Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt - Năm học 2015-2016

HĐ1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt:

*Mục tiêu: Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn.

- Chia nhóm bàn, mỗi bàn 1 nhóm.

- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm.

- Hướng dẫn bóc vỏ hạt, tách hạt làm 2 và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.

- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.

- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy

- Kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận bên ngoài cùng là vỏ hạt,phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi, phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.

- GV kết luận : Hạt gồm : Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Bước 2: GV yêu cầu làm bài tập 2.

- Em hãy đọc kĩ bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.

- GV kết luận : Đây là quá trình hạt mọc thành cây. Đầu tiên khi gieo hạt. Hạt phình lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất, xung quanh rễ mầm mọc ra rất nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, than mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xòe ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/03/2016
Ngày dạy :24/03/2016
Môn: Khoa học 
 Tiết: 
Bài: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT 
 I- Mục tiêu:Sau bài học, HS biết :
	 - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
	 - Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt dựa vào thực tế đã gieo hạt.
	 - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
 Kĩ năng: 
Rèn cho HS kĩ năng quan sát, thực hành.
HS biết cách gieo trồng các loại cây từ hạt.
 GDHS: 
HS yêu thích môn học.
Yêu thích các loài cây, có ý thức bảo vệ các loài cây.
 II-Chuẩn bị:
 - Hình trang 108- 109 SGK 
 - Cá nhân chuẩn bị ươm một số hạt lạc ở nhà.
 - PP quan sát, thực hành . 
 III- Các hoạt động dạy – học: 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1ph 
4ph
 1ph
 10
 9ph
 8ph
 3ph
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: “ Sự sinh sản của thực vật có hoa”
+ Thế nào là sự thụ phấn?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả được hình thành như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
 Giới thiệụ : 
H: Theo em cây con mọc lên từ đâu?
Nêu: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Từ hoa sẽ có hạt. Cây con có thể mọc lên từ hạt hay từ than, rễ, lá, của cây mẹ như trong thực tế các em thấy. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cây con mọc lên từ hạt như thế nào.
HĐ1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt: 
*Mục tiêu: Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn.
- Chia nhóm bàn, mỗi bàn 1 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm.
- Hướng dẫn bóc vỏ hạt, tách hạt làm 2 và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. 
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy
- Kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận bên ngoài cùng là vỏ hạt,phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi, phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.
- GV kết luận : Hạt gồm : Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. 
Bước 2: GV yêu cầu làm bài tập 2.
- Em hãy đọc kĩ bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV kết luận : Đây là quá trình hạt mọc thành cây. Đầu tiên khi gieo hạt. Hạt phình lên vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất, xung quanh rễ mầm mọc ra rất nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, than mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xòe ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn.
Qúa trình cây con mọc lên từ hạt:Vỏ hạt nứt ra -> Rễ mầm nhú ra nhiều -> Rễ con mọc ra từ rễ mầm -> Thân mầm chui lên khỏi mặt đất -> Chồi mầm sinh lá -> Lá mầm rụng -> Cây con đâm chồi -> Rễ mọc nhiều.
HĐ2: Điều kiện nảy mầm của hạt
* Mục tiêu :
 - HS nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành ở nhà.
* Cách tiến hành
Bước 1 Làm việc theo cá nhân.
