Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kỳ II

A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

- Nêu được VDoặc làm thí nghiệm đơn giản CM về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh

B. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít giấy vụn.

C. Hoạt động dạy học

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết được một số loại tiếng ồn.
- Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Có ý thức và thực hiện được một số loại hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị nhóm: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
* Mục tiêu: Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn
* Cách tiến hành:
 - GV hỏi: Có những loại âm thanh nào chúng ta yêu thích và muốn ghi lại để thưởng thức?
 - Loại nào không ưa thích?
B1: Cho HS làm việc nhóm
 - Quan sát hình 88-SGK và bổ sung tiếng ồn nơi mình đang sinh sống
B2: Các nhóm báo cáo và thảo luận chung
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
* Mục tiêu:Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
* Cách tiến hành:
B1: HS đọc và quan sát hình trang 88
 - Thảo luận và trả lời câu hỏi SGK
B2: Các nhóm trình bày trước lớp
 - GV giúp HS ghi nhận một số biện pháp tránh tiếng ồn 
 - GV kết luận như mục bạn cần biết
+ HĐ3: Nói về việc nên / Không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
* Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
* Cách tiến hành: 
B1: Cho học sinh thảo luận nhóm về những việc nên và không nên làm
B2: Các nhóm trình bày và thảo luận chung
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh trả lời và giải thích
 - Học sinh quan sát hình 88 và bổ xung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi sinh sống
 - Các nhóm báo cáo kết quả và phân loại những tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết những tiếng ồn đều do con người gây ra
 - Học sinh quan sát hình 88 và trả lời
 - Các nhóm trình bày kết quả
 - Đọc mục bạn cần biết trang 89 sgk
 - Học sinh thảo luận về những việc các em nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm gây tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: Nêu tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh ?
 2. Dặn dò: Học bài, xem trước bài sau.
Tuần 23
Khoa học
ánh sáng
A. Mục tiêu: sau bài học học sinh có thể 
- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm : Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván....
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : chúng ta cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng ?
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
* Mục tiêu : phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
* Cách tiến hành
 - Cho HS dựa vào hình 1, 2 để thảo luận nhóm
Gọi các nhóm báo cáo 
+ HĐ2: Tìm hiểu về đ/ truyền của ánh sáng
 * Mục tiêu : nêu ví dụ để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng
 * Cách tiến hành
B1:Trò chơi“Dự đoán đ/ truyền của ánh sáng ”
 - GV hướng dẫn học sinh chơi (SGV-158)
B2: Làm thí nghiệm trang 90 cho học sinh quan sát và dự đoán đường truyền ánh sáng
+ HĐ3: T/ hiểu sự truyền á/ sáng qua các vật
* Mục tiêu : biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không truyền qua
* Cách tiến hành : Các nhóm làm thí nghiệm trang 91 và ghi lại kết quả
 - Gọi học sinh báo cáo kết quả và nêu các ví dụ ứng dụng liên quan
+ HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy và khi nào
* Mục tiêu : để chứng tỏ mắt nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
* Cách tiến hành 
B1: Làm thí nghiệm trang 91 để rút ra kết luận
B2: Cho học sinh tìm thêm ví dụ về điều kiện nhìn thấy của mắt
 - Hát
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát hình 1 và 2 để phân biệt được : 
 - Ban ngày vật tự phát sáng : Mặt trời; Vật được chiếu sáng : gương, bàn, ghế...
 - Ban đêm vật tự phát sáng : ngọn đèn điện; Vật được chiếu sáng : mặt trăng, gương, bàn ghế
 - Học sinh 3 em lên chơi trò chơi
 - Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét : ánh sáng truyền theo đường thẳng
 - Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả
 - Đại diện các nhóm báo cáo
 - Học sinh làm thí nghiệm trang 91 ( hình 4 )
 - Học sinh tự lấy thêm ví dụ
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2006
Khoa học
Bóng tối
A. Mục tiêu : sau bài học, học sinh có thể 
- Nêu được bóng tối suất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản
- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị : đèn bàn; Nhóm : đèn pin, tờ giấy to, kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ....
