Giáo án kèm báo giảng Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

A/ KTBC: Trường học thời Hậu Lê

1) Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?

2) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?

- Nhận xét, cho điểm.

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:

- YC hs quan sát hình trang 51 SGK

- Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn học và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê.

2) Tiến trình hoạt động:

* Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê

- Cô có phiếu học tập, trong phiếu học tập, cô đã điền sẵn một số dữ liệu, các em hãy hoạt động nhóm, đọc trong SGK tìm tiếp dữ liệu để hoàn thành bảng thống kê về Các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.

- Dựa vào bảng thống kê, các em hãy mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.

- Theo dõi các nhóm làm việc và giúp đỡ các nhóm khó khăn.

- Y/c hs dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận.

- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì?

- Giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm:

+ Chữ Hán là chữ viết của người Trung Quốc. Khi người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán.

+ Chữ Nôm là chữ viết do người Việt sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán

- Đọc cho hs nghe một số đoạn thơ văn tiêu biểu của các nhà văn, nhà thơ thời kì này (nếu sưu tầm được)

- Trong giai đoạn này có những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nào?

Kết luận: Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học thời kì này đã cho ta thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.

 

doc47 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án kèm báo giảng Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nhân đất Việt, Thần đồng nước ta. 
- Về nhà xem lại bài, trả lời các câu hỏi ở phía dưới/52
- Bài sau: Ôn tập 
1)Nhà Hậu Lê lập lại Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng nhà Thái học, có lớp học, kho trữ sách, ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở. Trường không chỉ nhận con cháu vua, quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Nội dung học tập chủ yếu là nho giáo. Ở các địa phương hàng năm đều có tổ chức kì thi Hội, Ba năm triều đình tổ chức kì thi Hương, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại. Ta thấy giáo dục dưới thời Hậu Lê có tổ chức, có nền nếp. (HT)
2) . Tổ chức lễ xướng danh (lễ đặt tên người đỗ)
. Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng)
. Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. 
. Nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập. (HT)
- Tranh vẽ chân dung Nguyễn Trãi. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, chia nhóm thảo luận 
- Các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét 
- Các nhóm nối tiếp nhau mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm.
 - Dưới thời Hậu Lê, có các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, nội dung của tác phẩm này là phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. ...
- Các tác phẩm được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. (HT)
- Lắng nghe. 
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. 
(HT)
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe nhiệm vụ, chia nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
+ Đại Việt sử kí toàn thư - Tác giả Ngô Sĩ Liên.
+ Lam Sơn thực lục, Dư địa chí - Nguyễn Trãi.
+ Đại thành toàn pháp - Lương Thế Vinh. 
- Thời Hậu Lê, các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lí, toán học, y học- Khoa học thời Hậu Lê đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời hậu Lê. Nguyễn Trãi với tác phẩm Lam Sơn thực lục đã ghi lại diễn biết của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trên lĩnh vực toán học, y học , Lương Thế Vinh đã soạn tác phẩm Đại thành toán pháp. (HT)
- Vì 2 ông có những đóng góp rất lớn cho văn học và khoa học thời Hậu Lê.
- Ông đã viết hai tác phẩm Lam Sơn thực lục ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , tác phẩm Dư địa chí xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân. 
- Lắng nghe. 
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
Nội dung phiếu học tập
1/ Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
- Bình Ngô đại cáo
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông
Hội Tao Đàn
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân
- Các tác phẩm thơ
- Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua
- Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập
- Nguyễn Trãi
- Ức Trai thi tập
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Húc
- Các tác phẩm thơ
Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
- Đại Việt sử kí toàn thư
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí
- Đại thành toán pháp
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
- Kiến thức toán học
Thứ tư, ngày 24 tháng 02 năm 2016
Toán
Phép cộng phân số
I/ Mục tiêu:
Biết cộng hai phân sô cùng mẫu số.(Họ sinh làm bài 1, 3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách cộng hai phân số cùng mẫu.
B/ Tiến trình hoạt động:
1) HD hs thực hành trên băng giấy
- YC hs lấy băng giấy và gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy?
- YC hs tô màu băng giấy.
- Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy? 
- YC hs tô màu băng giấy?
- Bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau?
- Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu?
Kết luận: Cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là băng giấy. 
2) HD hs cách cộng hai phân số cùng mẫu
- Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì?
- Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy?
- Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu? 
- Ghi bảng: 
- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số so với tử số của phân số trong phép cộng? 
- Mẫu số của hai phân số và như thế nào so với mẫu số của phân số ? 