- GV kiểm tra việc HS đã gieo hạt ở nhà như thế nào?
- GV yêu cầu HS giới thệu về cách gieo hạt của mình theo câu hỏi gợi ý sau:
 + Tên hạt được gieo.
 + Số hạt được gieo.
 + Số ngày gieo hạt.
 + Cách gieo hạt.
 + Kết quả.
Bước 2:
- Gọi HS trình bày và giới thiệu sản phẩm trước lớp.
- GV đưa ra 4 cốc ươm hạt của mình có ghi rõ các điều kiện ươm hạt.
Côc 1: Đất khô.
Cốc 2: Đất ẩm, nhiệt độ bình thường.
Cốc 3: Đặt ở dưới bóng đèn.
Cốc 4: Đặt vào tủ lạnh ( hoặc trong chậu nước.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng quan sát và nêu nhận xét về sự phát triển của hạt trong từng cốc.
- Hỏi:Qua 4 thí nghiệm về 4 cốc gieo hạt vừa rồi em có nhận xét gì về điều kiện nảy mầm của hạt?
- Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp tức là nhiệt độ phải không quá lạnh hoặc không quá nóng. Ngoài ra muốn cây sinh trưởng phát triển tốt, ta cũng cần lưu ý chọn những hạt giống tốt để gieo hạt.
HĐ3: Quá trình phát triển thành cây của hạt.
* Mục tiêu : Giúp HS : 
- Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt
* Cách tiến hành:
Bước 1 Làm việc theo nhóm (7 nhóm).
- Chia nhóm HS.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 7, trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gợi ý HS: Thảo luận và ghi ra giấy kết quả thảo luận về thông tin của từng hình vẽ. 
 VD: Hình a: bắt đầu gieo hạt mướp xuống đất.
Bước 2: Gọi các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
3.Hoạt động nối tiếp:
Nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ.
+ Hạt gồm có những bộ phận nào?
+ Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt?
- Nhận xét tiết học 
- Về học bài làm thực hành như yêu cầu thực hành trang 109 .
- Dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu về những loại cây nào có cây con không mọc lên từ hạt.
-Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
 - Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn.
- Sau khi thụ phấn,từ hạt phấn mọc ra ống phấn. Ống phấn đâm qua đầu nhụy, mọc dài ra đến noãn. Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Hiện tượng đó được gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng :
 - Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọthấp dẫn côn trùng.
+ Hoa thụ phấn nhờ gió:
 - Không có màu sắc đẹp, cánh hoa , đài hoa thường nhỏ hoặc không có. 
+ HS nhận xét.
+ Cây con mọc lên từ rễ, thân, lá, hạt.
+ Chia nhóm theo yêu cầu.
+ Nhận hạt và làm theo hướng dẫn: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen,) đã ươm ra làm đôi và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi , chất dinh dưỡng.
+ 2 HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ vào từng bộ phận của hạt.
+ HS quan sát hạt và lắng nghe.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập.
+ Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
KQ :Bài 2 : 2-b ; 3-a ; 4-e ; 5-c ; 6-d 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
+ HS lắng nghe.
+ Ghi nhớ.
+ HS trưng bày sản phẩm của mình trước mặt.
+ Lắng nghe và nắm nhiệm vụ.
+ 3 – 4 HS giới thiệu hạt mà mình gieo trồng. 
+ 4 HS lên bảng quan sát và đưa ra nhận xét.
- Cốc 1: Hạt không nảy mầm được.
- Cốc 2: Hạt nảy mầm bình thường.
- Cốc 3: Hạt cây không nảy mầm.
- Cốc 4: Hạt cây không nảy mầm.
+ Hạt nảy mầm được khi có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp
+ 7 HS đại diện cho 7 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Mỗi HS chỉ nói thông tin về một hình.
- Hình a: Hạt mướp khi bắt đầu gieo hạt.
- Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với hai lá mầm.
- Hình c: Hai lá mầm chưa rụng, cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc them nhiều lá mới.
- Hình d: Cây mướp đã bắt đầu ra hoa và kết quả.
- Hình e: Cây mướp phát triển mạnh, quả mướp lớn đến độ thu hoạch.
- Hình g: Qủa mướp già không thể ăn được nữa. Bổ dọc quả mướp ta thấy trong ruột có rất nhiều hạt.
- Hình h: Hạt mướp khi quả quả mướp đã già, khi vỏ chuyển sang màu nâu xỉn, bóc lớp xơ mướp ta được rất nhiều hạt màu cánh gián, có thể đem gieo trồng.

File đính kèm:

  • docxBai_53_Cay_con_moc_len_tu_hat.docx