Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 8

a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân số nước ta .

*Hoạt động 1 :dân số, so sánh dân số Việt Nam với các dân số các nước Đông Nam Á .

-GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK , yêu cầu đọc .

+Đây là bảng số liệu gì ? Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì ?

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV treo trục thời gian lên bảng va yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 .
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Về nhà ôn bài .
Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- HS hoạt động theo nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận .
HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng
Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện nhóm báo cáo .
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
Bài 15 : BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, hs có thể:
Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
Biết nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Mình vẽ trong SGK trang 32, 33
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A /Khởi động :
B/ Bài cũ :
 -Hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
-Hãy nêu lên cách đềphòng như thế nào ?
C/ Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát và kể chuyện 
 Mục tiêu :Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục ‘quan sát và thực hành’/32sgk.
Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ
GV yêu cầu HS sắp xếp các hình có liên quan trong sách GK thành 3 câu chuyện 
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu mỗi nhóm trìmh bày một câu chuyện 
GV đặt câu hỏi thêm :
 Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì? Tại sao? 
Hoạt động 2 :
Trò chơi đóng vai “ mẹ ơi , con … sốt “
 Mục tiêu : HS có kĩ năng nói với cha mẹ khi trong người khó chịu, không bình thường.
-2,3 HS trả lời 
 -HS làm việc theo nhóm nhỏ 
-HS đại diện kể chuyện 
- nhóm khác bổ sung 
HS trả lời và tự kết luận 
Cách tiến hành :
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV nêu nhiệm vụ : các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
GV nêu ví dụ gợi ý
1. B ạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
2. Đi học về , Hùng định nói với mẹ bị mệt và đau đầu nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình diễn
GV nhận xét và kết luận như đoạn sau của mục “bạn có biết”
D/ Củng cố – Dặn dò 
- Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào ?
- Nhận thấy cơ thể có dấu hiệu không bình thường, em làm gì?
- Chuẩn bị bài 16 
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống trong nhóm đã đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn kháv góp ý kiến.
HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để chọn ra cách ứng xử đúng nhất
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
Bài 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
1.Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh 
Nêu được chế độ ăn uống khi bị bệnh tiêu chảy. 
Pha dd ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
 2. Đồ dùng dạy học :
Hình vẽ trong sách trang 34,35 
Chuẩn bị một gói dung dịch ô-rê-dôn ; 1 cốc có vạch chia;1 bình nước; một nắm gạo; một ít muối; 1 chén
 3. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ : 
Kể tên một số bệnh mà em đã mắc phải.
Khi bị mắc bệnh, em phải làm gì ?
C/ Bài mới : 
Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
*Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường 
*Cách tiến hành :
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-GV yêu cầu HS trả lời:
+Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
+Đối với người ốm nặng nên cho họ ăn đặc hay loãng ? Tại sao ?
+Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV ghi các câu hỏi trên ra các phiếu rời
Kết luận: như mục Bạn cần biết/35 sgk
2,3 HS trả lời 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu.
Đại diện nhóm lên bốc thăm trúng câu nào trả lời câu đó.
HS khác bổ sung.
Hoạt động 2: thực hành pha dd ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
*Mục tiêu: 
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- HS biết cách pha dd ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
*Cách tiến hành :
Bước 1: 
-GV yêu cầu cả lơpù quan sát và đọc lời thoại H4,5/35 
GV hỏi: Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dd ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối
Bước 3: Các nhóm thực hiện, gv theo dõi, giúp đỡ.
Bước 4: 
GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp.
GV nhận xét chung
Hoạt động 3: ĐÓNG VAI
*Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Gv yêu cầu: Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình diễn
D/ Củng cố- Dặn dò :
-Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.?
- Chuẩn bị bài 17
-1 HS đọc câu hỏi của bà mẹ, 1HS đọc câu trả lời của bác sĩ.
-Vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.
- HS pha dd ô-rê-dôn đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo.
- Nhóm chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối quan sát chỉ dẫn ở hình 7/35sgk và làm theo
HS theo dõi và nhận xét
Các nhóm đưa ra tình huống và đóng vai thể hiện nội dung
-Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý
HS lên đóng vai, các hs khác theo dõi và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn đúng nhất