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : Lấy ví dụ những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng
III- Dạy bài mới
 - Khởi động : cho học sinh quan sát hình 1 trang 92 và nhận xét xem ánh sáng được chiếu từ phía nào 
+ HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối 
* Mục tiêu : nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí hình dạng bóng tối. Biết bóng của một số vật thay đổi về hình dạng, kích thước...
* Cách tiến hành
 - B1: Cho học sinh thực hiện thí nghiệm trang 93 để dự đoán bóng tối xuất hiện ở đâu, khi nào ?
 - B2: Gọi học sinh báo cáo các dự đoán của mình và giải thích tại sao em đưa ra dự đoán như vậy.
 - B3: Các nhóm trình bày và thảo luận câu hỏi sách giáo khoa
 - Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
 - Bóng của vật thay đổi khi nào ?
+ HĐ2: Trò chơi hoạt hình
* Mục tiêu: củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
* Cách tiến hành
 - Đóng kín cửa phòng học, làm tối. Căng một tấm vải to làm phông, sử dụng ngọn đèn chiếu. Cắt bìa gấy làm hình các nhân vật để biểu diễn
 - Tiến hành chiếu phim cho học sinh xem
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát hình 1 và nhận xét
 - Học sinh tiến hành thí nghiệm trang 93
 - Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
 - Học sinh nêu
 - Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
 - Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật được chiếu sáng đối với vật đó được thay đổi
 - Học sinh quan sát và thực hành xem chiếu phim hoạt hình
IV- Hoạt động nối tiếp : 
- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ?
- Có thể làm cho bòng tối của một vật thay đổi bằng cách nào ?
Tuần 24
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống
A. Mục tiêu : sau bài học học sinh biết
- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứn dụng của kiến thức đó vào trong trồng trọt
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 94, 95 sách giáo khoa
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào 
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
* Mục tiêu : Học sinh biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - Cho các nhóm quán sát hình và trả lời câu hỏi trang 94, 95
 - Vì sao những bông hoa ở hình 2 có tên là hướng dương ?
 - Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng
B2: Các nhóm tiến hành thảo luận
B3: Đại diện các nhóm trình bày
 - Giáo viên nhận xét 
+ HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật
* Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau
* Cách tiến hành
B1: Giáo viên nêu vấn đề ( SGV- trang 164 )
B2: Giáo viên nêu câu hỏi 
 - Tại sao một số cây chỉ sống được ở nơi có nhiều ánh sáng. Một số loài khác lại sống ở rừng rậm, hang động ( ít ánh sáng )
 - Kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và cần ít ánh sáng
 - Nêu ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kỹ thuật trồng trọt
 - Giáo viên nhận xét và kết luận ( SGV- 165 )
 - Hát
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4 ( trang 94, 95 )
 - Hoa có tên là hướng dương vì nó luôn quay về phía mặt trời
 - Nếu không có ánh sáng thì thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống
 - Đại diện nhóm báo cáo
 - Học sinh đọc mục bạn cần biết sách giáo khoa
 - Học sinh lắng nghe
 - Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu nhiều ít khác nhau
 - Học sinh nêu
 - Khi trồng trọt cần phải chú ý đến nhu cầu của từng cây để có thể che bớt ánh sáng hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng
IV- Hoạt động nối tiếp :
- Không có ánh sáng thực vật sẽ như thế nào ?
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống (Tiếp )
A. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật
B. Đồ dùng dạy học;
- Hình trang 96, 97 SGK
- Một khăn tay sạch có thể bịt mắt
- Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa khổ giấy A4
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: ánh sáng cần cho thực vật như thế nào?
