Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ

Bước 1 : Nêu tình huống xuất phát

 GV đặt 3 cốc nước đã chuẩn bị lên bàn

 Trước mắt các em là 3 cốc nước, theo các em cốc số 1 nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết.

 - Các em hãy nêu dự đoán của mình, trao đổi trong nhóm và ghi vào vở, nhóm trưởng ghi vào bảng nhóm

 Bước 2 : Học sinh bộc lộ ý kiến ban đầu :

 - Cốc 1 nguội hơn cốc 2

 - Cốc 2 nóng hơn cốc 3

 - Cốc cốc 1 nóng hơn cốc 3 và lạnh hơn cốc 2

 - Cốc 3 lạnh hơn cốc 2

 + Nhóm trưởng gắn kết quả lên và trình bày trước lớp.

 + Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau ở phần trình bày của các nhóm

Bước 3 : HS đề xuất câu hỏi thắc mắc và phương án thí nghiệm nghiên cứu

 Dựa vào sự khác biệt các dự đoán của các nhóm đề xuất câu hỏi để làm rõ dự đoán trên

- Bạn có chắc rằng cốc 1 nguội hơn cốc 2 không ?

- Làm thế nào để biết được cốc 1 nóng hơn cốc 3 và lạnh hơn cốc 2 ?

- Làm sao bạn biết cốc nước nào nóng nhất ? cốc nước nào nguội nhất ?

- Cốc nước nóng có nhiệt độ như thế nào so với cốc nước lạnh ?

GV: Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gỡ để giải quyết các thắc mắc trên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU : 
 - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí
- Hình thành lòng yêu thích khoa học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : PP bàn tay nặn bột
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 3 Cốc Phích nước sôi, nước nguội, đá lạnh, nhiệt kế( Theo nhóm)
 Tranh hinh 3
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ :
 Nên và không nên làm gì để tránh ánh sáng quá mạnh gây ra ?
 Nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng để biết chính xác nhiệt độ của vật, ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nóng lạnh và nhiệt độ. (GV ghi mục bài)
Các hoạt động :
HĐ1 : Sự nóng, lạnh của vật
Bước 1 : Nêu tình huống xuất phát
 GV đặt 3 cốc nước đã chuẩn bị lên bàn
 Trước mắt các em là 3 cốc nước, theo các em cốc số 1 nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết.
 - Các em hãy nêu dự đoán của mình, trao đổi trong nhóm và ghi vào vở, nhóm trưởng ghi vào bảng nhóm
 Bước 2 : Học sinh bộc lộ ý kiến ban đầu :
 - Cốc 1 nguội hơn cốc 2
 - Cốc 2 nóng hơn cốc 3
 - Cốc cốc 1 nóng hơn cốc 3 và lạnh hơn cốc 2 
 - Cốc 3 lạnh hơn cốc 2
 + Nhóm trưởng gắn kết quả lên và trình bày trước lớp.
 + Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau ở phần trình bày của các nhóm
Bước 3 : HS đề xuất câu hỏi thắc mắc và phương án thí nghiệm nghiên cứu
 Dựa vào sự khác biệt các dự đoán của các nhóm đề xuất câu hỏi để làm rõ dự đoán trên
Bạn có chắc rằng cốc 1 nguội hơn cốc 2 không ?
Làm thế nào để biết được cốc 1 nóng hơn cốc 3 và lạnh hơn cốc 2 ?
Làm sao bạn biết cốc nước nào nóng nhất ? cốc nước nào nguội nhất ?
Cốc nước nóng có nhiệt độ như thế nào so với cốc nước lạnh ?
GV: Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gỡ để giải quyết các thắc mắc trên?
 HS suy nghĩ, Cho HS phát biểu: Ví dụ, như: ( Đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, xem thông tin trên mạng, .    )
+ Vậy theo em phương án nào là tối ưu nhất?  HS nêu, GV hướng cho HS làm thí nghiệm.   
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm:
Chuyển tiếp: Để làm thớ nghiệm cỏc em cần những đồ dùng gỡ? Phương án làm ra sao? Các nhóm hóy thảo luận trong vũng 2 phỳt.
 - Các nhóm đưa đồ dùng ra và làm thí nghiệm trong nhóm – GV theo dõi
  - Gọi đại diện 1 nhóm lên thực hiện thí nghiệm cần 3 cốc nước, nước nguội, nước nóng, nước đá, nhiệt kế
 Các thực hiện: Đặt 3 cốc lên bàn lần lượt rót nước vào 3 cốc( Cốc 1( nguội) cốc 2( nóng) cốc 3 ( lạnh) 
 + Dùng tay sờ vào trong cốc em thấy cốc 1 nước nguội, cốc 2 nước nóng, cốc 3 lạnh. Cốc 2 nóng hơn cốc 1 và cốc 3. 
 + Dùng nhiệt kế kiểm tra các cốc nước em thấy nhiệt độ cốc 2 có nhiệt độ cao nhất, cốc số 3 có nhiệt độ thấp nhất.
 Như vậy nhóm em kết luận: Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh 
Bước 5: Kết luận kiến thức:
GV: - Theo em cốc nào có nhiệt độ cao nhất và cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?Cốc 2 có nhiệt độ cao nhất, cốc 3 có nhiệt độ thấp nhất.
 - Em hãy cho biết cốc 1 nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Cốc 1 nóng hơn cốc 3 và lạnh hơn cốc 2.
 - Vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh? Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh
 Qua thí nghiệm trên nhóm em rút ra kết luận gì? HS nêu, GV ghi bảng
 Yêu cầu HS đối chiếu với ý kiến ban đầu
Hỏi: Qua thí nghiệm em thấy vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh?
GV : Nhiệt độ ;là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của vật
? Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao(nóng) và những vật có nhiệt độn thấp(lạnh) mà em biết ?
+ Vật nóng : Nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, bàn là đang là quần áo, nền xi măng khi trời nóng....
+ Vật lạnh : Nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủ lạnh...
 Để đo nhiệt độ của vật ta cần phải làm gì? ( ta cần dùng nhiệt kế)
 GV ghi bảng : Để đo nhiệt độ của vật ta sử dụng nhiệt kế có nhiều loại nhiệt kế khác nhau, nhiệt kế đo cơ thể và nhiệt kế đo không khí.
Chuyển tiếp: Để biết một vật có nhiệt độ là bao nhiêu chúng ta cùng nhau thực hành đo nhiệt độ của vật
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế:
GV giới thiệu về nhiệt kế: Trên tay cô có hai nhiệt kế 1 cái là nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể , một cái dựng để đo nhiệt độ không khí 
Cho học sinh xem tranh phóng to hình 3
Em hãy đọc nhiệt độ ở nhiệt kế trên hinh3? 300C
 Cho HS dùng nhiệt kế đo để do nhiệt độ của hơi nước đang sôi, của nước đá đang tan, của cơ thể người bình thường ở các bạn và kết luận
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? 100o C
Nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu? OoC
 GV ghi bảng: Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là: 100o C
 Nhiệt độ của nước đá đang tan là: OoC
Chúng ta đã biết đo nhiệt độ của các cốc nước bây giờ các em cùng thực hành đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.( HS tự đo 1 đến 2 em)
Trong khi học sinh đang chờ kết quả đo, Gv có thể hỏi
 Em hãy dự đoán nhiệt độ của cơ thể em là bao nhiêu?
 Khi một người có dấu hiệu bị sốt thì nhiệt độ thường là bao nhiêu?
HS đọc kết quả đo nhiệt độ cơ thể của nhóm mình
GV kết luận: Nhiệt độ cơ thể người lúc khỏe mạnh vào khoảng 37o C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phảI đI khám và chữa bệnh.
Vài HS nhắc lại
* Cũng cố dặn dò: Nhận xét tinh thần học tập của học sinh
Để biết sự truyền nhiệt của vật như thế nào hôm sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp

File đính kèm:

  • docBai_50_Nong_lanh_va_nhiet_do.doc