Giáo án Khoa học 4 - Tống Thị Hồng Nhung - Học kỳ 2

I.Mục tiêu

 Giúp HS:

 -Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản ánh sáng, để bảo vệ mắt.

 -Hiểu và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.

 -Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.

II.Đồ dùng dạy học

 -Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).

 -Kính lúp, đèn pin.

 

doc115 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Tống Thị Hồng Nhung - Học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 25 
Tiết 50
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
 -Biết được nhiệt độ bình thường của cơ thể, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
 -Hiểu “nhiệt độ” là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.
 -Biết cách sử dụng nhiệt kế và đọc nhiệt kế.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá đang tan, 4 cái chậu nhỏ.
 -Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2.KTBC
-GV hỏi: 
 +Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu ?
 +Chúng ta không nên làm những việc gì để bảo vệ đôi mắt ?
-GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới
-GV hỏi: Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta làm gì ?
 a. Giới thiệu bài:
Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng để biết chính xác nhiệt độ của vật, ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em các loại nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
 Ø Hoạt động 1: Sự nóng, lạnh của vật
-GV nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
-GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:
 +Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết?
-Gọi HS trình bày ý kiến và yêu cầu, HS khác bổ sung.
-GV giảng và hỏi tiếp : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
 Ø Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
-GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh vào chậu B,C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó ?
-GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
-Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : nhiệt kế đo nhiệt dộ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân( một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
-Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
 +Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
-GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Trong lúc chờ đợi kết quả nhiệt độ, GV có thể cho HS dự đoán nhiệt độ của cơ thể người. Những dấu hiệu khi bị sốt, bị cảm lạnh.
-Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.
-GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh.
 Ø Hoạt động 3: Thực hành đo nhiệt độ
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu:
 +HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.
 +Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.
 +Ghi lại kết quả đo.
-Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.
4.Củng cố
-Hỏi: 
 +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ?
 +Có những loại nhiệt kế nào ?
5.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Ta có thể sờ vào vật đó hay dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
-HS nối tiếp nhau trả lời:
 +Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng.
 +Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh.
-Quan sát hình và trả lời.
-HS trình bày ý kiến: Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.
-HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
-HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:
 +Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
-Lắng nghe.
-Quan sát, lắng nghe.
-HS đọc : 300C
 + 1000C
 + 0 0 C
-HS làm theo hướng dẫn của GV.
-Đọc 370C
-Lắng nghe.
-HS quan sát và tiến hành đo.
-HS trả lời.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 26
Tiết 51
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
 (Tiếp theo)
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Hiểu được sơ giản về truyền nhiệt, lấy được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II.Đồ dùng dạy học
 -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
 -Phích đựng nước sôi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
 2.KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50.
 +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ? có những loại nhiệt kế nào ?
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh ?
 +Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt độ khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể người.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
 Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
-Yêu cầu HS dự đoáùn xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ?
-Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
-Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả.
 +Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ?
-Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
-GV yêu cầu:
 +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ?
 +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ?
-Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt. Trong thí nghiệm các em vừa làm vật nóng hơn (cốc nước) đã truyền cho vật lạnh hơn (chậu nước). Khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên.
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.
 Ø Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.
-Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.
-Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế ?
 +Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau ?
 +Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi ?
 +Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì ?
-Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
 Ø Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế
-Hỏi:
 +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ?
 +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán ?
 +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh ?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế.
 4.Củng cố
-Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại mà không nở ra.
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.
-Dự đoán theo suy nghĩ của bản thân.
-Lắng nghe.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau lấy ví dụ:
+Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, …
+Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, …
+Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo, bàn là,…
+Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là, …
+Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi.
-Lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Nghe GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Kết quả làm thí nghiệm: Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.
+Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau.
+Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.
+Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trình bày:
+Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
+Khi bị sốt, nhiệt độ ở cơ thể trên 370C, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ ở cơ thể ta dùng túi nước đá chườm lên trán. Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.
+Rót nước vào cốc và cho đá vào.
+Rót nước vào cốc và sau đó đặt cốc vào chậu nước lạnh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 26
Tiết 52
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm, …đoạn thẳng, những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len, rơm, …).
 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
 -Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong những trường hợp liên quan đến đời sống.
II.Đồ dùng dạy học 
 -HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa.
 -Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
2.KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
-Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
 Các em đã tìm hiểu về sự thu nhiệt, toả nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt. Chẳng hạn, khi rót nước nóng vào cốc áp hai tay vào cốc ta thấy tay ấm lên. Điều đó chứng tỏ cốc là vật dẫn nhiệt từ nước nóng đến tay ta. Trong thực tế có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài học hôm nay.
 Ø Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Gv: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, … dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông, … dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện.
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
 +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
 +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
 +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
Ø Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
 +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
 +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, … có nhiều chỗ rỗng không ?
 +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
 +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
-GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
-Hướng dẫn:
 +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
-Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc ?
 +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
 +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
 +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ?
 Ø Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
 Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
4.Củng cố
-Hỏi:
 +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông ?
 +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ?
5.Dặn dò
-Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng nhữ

File đính kèm:

  • docKH4,2 IN.doc