Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 27, Bài 53+54: Các nguồn nhiệt và nhiệt cần cho sự sống

Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK trang 106 dựa vào hiểu biết thực tế của mình trả lời các câu hỏi sau:

+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?

+ Em hãy nói về vai trò của các nguồn nhiệt ấy.

Câu trả lời: Các nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh là: Mặt trời; ngọn lửa của bếp than, củi, bàn ủi đang được cắm điện, bóng đèn đang tỏa sáng,.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 27, Bài 53+54: Các nguồn nhiệt và nhiệt cần cho sự sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Khoa học 
BÀI 53 - 54: CÁC NGUỒN NHIỆT VÀ NHIỆT 
CẦN CHO SỰ SỐNG.
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong, 
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác.
II. ÔN KIẾN THỨC CŨ:
Bài trước: Bài 53- Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- Hỏi: Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống?
- Trả lời: Vật dẫn nhiệt như: nhôm, sắt, đồng, kẽm,... làm ra các thìa nhôm, dây điện bằng nhôm, đồng,....
Vật cách nhiệt như: bông, len, nhựa, gỗ,... ứng dụng làm ra các chăn bông, áo lên, thìa nhựa, đồ dùng từ nhựa,...
III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
 Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. Qua bài: Bài 53,54 - Các nguồn nhiệt và nhiệt cần cho sự sống.
 b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK trang 106 dựa vào hiểu biết thực tế của mình trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?
+ Em hãy nói về vai trò của các nguồn nhiệt ấy.
Câu trả lời: Các nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh là: Mặt trời; ngọn lửa của bếp than, củi, bàn ủi đang được cắm điện, bóng đèn đang tỏa sáng,....
Mặt trời: Giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối,.
Ngọn lửa của bếp ga, củi: Giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước,
Bàn ủi đang cắm điện: Giúp chúng ta ủi khô và làm thẳng quần áo,.
Bóng đèn đang tỏa ánh sáng: Giúp cho chúng ta làm việc, học tập, sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông,
+PH hỏi: Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?
Trả lời: Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun nấu thức ăn, sấy khô, sưởi ấm, 
+ PH hỏi tiếp: Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không?
Trả lời: Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa khi đó chúng ta không thể thắp sáng, đun nấu,
***PH có thể giới thiệu thêm về khí Biôga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân,  được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
Kết luận: Các nguồn nhiệt là những vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt.
Quan sát hình ảnh minh họa và trả lời câu trả lời:
1/ Kể tên một số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết?
2/ Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật.
Cây thông
Trả lời:
+ Một số cây và con vật có thể sống ở xứ nóng: Lạc đà, cừu, cây xương rồng,
+ Một số cây và con vật có thể sống ở xứ lạnh: Chim cánh cụt, gấu Bắc Cực, cây thông,
Trả lời: Vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật là: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. 
Kết luận: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp nhất mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Trả lời: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì: gió sẽ ngừng thổi; Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá; nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và bị đóng băng, sẽ không có mưa; Không thực hiện vòng tuần hoàn trong tự nhiên; Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh không có sự sống.
Nhận xét và kết luận nội dung sau:
Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt – Cách phòng chống nóng và chống rét cho người hoặc động vật, thực vật.
+ PH hỏi thêm: Ở nhà con đang sử dụng những nguồn nhiệt nào? 
Quan sát tranh minh họa SGK trang 107 và ghi câu trả lời vào nháp: Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày. Để đảm bảo an toàn, chúng ta phải làm gì?
Tên các nguồn nhiệt
Những rủi ro, nguy hiểm
Cách phòng tránh
Mặt trời
Bị cảm nắng
Đội mũ, đeo kính khi ra nắng, chơi chỗ râm mát.
Các ngọn lửa, nguồn điện
Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn ủi, bếp than, bếp củi,
Không nên chơi đùa gần: bàn ủi, bếp than, bếp điện đang sử dụng,...
Các nguồn nhiệt
Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt
Các nguồn điện
Bị điện giật
Không sờ, cầm, nắm vào các ổ điện, nguồn điện.
***PH giáo dục kĩ năng sống cho HS khi sử dụng các nguồn nhiệt như: cẩn thận không sờ, cầm nắm vào các ổ điện, dây điện; cẩn thận khi sử dụng các nguồn nhiệt, điện,...... trong quá trình sử dụng.
Hoạt động 3.Cách phòng chống nóng và chống rét cho người hoặc động vật, thực vật.
Đối tượng
Các biện pháp chống nóng
Các biện pháp chống rét
Người 
Bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng, 
Sưởi ấm, nơi ở kín gió, ăn nhiều chất bột đường, mặc quần áo ấm, luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len, 
Động vật
Giữ cho vật nuôi uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.
Thực vật
Tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối, che giàn (không tưới nước khi trời đang nắng gắt
Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.
*** GDHS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động 4.Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
Hỏi: Em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt?
* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:
+ Tắt bếp điện khi không dùng.
+ Không để lửa quá to khi đun bếp.
+ Không đun thức ăn quá lâu.
+ Đậy kín bình thủy nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
+ Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
PH giới thiệu cho HS: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận của tạo hóa và là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay người ta đang sử dụng nguồn năng lượng mặt Trời rất nhiều để góp phần bảo vệ môi trường.
*Giáo dục KNS cho HS: luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
C. DẶN DÒ:
- Xem lại bài và học thuộc nội dung bài đã học.
- Ôn tập lại các bài từ Bài 20 đến Bài 54. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 55- 56 Ôn tập: Vật chất và năng lượng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_27_bai_5354_cac_nguon_nhiet_va_n.doc