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
	BÀI : DÂN SỐ NƯỚC TA 
I.MỤC TIÊU : 
Biết dựa vào bảng số liệu , biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta . 
Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh .
Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất ( được cung cấp ) 
Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh. 
Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hóa gia đình (sinh ít con ) 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV và HS sưu tầm thông tin , tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 
Chỉ và nêu vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ .
Nêu vai trò cùa đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta . 
Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam . 
	2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân số nước ta . 
*Hoạt động 1 :dân số, so sánh dân số Việt Nam với các dân số các nước Đông Nam Á .
-GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK , yêu cầu đọc .
+Đây là bảng số liệu gì ? Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì ? 
+Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào ? 
+Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào ? 
-GV nêu : Chúng ta sẽ cùng phân tích bảng số liệu này để rýt ra đặc điểm của dân số Việt Nam . 
-Yêu cầu làm việc cá nhân .
+Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người ? 
+Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? 
+Việt Nam là nước đông dân hay ít dân ? 
-GV nhận xét , bổ sung 
GV kết luận : Năm 2004, nước ta có số dân khỏang 82 triệu người .Nước ta có số dân đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp chí Dân số và Phát triển , năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới )
*Hoạt động 2 : Gia tăng dân số ở Việt Nam .
-GV treo biểu đồ dân số Việt Nam như SGK yêu cầu đọc .
-GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ : 
+Đây là biểu đồ gì , có tác dụng gì ? 
+Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ ? 
+Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào ? 
-GV nêu : Hai em ghi trên bảng phụ cho cả lớp cùng theo dõi .
+Biểu đồ thể hiện dân số nước ta những năm nào ? Cho biết dân số nước ta từng năm
+Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người ?.
+Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Ước tính trong vòng 20 năm qua , mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Sau 20 năm , ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta ? 
-Gọi HS trình bày kết quả . 
-GV chỉnh sửa . 
-GV giảng thêm . 
*Hoạt động 3 : Hậu quả của dân số tăng nhanh 
-Chia thành nhóm yêu cầu làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số .
-Cho báo cáo kết quả 
-GV nêu .
 3/Củng cố : Liên hệ thực tế : Em biết gì về tình hình gia tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân ? 
	-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học bài, chuẩn bị bài Các dân tộc, sự phân bố dân cư . 
3 HS trả lời .
-HS đọc bảng số liệu 
+Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam Á . Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam Á .
+Vào năm 2004
+Là triệu người 
-HS làm việc, trả lời 
+Là 82,0 triệu người 
+3 trong các nước Đông Nam Á 
+Nước ta có số dân đông 
HS đọc biểu đồ ( tự đọc thầm ) 
-HS đọc tên biểu đồ và nêu: Đây là biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát tyriển của dân số Việt Nam qua các năm .
+Trục ngang thể hiện các năm , trục dọc thể hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người .
+Biểu hiện số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người . 
-Làm việc theo cặp 
+Dân số nước ta qua các năm : 
-Năm 1979 là 52,7 triệu người 
-Năm 1989 là 64,4 triệu người
-Năm 1999 là 76,3 triệu người
+Tăng khoảng 11,7 triệu người 
+Tăng khoảng 11,9 triệu người
+Tăng thêm hơn 1 triệu người 
+Tăng lên 1,5 lần .
+Dân số nước ta tăng nhanh . 
-1 HS trình bày , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-1 HS khá trình bày lớp theo dõi 
-Mỗi nhóm có 6-8 HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu .
-Lần lượt từng nhóm báo cáo , cả lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
	BÀI : XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH 
I.MỤC TIÊU : 
Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931 .
Nhân dân một số địa phương Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh , tiến bộ . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ hành chính Việt Nam . -Các hình minh họa trong SGK . –Vở bài tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ : 
HS 1 : Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
HS 2 : Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . 
-Cho quan sát hình minh họa 1, trang 17 SGK : 1 HS nêu trước lớp . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh là phong trào cách mạng lớn nhất những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo . Chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào này trong bài học hôm nay . 
*Hoạt động 1 : Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ- Tĩnh trong những năm 1930-1931 . 
-Treo bản đồ hành chính Việt Nam , yêu cầu tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An , Hà Tĩnh .
-GV giới thiệu …
-GV nêu yêu cầu : Dựa vào tranh minh họa và nội dung SGK em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An .
-Gọi HS trình bày trước lớp .
-GV bổ sung những ý HS chưa nêu , sau đó gọi HS khác trình bày . 
HS cả lớp cùng thống nhất về các nội dung cần trình bày về cuộc biểu tình 12-9-1930 . 
+Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh như thế nào ?
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền cách mạng . 
-Yêu cầu quan sát hình minh họa 2, trang 18 SGK và hỏi : Hãy nêu nội dung của hình minh họa 2 . 
+Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không ? Họ phải cày ruộng cho ai ? 
-GV nêu . 
-Yêu cầu đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931 .
-Gọi HS nhận xét , bổ sung ý kiến cho bạn . 
+Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì ? 
-GV trình bày . 
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh .
-Yêu cầu cả lớp cùng trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh 
(câu hỏi gợi ý : Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta ? Phong trào có tác động gì đối với phong trào trong cả nước ? ) 
-GV kết luận về ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh như trên .
 3/Củng cố : GV giới thiệu và đọc 1 đoạn thơ nói về phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
	-Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về đoạn thơ . Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học và chuẩn bị bài Cách mạng mùa thu . 
3 HS lên bảng , trả lời các câu hỏi :
-1 HS lên bảng chỉ cho cả lớp theo dõi 
-Theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe .
-1 HS trình bày , cả lớp theo dõi nhận xét .
-1 HS khác rút kinh nghiệm từ bài của bạn để trình bày lại trước lớp .
+Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Cho dù chúng đàn áp dã man, dùng máy bay ném bom , nhiều người chết, người bị thương nhưng không thể làm lung lạc ý chí chiến đấu của nhân dân .
-Hình minh họa người nông dân Hà-Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viết chia trong những năm 1930-1931 
+Người nông dân không có ruộng , họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác . 
-HS làm việc cá nhân , tự đọc sách và thực hiện yêu cầu, 1 HS lên ghi các điểm mới mình tìm được trên bảng lớp .
-Cả lớp cùng bổ sung : Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ- Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra rất nhiều điều mới : 
-Không hề xảy ra trộm cắp 
-Các hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá . 
-Các thứ thuế vô lí bị xóa. 
-nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung …
+Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm . 
-2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau và nêu ý kiến .
-1 HS nêu ý kiến trước lớp , cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến .
+Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công 
+Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
BÀI : PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được tác nhân gây bệnh , con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A .
Biết được cách phòng bệnh viêm gan A
Luôn có ý thức thực hiện tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh họa trang 32 , 33 SGK . 	-Giấy khổ to, bút dạ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng trả lời, nhận xét cho điểm .
HS 1 : Tác nhân gây bệnh viêm não là gì ?
HS 2 : Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ?
HS 3 : Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ? 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về bệnh viêm gan A. Căn bệnh rất nguy hiểm cũng lây qua đường tiêu hóa . 
*Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức .
-Yêu cầu HS nói những điều mình biết cho các bạn biết về bệnh viêm gan A . 
-Kết luận .
*Hoạt động 2 : Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A 
-Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tham gia đóng vai các nhân vật trong hình1 
-Gọi các nhóm lên diễn kịch . Dùng ghế dài làm gường . 
-Nhận xét .
-Nêu câu hỏi : Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì ? 
+Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? 
-Nhận xét 
-Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm ganA 
*Hoạt động 3 : Cách đề phòng bệnh viêm gan A .
-Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
-Cho quan sát tranh minh họa trang 33 SGK và trình bày về từng tranh theo các câu hỏi 
+Người trong hình minh họa đang làm gì ? 
+Làm như vậy để làm gì ? 
-Gọi mỗi HS nói về 1 hình . 
-Theo em, người bệnh viêm gan A cần làm gì ? 
-Gọi đọc mục Bạn cần biết trang 33
-Kết luận .
3/Củng cố : Đưa ra tình huống : Chiều em đi đón cu Tí ở trường về. Trời mùa hè rất nắng. Về đến nhà, cu Tí đòi ăn ngay hoa quả mẹ vừa mua . Em sẽ nói gì với cu Tí ? 
-Gọi phát biểu theo ý hiểu của mình . 
-Nhận xét. 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , ghi lại vào vở, sưu tầm tranh ảnh các thông tin về bệnh AIDS .
-Hoạt động theo nhóm 
-HS nêu bệnh viêm gan A : 
+Rất nguy hiểm 
+Lây qua đường tiêu hóa 
+Người bị viêm gan A có các dấu hiệu : gầy, yếu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi… 
-Lắng nghe .
-Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai, tập diễn 
-2 đến 3 nhóm lên diễn kịch 
Ví dụ về kịch bản diễn : 
+HS 1 : (Dìu 1 HS nằm xuống ghế ) 
+HS 3 : Cháu bị làm sao vậy chị ? 
+HS 1 : Mấy tuần nay cháu hơi sốt, kêu đau ở

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc