Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt

 - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán ban đầu. Nhóm khác có thể nêu ý kiến( nếu có).

 - GV nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của HS sau đó GV đưa ra tên gọi chính xác từng thành phần của hạt: vỏ, chất dinh dưỡng, phôi( GV chú ý gạch chân những từ ngữ mà HS dùng chỉ cấu tạo của hạt trong các câu hỏi HS đề xuất ở bước 3)

 - HS nêu cấu tạo của hạt: Hạt gồm có vỏ, chất dinh dưỡng và phôi.

 - HS ghi cấu tạo của hạt vào vở.

 - HS chỉ cấu tạo của hạt trên màn hình.

 - HS nêu các công đoạn để gieo từ hạt thành cây mà em đã làm khi ươm cây.

 - GV tóm tắt quá trình phát triển từ hạt thành cây( GV kết hợp trình chiếu trên màn hình).

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
BÀI 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- Rèn cho HS các thao tác làm thí nghiệm, thực hành.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS ươm sẵn một số cây, nhất là những cây từ hạt.
- GV chuẩn bị cho HS một số vật dụng thí nghiệm như: dao cắt, một số loại hạt đã được ngâm nước…, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.
 - HS giới thiệu cây mình đã trồng được.
 - GV hỏi HS đã trồng cây đó từ gì và kết luận để đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Hạt có gì mà mọc thành cây?
 - HS suy nghĩ để giải đáp thắc mắc trên, GV ghi câu hỏi thắc mắc trên lên phần bảng tĩnh.
 - GV giới thiệu bài và nhắc HS ghi tên bài và câu hỏi nêu vấn đề vào vở thí nghiệm.
 Bước 2+3: Bộc lộ biểu tượng ban đầu, đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.
 - HS làm việc cá nhân: vẽ hoặc viết ý tưởng vào vở. Ví dụ: 
 + Hạt gồm vỏ hạt, mầm hạt, thân hạt.
 + Ngoài cùng của hạt là vỏ, tiếp theo là thịt rồi đến nhân.
 +Vẽ các lớp của hạt…
 - Từng HS trình bày ý tưởng trước lớp( GV chú ý những ý tưởng trùng nhau chỉ cần trình bày một lần) , HS khác kết hợp đề xuất câu hỏi sau mỗi ý tưởng( GV ghi các câu hỏi này vào phần bảng động). Ví dụ:
 1. Có phải trong hạt có nhiều rễ không?
 2. Có phải chỉ có vỏ, nhân, thịt không?
 3. Liệu trong hạt có nhiều rễ không?
 4. Trong hạt có mầm cây không?
 5. Trong hạt có gì mà nuôi được mầm cây?
 …..
 - GV nhận xét ý tưởng( Ví dụ: Như vậy, theo các em hạt đều có 3 thành phần đó là vỏ , tâm hoặc mầm và nhân…) và các câu hỏi mà HS đề xuất rồi hướng HS vào những câu hỏi nhằm trả lời câu hỏi nêu vấn đề( Ví dụ: Trong các câu hỏi các em vừa đề xuất, câu hỏi nào giúp ta giải đáp thắc mắc lớn của bài?). Những câu hỏi còn lại GV hẹn HS sẽ học tiếp sau hoặc có thể giải đáp nhanh nếu HS đã được học.
 - HS tạo thành nhóm 6 trong 1 phút để thảo luận phương án giải đáp các câu hỏi trọng tâm vừa đề xuất.
 - HS đại diện nhóm trình bày phương án thực hành, thí nghiệm, chú ý yêu cầu HS nêu dự đoán kết quả làm thí nghiệm hoặc thực hành. Ví dụ: Sẽ bóc tách hạt ra dự đoán trong hạt có gì hoặc nếu bổ hạt thì sẽ nhìn thấy gì…
 - GV nhận xét các phương án của HS và đưa ra đồng ý hay không đồng ý cho HS tiến hành phương án nào. Chú ý: nếu không đồng ý thì cần giải thích ngắn gọn để HS hiểu lý do.
 Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu.
 - HS đại diện các nhóm lấy vật dụng phục vụ thí nghiệm của nhóm mình.
 - GV nhắc HS khi làm thí nghiệm cần đảm bảo an toàn và chú ý đến vệ sinh lớp học.
 - HS làm thí nghiệm theo phương án đã được GV đồng ý trong thời gian 5 phút. GV bao quát các nhóm.
 Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
 - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán ban đầu. Nhóm khác có thể nêu ý kiến( nếu có).
 - GV nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của HS sau đó GV đưa ra tên gọi chính xác từng thành phần của hạt: vỏ, chất dinh dưỡng, phôi( GV chú ý gạch chân những từ ngữ mà HS dùng chỉ cấu tạo của hạt trong các câu hỏi HS đề xuất ở bước 3)
 - HS nêu cấu tạo của hạt: Hạt gồm có vỏ, chất dinh dưỡng và phôi.
 - HS ghi cấu tạo của hạt vào vở.
 - HS chỉ cấu tạo của hạt trên màn hình.
 - HS nêu các công đoạn để gieo từ hạt thành cây mà em đã làm khi ươm cây.
 - GV tóm tắt quá trình phát triển từ hạt thành cây( GV kết hợp trình chiếu trên màn hình).
 - GV liên hệ việc gieo trồng của gia đình HS trong vụ đông xuân vừa qua đã đúng theo qui trình trông cây từ hạt.
 - HS xem một đoạn videoclip về sự nảy mầm của hạt đậu đỏ.
 - HS nêu nhận xét về sự nảy mầm của hạt đậu đỏ. Ví dụ: Hạt đậu rất vất vả mới mọc được thành cây. Không phải hạt nào gieo xuống cũng đều mọc thành cây được mà vẫn có những hạt bị mốc rồi hỏng..
 - GV liên hệ đến việc bảo quản hạt giống, giáo dục HS cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng và nhắc HS mang những cây các em đã ươm được về trồng và chăm sóc cho cây phát triển tốt. 
 - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docGA khoa hoc 5 bai 53 Cay con moc len tu hat.doc