Giáo án Khoa học + Đạo đức Lớp 4 - Tuần 28

Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”.

PH cho HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi sau:

* Ví dụ về câu hỏi:

1. Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ: Nước ở thể lỏng, không khí không có hình dạng nhất định?

- HS tiến hành nêu các thí nghiệm. Tiếp tục các câu hỏi còn lại.

2/ Chứng minh rằng: Nguồn nước đã bị ô nhiễm.

Đáp án: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe

3/ Hãy chứng minh rằng âm thanh có vai trò rất quan trọng đối với con người?

Đáp án: Nhờ có âm thanh mà ta có thể học tập, nói chuyện, thưởng thức âm nhạc .

4/ Hãy chứng tỏ nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người?

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học + Đạo đức Lớp 4 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
KHOA HỌC 
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác.
II. ÔN KIẾN THỨC CŨ:
Bài cũ: BÀI 53 - 54: CÁC NGUỒN NHIỆT VÀ NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG.
Hỏi: Câu 1/ Nêu vai trò của nhiệt độ đối với con người, động vật, thực vật?
Trả lời: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp nhất mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
Câu 2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Trả lời: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Trong bài ôn tập này chúng ta cùng ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần vật chất và năng lượng. Các em cùng thi xem bạn nào nắm vững kiến thức và say mê khoa học. Bài 55-56: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
 b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ bản.
- PH lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 110,111,112.
1. So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
Có
Có
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không
Không
Có
2. Vẽ lại sơ đồ sau vở rồi điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.
Bay hơi
Ngưng tụ
Nóng chảy
Đông đặc
3. Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?
+ Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.
4. Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
+ Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
5. Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?
+ Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
6. Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau(lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian, theo bạm cốc nước nào còn lạnh hơn? Giải thích lí do lựa chọn của bạn.
+ Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”.
PH cho HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi sau:
* Ví dụ về câu hỏi: 
1. Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ: Nước ở thể lỏng, không khí không có hình dạng nhất định?
- HS tiến hành nêu các thí nghiệm. Tiếp tục các câu hỏi còn lại.
2/ Chứng minh rằng: Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
Đáp án: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
3/ Hãy chứng minh rằng âm thanh có vai trò rất quan trọng đối với con người?
Đáp án: Nhờ có âm thanh mà ta có thể học tập, nói chuyện, thưởng thức âm nhạc.
4/ Hãy chứng tỏ nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người?
Trả lời: Nguồn nhiệt giúp ta sưởi ấm, phơi khô, quần áo, nấu chín thức ăn, nước uống, .
5/Thí nghiệm được thể hiện trong hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
Đáp án: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
6. Thí nghiệm được thể hiện trong hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
Đáp án: Mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
*** PH giáo dục kĩ năng sống cho HS: Hãy chung tay góp sức sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả - bảo vệ trái đất của chúng ta!
C. Dặn dò:
Xem lại các nội dung bài đã học.
Chuẩn bị bài mới: Chương: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.
Bài 57: Thực vật cần gì để sống?
 TUẦN 28
ĐẠO ĐỨC 
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG 
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
 1. Kiến thức- kĩ năng:
 - HS hiểu: Cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 - HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
 - HS biết tham gia giao thông an toàn.
 2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác.
II. ÔN KIẾN THỨC CŨ:
Bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
1/ Em đã làm gì để thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở trường, ở lớp hoặc ở ngoài xã hội?
Trả lời: + Chúng ta có thể tiết kiệm tiền ăn quà sáng mua sách vở, bút tặng các bạn co hoàn cảnh khó khăn hoặc quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, bị hạn mặn ở Miền Tây; hoặc đóng góp vào quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà cả nước ta đang thực hiện,.
2/ Nêu một số ca dao, tục ngữ nói lên tính nhân đạo? 
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. + Tương thân tương ái - Lá lành đùm lá rách.
III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: Tôn trọng luật giao thông 
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần qua 
- Yêu cầu HS đọc thông tin/ 40.
- Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về An toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây? 
– PH cho HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
Câu hỏi sau: 
1/ An toàn giao thông để lại những hậu quả gì? 
Trả lời: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, phương tiện giao thông bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ).
2/ Tại sao lại có tình trạng xảy ra An toàn giao thông?
Do ý thức của người tham gia giao thông. (lái xe nhanh, vượt ẩu, không chấp hành luật giao thông,)
Do thiên tai gây ra. (bão, lũ lụt, động đất, sạt lở núi,..)
3/ Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
Để thực hiện đúng Luật giao thông em cần phải:
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
+ Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ,...
+ Nghiêm túc thực hiện theo biển báo giao thông và đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. (Ngồi đằng sau người điều khiển xe máy, đội mũ bảo hiểm, bám chặt tay vào người đằng trước.)
+ Đứng cách xa và an toàn khi tàu hỏa chạy qua.
+ Quan sát khi qua đường, sang đường theo đúng tín hiệu đèn giao thông và đúng phần đường quy định. 
à GV kết luận.
- Để tham gia giao thông an toàn, trước hết phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn. 
GHI NHỚ: Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Thực hiện đúng Luật Giao thông: Hình 1, Hình 5, Hình 6.
Thực hiện sai Luật Giao thông: Hình 2, Hình 3, Hình 4.
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
Hỏi: Tại sao ta phải thực hiện Luật Giao thông?
Trả lời: Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo An toàn giao thông.
Tuyên truyền nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện An toàn giao thông.
Học thuộc nội dung bài
Chuẩn bị bài mới: Bài 14

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_dao_duc_lop_4_tuan_28.docx