III- Dạy bài mới:
 - Khởi động: Cho HS ra sân chơi trò chơi bịt mắt bắt dê và giới thiệu bài
+ HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người 
* Mục tiêu: Nêu vị dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
B2: Thảo luận phân loại các ý kiến
 - Gọi HS nêu ý kiến của mình
 - GV viết thành 2 cột:
 - Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc
 - Vai trò của á/ sáng đối với sức khoẻ c/ng
 - GV kết luận như mục bạn cần biết
+ HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật
* Mục tiêu: Kể ra được vai trò của ánh sáng. Nêu ví dụ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng trong chăn nuôi
* Cách tiến hành:
B1: GV phát phiếu cho HS thảo luận
B2: HS th/ luận câu hỏi trong phiếu (SGV-167)
B3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét và kết luận như mục bạn cần biết
 - Hát
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê
 - HS tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
 - HS thảo luận ý kiến và ghi vào giấy
 - Đại diện nhóm lên trình bày
 - HS lắng nghe và theo dõi
 - HS nhận phiếu học tập và thảo luận
 - Mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi
 - Nhận xét và bổ sung
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Cuộc sống của con người và loài vật sẽ ra sao nếu không có ánh sáng?
- Nhận xét và đánh giá giờ học
Tuần 25
Khoa học
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng... để bảo vệ mắt
- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị: Tranh ảnh về một số trường hợp ánh sáng quá mạnh về cách đọc viết không hợp lý vì thiếu ánh sáng
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Cuộc sống của con người, động vật sẽ ra sao nếu không có ánh sáng
III- Dạy bài mới: 
+ HĐ1: Tìm hiểu những tr/ hợp ánh sáng quá mạnh, không được nhìn trực tiếp vào ánh sáng
* Mục tiêu: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh làm hại mắt
* Cách tiến hành:
B1: GV cho HS tìm hiểu về trường hợp về ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt ( hình 98, 99 )
 - Gọi các nhóm báo cáo và thảo luận chung
B2: Cho học sinh tìm hiểu về những việc nên làm và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra 
+ HĐ2: Tìm hiểu một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết
* Mục tiêu : vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối... để bảo vệ cho mắt. Biết tránh đọc viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh làm việc theo nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi trang 99
B2: Thảo luận chung 
 - Tại sao khi viết tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía sau tay phải
B3: Cho học sinh làm việc theo phiếu
( Nội dung phiếu SGV trang 170 )
 - Gọi học sinh trình bày phiếu
 - Giáo viên nhận xét và bổ xung
 - Hát
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt ta không nên nhìn trực tiếp
 - Không nên nhìn vào mặt trời, lửa hàn, đi giữa trời nắng to
 - Nên đội mũ rộng vành khi đi nắng hoặc đeo kính râm...
 - Hình 6, 7 cần tránh vì có hại cho mắt
 - Học sinh thảo luận để đi đến kết luận
 - Ta để đèn như vậy để việc đọc viết không bị che khuất ánh sáng
 - Học sinh điền trên phiếu học tập
 - Học sinh nêu 
IV- Hoạt động nối tiếp :
- Cần làm gì để bảo vệ đôi mắt cho những trường hợp ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu ?
- Nhận xét và đánh giá giờ học.
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ
A. Mục tiêu : sau bài học học sinh có thể
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp 
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan
- Biết sử dụng từ “ Nhiệt độ ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá
- Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, 3 chiếc cốc
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ đôi mắt
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
* Mục tiêu: nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp. Biết sử dụng từng nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh kể tên một số vật nóng lạnh thường gặp
B2: H/S quan sát hình 1 và trả lời : cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất ? Thấp nhất ?
B3: Cho học sinh tìm thêm ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, cao hơn....
+ HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
* Mục tiêu : biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ
* Cách tiến hành
B1: Giới thiệu về hai loại nhiệt kế
B2: Thực hành đo nhiệt độ 
 - Giáo viên cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm đo nhiệt độ của các cốc nước; Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể
 - Gọi học sinh báo cáo kết quả
 - Giáo viên nhận xét và kết luận 
 - Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết
 - Hát
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh kể : nước sôi, bàn là,.....; Nước đá, tuyết......
 - Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất; Cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất
 - Học sinh nêu
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Thực hành làm thí nghiệm theo nhóm : Đo nhiệt độ cơ thể người; Đo nhiệt độ của cốc nước sôi, cốc nước đá
 - Đại diện nhóm báo cáo
 - Vài em đọc
IV- Hoạt động nối tiếp :
- Nhiệt độ của nước đang sôi và nước đá đang tan là bao nhiêu
- Có mấy loại nhiệt độ ? Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu ?