- Từ đó ta có phép công các phân số như sau: 
- Muốn công hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Cho hs tính: 
3) Thực hành: 
Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B 
Bài 2: Gọi hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên
- Phép cộng các phân số cũng có tính chất giao hoán, tính chất giao hoán của phép cộng các phân số như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở BT2
- Viết phép cộng : lên bảng, gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp. 
- Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép cộng trên? 
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- Từ kết luận trên, bạn nào phát biểu được tính chất giao hoán của phép công? 
- Gọi vài hs nhắc lại.
Bài 3: Gọi hs đọc bài toán.
- Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho chúng ta làm thế nào? 
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét, GV kết luận bài giải đúng
- YC hs đổi vở nhau kiểm tra.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn công hai phân số cùng mẫu số ta làm sao?
- Bài sau: Phép công phân số (tt) 
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe.
- HS thực hành. 
- 8 phần bằng nhau. (CHT)
- Lần thứ nhất Nam tô màu băng giấy. 
(HT)
- HS tô màu. 
- Lần thứ hai tô màu băng giấy. (CHT)
- HS tô màu. 
- 5 phần bằng nhau. (CHT) 
- Bạn Nam đã tô màu băng giấy.
- Lắng nghe.
- Làm phép tính cộng. 
- Bằng năm phần tám băng giấy. 
- Bằng năm phần tám.
- Nêu: 3 + 2 = 5. (CHT)
- Ba phân số có mẫu số bằng nhau.
- HS thực hiện lại phép cộâng. 
- Ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số. 
- Vài hs nhắc lại.
- 1 hs nêu: (HT)
- HS làm vào Bc, 1 hs đọc kết quả. 
a) (HT)
b)= (CHT)
c)(CHT)
d) (CHT)
- HS nêu cách hai phân số cùng mẫu 
- Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- 2 hs lên bảng thực hiện. 
- Bằng nhau 
.
- Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi. 
- Vài hs nhắc lạ. 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Chúng ta thực hiện phép cộng số gạo hai ô tô chuyển. 
- Tự làm bài
 Cả hai ô tô chuyển được là:
 (số gạo trong kho)
 Đáp số: số gạo trong kho. (Nộp vở).
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs nêu trước lớp
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
I/ Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
Hiểu được nội dung chính của cau chuyện (đoạn truyện) đã kể.
Tích hợp TT HCM (Bộ phận): Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và cĩ những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.(Kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu cảm yêu mến cuả Bác Hồ. (Câu chuyện quả táo của Bác Hồ, thư chú Nguyễn)).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết đề bài
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Con vịt xấu xí
 Gọi HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí, nói ý nghĩa câu chuyện. 
Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã được nghe, được đọc nhiều truyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay. 
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs tìm hiểu yêu cầu của bài tập
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới: được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp , cuộc đấu tranh.
- Gọi hs đọc gợi ý SGK/47
- Y/c hs quan sát tranh minh họa và cho biết tranh minh họa cho câu chuyện nào? 
- Nhắc HS: Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Trống và Cáo có trong SGK, những truyện khác ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, các em có thể kể truyện đã học, nhưng các em sẽ không được điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
- Gọi HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS: KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn. 
- Các em hãy kể chuyện cho nhau nghe trong nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Ghi tên hs tham gia, tên câu chuyện
- Y/c hs trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. 
- Cùng hs nhận xét về nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu tên câu chuyện em thích nhất. 
- Khen những hs kể tốt, tìm được truyện ngoài SGK.
 Tích hợp TT HCM (Bộ phận): Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và cĩ những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.(Kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu cảm yêu mến cuả Bác Hồ. (Câu chuyện quả táo của Bác Hồ, thư chú Nguyễn).
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài sau; KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện 
 Ý nghĩa: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. (HT)
 + Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí. (HT)
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài .
- Theo dõi.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 2,3.
- Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt. (CHT)
- Lắng nghe. 
- Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện "Nàng công chúa và hạt đậu" của An-đéc-xen. Nàng công chúa này có thể cảm nhận được một vật nhỏ như hạt đậu dưới hai mươi mốt lần đệm.
- Tôi muốn kể câu chuyện về một cô bé bị dì ghẻ đối xử rất ác nhưng cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc, luôn được mười hai tháng đến thăm. Câu chuyện này có tên là "Mười hai tháng",... (HT)
- Lắng nghe. 
- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi.
- Vài hs thi kể trước lớp.
- Theo dõi. 
. Bạn thích chi tiết nào nhất trong truyện?
. Bạn thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao bạn thích nhân vật ấy?
. Nếu gặp nhận vật chính ngoài đời, bạn sẽ nói điều gì với nhân vật?
. Câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì? 
. Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì?
- Nhận xét.
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
- Vài hs nêu tên câu chuyện mình thích.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I/ Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với gọng nhẹ nhàng, cĩ cảm xúc.
Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ơi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các CH ; thuộc một khổ thơ trong bài).
II/ Các hoạt động dạy-học:
 - Tranh minh hoạ SGK.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Hoa học trò
1) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là "Hoa học trò"
2) Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? 
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Người mẹ trong bài thơ là một người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. Thông qua lời ru của người mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ yêu con, yêu cách mạng. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài thơ
+ Lượt 1: luyện phát âm: a-kay, lún sân, Ka-lưi,
+ Lượt 2: Giải nghĩa từ: lưng đưa nôi, tim hát thành lời, A-kay. 
- Giải thích thêm: Tà-ôi là một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Thừa thiên - Huế. 
. Tai: tên em bé dân tộc Tà-ôi.
. Ka-lủi: tên một ngọn núi phía Tây Thừa Thiên-Huế. 
- HD hs nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ:
 Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, / giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời...
- Bài thơ được đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 2
- Gọi hs đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm 
b) Tìm hiểu bài:
- Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ"?
- Người mẹ làm những công việc gì?
- Những công việc người mẹ làm có ý nghĩa như thế nào?
- Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
- Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? 
c) HD đọc diễn cảm và HTL:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 2 khổ thơ.
- YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài
- Kết luận giọng đọc đúng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân.
- HD hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
 Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan / đừng rời lưng mẹ
 Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, / giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi 
 Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối 
+ GV đọc mẫu
+ Y/c hs luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
- Y/c hs nhẩm HTL 1 khổ thơ mình thích. 
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng trước lớp. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc nhất
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ nói lên điều gì? 
- Kết luận nội dung đúng. (mục I) 
- Giáo dục: Kính yêu mẹ, vâng lời mẹ. 
- Về nhà tiếp tục luyện thuộc lòng cả bài
- Bài sau: Vẽ về cuộc sống an toàn.
- 2 hs đọc và TLCH:
1) Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quan thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. (HT)
2) Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. (HT)
- Lắng nghe.
-2 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ. (CHT)
- Luyện phát âm cá nhân.
- Lắng nghe, giải nghĩa.
- Lắng nghe, ghi nhơ.ù
- Chú ý nghỉ hơi đúng các dòng thơ.
- Giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương yêu. 
- Luyện đọc trong nhóm 2.
- 1 hs đọc cả bài.
- Lắng nghe. 
- Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé có lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, nên ta nói: các em lớn trên lưng mẹ. (HT)
- Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. (HT)
- Những công việc mẹ làm góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc. (HT)
. Tình yêu của mẹ với con: Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mẹ thương a-kay - mặt trời của mẹ nằm trên lưng. (HT)
- Hi vọng của mẹ với con: Mai sau con lớn vung chày lún sân. 
- Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng. (HT)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc. 
- Trả lời theo sự hiểu.
- Lắng nghe. 
 Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời:
 Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
 Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
 Con mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần 
 Mai sau con lớn / vung chày lún sân...
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- Vài hs thi đọc 
- Nhận xét
- Tự nhẩm thuộc lòng 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp
- HS trả lời theo sự hiểu 
- Vài hs đọc lại 
- HS trả lời: : Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ơi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Lắng nghe.
Thứ năm, ngày 25 tháng 02 năm 2016
Toán
Phép cộng phân số (tt)
I/ Mục tiêu:
Phép cộng hai phân số khác mẫu số. (Bài 1 a, b, c bài 2 a, c).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Phép cộng phân số:
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? 
- Gọi hs lên bảng thực hiện cộng các phân số. 
- Nhận xét, cho điểm. 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng hai phân số cùng mẫu. Vậy cộng hai phân số khác mẫu ta làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Cộng hai phân số khác mẫu
- Gọi hs đọc ví dụ trên bảng lớp (chuẩn bị sẵn) 
- Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì? 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- Ta làm cách nào để có thể cộng được hai phân số khác mẫu số này? 
- YC hs quy đồng mẫu số, rồi cộng hai phân số 
- Bạn nào nêu lại các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số? 
Kết luận: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như sau: 
. Qui đồng mẫu số hai phân số
. Cộng hai phân số đã qui đồng mẫu số. 
- Gọi hs đọc bài học SGK/127.
3) Thực hành:
Bài 1: Gọi hs phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. 
- Y/c hs làm vào vở nháp. 
- Gọi hs nói cách làm và kết quả, HS khác nhận xét kết quả bài làm của bạn 
Bài 2: Ghi bài tập mẫu lên bảng 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- Nên ta chọn MSC là mấy? 
- GV vừa thực hiện vừa nêu cách làm: Giữ nguyên phân số thứ nhất, ta qui đồng phân so

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan