , chậu đất ( theo nhóm ); phiếu học tập, máy chiếu
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kể tên một số cây mọc lên từ hạt ? 
- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1p) Các em đã biết một số cây con mọc lên từ hạt, cũng có những cây con không mọc lên từ hạt mà nó mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ . Đó là những loại cây nào và nó mọc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
2. Nội dung : (33p)
a, Hoạt động 1: Quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau:(áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột)
* Bước 1: Tình huống xuất phát.
- Yêu cầu HS kể tên một số cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây me mà em biết
- Nhận xét 
- Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Các em có thắc mắc gì không? Có câu hỏi nào mà mình muốn biết về cây con mọc lên từ một số bộ phận nào của cây mẹ.
- G chốt lại trên màn hình
* Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu
- Giáo viên yêu cầu các em hãy ghi lại những dự đoán của mình : Chồi mọc ra từ vị trí nào của thân, cành , lá, củ, rễ ghi vào nháp sau đó thống nhất dự đoán ghi vào phiếu nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bầy ý kiến của nhóm mình.
* Bước 3: Đề xuất phương án thực nghiệm:
- GV hỏi : Theo các em làm thế nào để kiểm tra điều các em dự đoán là đúng hay sai?
( lựa chọn phương án quan sát một số cây đã ươm sẵn)
* Bước 4: Tiến hành thực nghiệm:
- Giáo viên cho các em để một số cây đã ươm sẵn lên bàn (theo nhóm) tiến hành quan sát chồi của một số cây mọc ra từ vị trí nào trên thân, cành, lá, rễ và hoàn thành phiếu.
- Giáo viên quan sát và hỗ trợ các nhóm 
- Yêu cầu báo cáo kết quả quan sát 
- Các em thấy kết quả quan sát có đúng với dự đoán ban đầu không?
* Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV hỏi: Qua phần quan sát một số cây mà các em đã ươm sẵn, các em rút ra được điều gì?
- GV củng cố và ghi bảng: Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ, củ của cây mẹ 
- Cho HS quan sát một số cây chồi mọc ra thân, cành, lá, rễ, củ
b, Hoạt động 2: Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây me.
- GV nêu nhiệm vụ thực hành, chia 3 
tổ
- Nhắc nhở HS khi thực hành trồng cây cần đảm bảo an toàn và chú ý đến vệ sinh lớp học, vệ sinh chân, tay
- GV hỏi: Người ta sử dụng phần nào của mía để trồng?
- Người ta trồng hành bằng cách nào?
- Người ta trồng củ khoai tây như thế nào?
- Em hãy nêu cách trồng rau ngót?
- Lá bỏng được trồng như thế nào?
...
- GV quan sát giúp đỡ các em khi còn lúng túng
- GV nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của các em
- GV cho học sinh quan sát cách trồng một số cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây me.
- GV liên hệ với việc gieo trồng ở nhà
- GV hỏi:
+ Trồng cây có ích lợi gì? 
+ Vì sao chúng ta cần phải chăm sóc cây trồng?
+ Qua bài học hôm nay giúp em biết được điều gì?
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
G cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách điền nhanh kết quả vào phiếu
G kết luận
H trả lời (2,3 em)
H- G nhận xét đánh giá.
H làm việc cá nhân và nêu
H nêu câu hỏi về những điều muốn biết về cây con con thể mọc lên từ một số bộ phận của cây me.
Dự kiến câu hỏi của học sinh:
- Chồi ( cây con) mọc ra từ vị trí nào của lá?
- Chồi mọc ra từ vị trí nào của thân , cành?
- Chồi mọc ra từ vị trí nào của củ?
- Chồi mọc ra từ vị trí nào của rễ?
H làm việc cá nhân ghi lại dự đoán và thống nhất trong nhóm
Dự kiến một số ý kiến của HS:
- Chồi mọc ra từ mép lá ( lá bỏng hay sống đời, cây xương rồng...)
- Chồi mọc ra từ nách lá ( cây mía, cây rau ngót...)
- Chồi mọc ra ở chỗ lõm trên thân củ 
( củ khoai tây, củ gừng...)
- Chồi mọc ra từ phía đầu của củ ( củ hành, củ tỏi...)
- Chồi mọc ra từ rễ ( gừng, nghệ, ...)
- Đại diện nhóm trình bầy 
- HS đưa ra ý kiến : Cần quan sát tranh ảnh trong SGK
- HS đưa ra ý kiến : Quan sát một số cây đã ươm sẵn
- HS đưa ra : Thực hành trồng cây
- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên (theo nhóm) ghi lại kết quả quan sát vào phiếu
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát 
- HS trả lời
HS trả lời: Có nhiều cây, chồi mọc ra ở các vị trí khác nhau
- HS nhắc lại( vài em)
- HS quan sát trên may chiếu
- HS lên nhận chậu đất, một số cây thực hành trồng theo tổ
- HS thảo luận cách trồng một số cây có cây con mọc lên từ một số bộ phân của cây mẹ
- HS trả lời câu hỏi
- HS thực hành trồng cây 
- HS các tổ báo cáo kết quả thực hành
- HS quan sát trên máy chiếu
- HS nối tiếp nhau nêu việc gieo trồng ở nhà
- HS nêu ích lợi của việc trồng cây
- HS nhắc lại ND bài
H điền vào phiếu theo nhóm
H trình bầy
H nhận xét
- H nhắc lại tên bài học (2em)
- GV nhận xét giờ học - dặn dò về nhà
Khoa học
Tiết 29 . bài : thuỷ tinh
I . Mục tiêu: Sau bài học , học sinh biết:
- Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh
- Nêu được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh..
 + Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh
- Giáo dục học sinh biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh
*KNS: 
- Kĩ năng làm thí nghiệm
- Tổng hợp, phân tích thông tin để thấy được tính chất, công dụng của thủy tinh đối với con người
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV : cốc bằng thủy tinh, a xít, máy lửa, lọ thủy tinh chứa a xít, chai thủy tinh..; một số đồ dùng bằng thủy tinh chất lượng cao
- HS: bút da, Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
Nêu tính chất và công dụng của xi măng ?
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trong mỗi gia đình có rất nhiều đồ dùng làm từ các chất khác nhau như : nhựa, sứ, thủy tinh...Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về tính chất và công dụng của thủy tinh
2. Nội dung: 
a, Hoạt động 1: Tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao: (áp dụng PPBTNB)
*Bước 1: Tình huống xuất phát:
- Hãy kể tên các đồ dùng bằng thủy tính mà em biết:
- Trò chơi “Truyền điện” để học sinh kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh 
- Các em kể được rất nhiều những đồ dùng bằng thủy tinh . Bằng sự hiểu biết của mình các em có thắc mắc gì về tích chất của thủy tinh? Có câu hỏi nào mà các em muốn biết về thủy tinh không?
- GV kết luận trên màn hình
* Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu cuả học sinh:
- Yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết của mình về tính chất của thủy tinh thông thường vào nháp sau đó thống nhất dự đoán ghi vào phiếu.
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình về quan điểm trên 
- Từ những ý kiến ban đầu của học sinh do nhóm đề xuất, giáo viên tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn học sinh so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến mà các nhóm đưa ra ( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào nhóm)
* Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm:
- Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình là đúng hay sai các em phải làm như thế nào?
- Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả nhưng cách làm thí nghiệm là phù hợp nhất.
* Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu:
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm
- GV lần lượt hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
- GV nhận xét chung
- Thí nghiệm 1: Thủy tinh có bị cháy không?
- GV HD: Lấy thủy tinh hơ trên ngọn lửa một lúc ta thấy thủy tinh sẽ như thế nào?
- Thí nghiệm 2: Thủy tinh có bị a xít ăn mòn không?
( Riêng đối với thí nghiệm này GV không phát cho HS a xít, mà trực tiếp GV đến các nhóm để sẵn một ít a xít trong lọ bằng thủy tinh không để rớt ra ngoài sau đó cho HS quan sát )
-Thí nghiệm 3: Thủy tinh có dễ vỡ không? 
- Thông thường những đồ dùng bằng thủy tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ như thế nào?
- GV chốt lại
-Thí nghiệm 4: Thủy tinh có trong suốt không? 
+ GVHD: Nhìn xuyên qua cốc hoặc chai thủy tinh
+ Chai thủy tinh để lâu ngày ngoài trời mưa em thấy nó như thế nào?
* Bước 5: Kết luận kiến thức mới
- GV hỏi: Qua phần làm thí nghiệm , em rút ra tính chất gì của thủy tinh?
- Các em thấy kết quả làm thí nghiệm có đúng với dự đoán ban đầu không?
- GV chốt trên màn hình
- Kể tên một số đồ vật bằng thủy tinh?
- Thủy tinh được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
- Ngoài thủy tinh thông thường còn có thủy tinh chất lượng cao 
- Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao?
- GV chốt trên màn hình cho học sinh quan sát một số đồ dùng bằng thủy tinh chất lượng cao
- So sánh tính chất của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao?
- G chốt lại
b, Hoạt động 2: Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh và cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh..
- Thủy tinh được làm từ những vật liệu nào?
- GV cho học sinh quan sát cát trắng và một số vật liệu khác
- GV nêu qua cách sản xuất ra thủy tinh
- Khi sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh chúng ta cần chú ý điều gì?
3, Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Ai nhanh- ai đúng
- G Giới thiệu trò chơi- cách chơi
- G chốt lại trò chơi
- G nhận xét giờ học- xem trước bài :
Cao su
H nêu( 2hs)
H+G nhận xét
H lắng nghe
- H tham gia chơi
- Dự kiến câu hỏi của học sinh ( ghi vào phiếu)
+ Thủy tinh có bị cháy không?
+ Thủy tinh có bị a xít ăn mòn không?
+ Thủy tinh có bị gỉ không?
+ Thủy tinh có dễ vỡ không?
+ Thủy tinh có trong suốt không?
- HS hoạt động cá nhân dự đoán 
- HS làm việc cá nhân ghi vào nháp những điều em suy nghĩ , những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh 
- Sau đó thống nhất dự đoán ghi vào phiếu học tập theo nhóm.
Dự kiến một số ý kiến của học sinh:
+ Thủy tinh không bị cháy
+ Thủy tinh không bị a xít ăn mòn.
+ Thủy Tinh trong suốt.
+ Thủy tinh rất đễ vỡ.
+ Thủy tinh không bị gỉ.
+ Thủy tinh cứng.
- HS các nhóm trình bầy phiếu trên bảng lớp cử đại diện trình bầy
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến 
- H đề xuất các cách làm để kiểm tra dự đoán
VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, ... 
- H các nhóm nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát và rút ra kết luận sau mỗi thí nghiệm, điền vào phiếu học tập 
-H các nhóm báo cáo kết quả trước lớp
-H các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình
- HS thí nghiệm theo hướng dẫn
- HS rút ra kết luận:
+ Thủy tinh không cháy, không hút ẩm
- HS quan sát lọ thủy tinh chứa a xít và KL:
+ Thủy tinh không bị a xít ăn mòn.
- HS TL: sẽ vỡ
- Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh, HS lấy ví dụ về sự va chạm mạnh vào vật rắn:
VD : + Rơi cốc xuống sàn nhà
 + Va chạm cốc vào nhau
- HSKL: Thủy tinh cứng nhưng dễ vỡ
- HS cầm chai hoặc cốc bằng thủy tinh rồi nhìn xuyên qua 
- HS kết luận: Thủy tinh trong suốt
- HSTL: Sẽ bẩn, lau đi nó sẽ sáng trở lại
- KL: Thủy tinh không gỉ
- HSTL: Thủy tinh thường trong suốt không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn.
- HS nhắc lại
- Có
- HSTL: li, cốc , bóng đèn, cửa kính...
- Hai loại: Thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao.
- Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm...
- HS so sánh hoàn thành bảng ( theo nhóm)
- H trình bày trước lớp
- H nhận xét 
- Được làm từ cát trắng, và một số chất khác.
- HS quan sát 
H quan sát trên màn hình
- Trong khi sử dụng, lau, hoặc rửa chúng ta cần nhẹ nhàng , tránh va chạm mạnh.
 - H liên hệ với việc sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh ở nhà
H lần lượt từng em nêu miệng đáp án Đhoặc S
H nhận xét
- H nhắc lại nội dung bài

File đính kèm:

  • docBTNB - bai cay con co the moc len t­ mot so bo phan cua cay me.doc