Tuần 26
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu : 
- Học sinh nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi về sự truyền nhiệt
- Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng 
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung : phích nước sôi,
- Chuẩn bị nhóm : hai chiếc chậu, một cái cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh ( Hình 2a – 103 sgk )
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : hãy cho biết nhiệt độ của nước đang sôi, nước đá đang tan, cơ thể người khoẻ mạnh
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
* Mục tiêu : H/ sinh biết và nêu được ví dụ về vật có nhiệt độ cao truyền cho vật có nhiệt độ thấp, vật thu nhiệt sẽ nóng lên, vật toả nhiệt... 
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh làm thí nghiệm trang 102
B2: Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
 - Gọi học sinh lấy thêm ví dụ
B3: Giúp học sinh rút ra nhận xét : các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi
+ HĐ2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
* Mục tiêu: Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh làm thí nghiệm trang 103
B2: Học sinh quan sát nhiệt kế và trả lời : vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau.
B3: Hỏi học sinh giải thích : tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm
 - Giáo viên nhận xét và bổ xung
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm
 - Học sinh báo cáo : cốc nước nóng sẽ lạnh đi, chậu nước ấm lên 
 - Học sinh lấy ví dụ : đun nước, ......
 - Học sinh lắng nghe
 - Các nhóm làm thí nghiệm
 - Nhiệt kế đo vật nóng chất lỏng trong ống sẽ nở ra và lên cao; Đo vật lạnh chất lỏng co lại và tụt xuống
 - Không đổ đầy vì khi sôi nước nở ra và sẽ tràn ra ngoài.
IV- Hoạt động nối tiếp :
- Tại sao chất lỏng lại nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi ?
Khoa học
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
A. Mục tiêu : sau bài học học sinh có thể
- Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại...)và những vật dẫn nhiệt ké gỗ, nhựa...) 
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản gần gũi
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung : phích nước nóng, xoong nồi....; Nhóm : hai chiếc cốc, thìa kim loại, thìa gỗ, thìa nhựa....
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : nêu n/ tắc hoạt động của nhiệt kế 
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém
* Mục tiêu : học sinh biết được có những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém. Lấy được ví dụ và giải thích được một số hiện .....
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi trang 104
 - Xoong và quai xoong làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay kém ? Vì sao ?
B2: Học sinh làm việc nhóm và thảo luận
 - Tại sao trời rét chạm tay ghế sắt thấy lạnh.
 - Khi chạm tay vào ghế gỗ không có cảm giác bằng ghế sắt
+ HĐ2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
* Mục tiêu : nêu được ví dụ về việc vận dụng tính chất của không khí
* Cách tiến hành
B1: HS đọc đối thoại SGK và làm thí nghiệm 3 
B2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm như SGK trang 15
B3: Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận
HĐ3: Kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt
* Mục tiêu : giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt để sử dụng hợp lí
* Cách tiến hành : chia thành 4 nhóm, thi kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt
 - Chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm thi kể 
 - Hát
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh làm thí nghiệm và trả lời
 - Xoong làm bằng chất dẫn nhiệt tốt. Còn quai làm bằng chất dẫn nhiệt kém để ta bắc không bị bỏng
 - Các nhóm thảo luận 
 - Chạm tay vào ghế sắt tay ta đã truyền nhiệt cho ghế
 - Với ghế gỗ hoặc nhựa vì dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh
 - Học sinh làm thí nghiệm 
 - Học sinh trình bày kết quả thí nghiệm
 - Học sinh thi kể và nêu công dụng của các vật cách nhiệt
D. Hoạt động nối tiếp:
- Lấy ví dụ về những vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém?
Tuần 27
Khoa học
Các nguồn nhiệt
A. Mục tiêu : sau khi học học sinh có thể
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống
- Biết thực hiện các quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung : hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp.
- Nhóm : tranh ảnh

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_hoc_ky_ii.doc