Giáo án Kể chuyện Lớp 2 - Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn - Năm học 2019-2020

Chiếu hình ảnh Đoạn 2 và hỏi Hs:

- Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn?

-

- Người thợ săn đã làm gì?

-

- Gà Rừng nói gì với Chồn?

-

- Lúc đó Chồn như thế nào?

Chiếu hình ảnh Đoạn 3 và hỏi Hs:

- Gà Rừng nói gì với Chồn?

- Gà đã nghĩ ra mẹo gì?

Chiếu hình ảnh Đoạn 4 và hỏi Hs:

- Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao?

- Chồn nói gì với Gà Rừng?

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện Lớp 2 - Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 của thực tập sinh Hoa Hồng Hà
Thứ tư, ngày 20 tháng 5 năm 2020
MÔN: KỂ CHUYỆN
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
2. Kỹ năng: Dựa vào trí nhớ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng hấp dẫn và sinh động, phù hợp nội dung.
3. Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV chuẩn bị bài dạy bằng powerpoint. 
GV chuẩn bị nón đội hình con gà, con chồn và khăn, gậy cho vai diễn bác thợ săn để Hs đóng vai kể chuyện, bìa cứng để làm mô phỏng cái hang như trong truyện.
Hs chuẩn bị sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2 lớp 2.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Ôn bài cũ: (5’)
GV chiếu và hỏi hình ảnh minh hoạ cho bài tập đọc nào mà các con đã học?
Chiếu hình ảnh Đoạn 1 và hỏi Hs:
Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì?
Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào?
Chiếu hình ảnh Đoạn 2 và hỏi Hs:
Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn?
Người thợ săn đã làm gì?
Gà Rừng nói gì với Chồn?
Lúc đó Chồn như thế nào?
Chiếu hình ảnh Đoạn 3 và hỏi Hs:
Gà Rừng nói gì với Chồn?
Gà đã nghĩ ra mẹo gì?
Chiếu hình ảnh Đoạn 4 và hỏi Hs:
Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao?
Chồn nói gì với Gà Rừng?
Giới thiệu: (1’)
Một trí khôn tại sao lại hơn trăm trí khôn, chúng ta đã được học ở bài tập đọc. Giờ kể chuyện tuần này lớp mình sẽ cùng kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện này.
GV kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn cho Hs nắm lại được toàn bộ nội dung của câu chuyện (2’)
Phát triển các hoạt động (25’)
a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện (3’)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
Bài cho ta mẫu như thế nào?
Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả sgk lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo? ( đồng thời GV chiếu hình ảnh của đoạn 1)
Đoạn 2 vì sao tác giả lại đặt tên là Trí khôn của Chồn? ( đồng thời GV chiếu hình ảnh của đoạn 2)
Vậy theo con, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì?
Vậy bạn nào có thể cho cô biết tên đoạn 3 của truyện là gì? ( đồng thời GV chiếu hình ảnh của đoạn 3)
(Nếu Hs không đặt được, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi sau: Gà Rừng nói gì với Chồn? Gà đã nghĩ ra mẹo gì?)
Bạn nào có thể cho cô biết tên đoạn 4 của truyện là gì? ( đồng thời GV chiếu hình ảnh của đoạn 4).
b) Kể lại từng đoạn truyện (17’)
Bước 1: Kể trong nhóm (5’)
GV chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và 1 nhóm 5 HS, yêu cầu mỗi HS kể lại nội dung từng đoạn truyện trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp (12’)
Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu và sự biểu cảm của giọng kể qua lời thoại của các nhân vật trong truyện như thế nào?
Chú ý khi HS kể, GV phải đưa ra câu hỏi gợi ý nếu thấy Hs lúng túng.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện (5’)
Gọi 4 HS và kể lại truyện theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
GV yêu cầu Hs nhận xét các bạn kể, và bạn nào kể hay nhất.
Nhận xét, khen thưởng HS.
 Củng cố – Dặn dò (2’)
- GV hỏi HS qua câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Từ đó, bản thân con rút ra được bài học gì từ nhân vật bạn Chồn và Gà Rừng trong câu chuyện?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Chồn luôn ngầm coi thường bạn.
Hỏi Gà Rừng: “Cậu có bao nhiêu trí khôn?” khi Gà Rừng nói “Mình chỉ có một trí khôn” thì Chồn kiêu ngạo nói: “Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.”
Đôi bạn gặp một người thợ săn, chúng vội nấp vào một cái hang.
Reo lên và lấy gậy chọc vào lưng.
Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi.
Chồn sợ hãi, buồn bã nên chẳng còn một trí khôn nào trong đầu.
Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
Nó giả vờ chết. Người thợ săn tưởng gà chết thật liền quẳng nó xuống đám cỏ. Nó bỗng vùng chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn chạy biến vào rừng.
Khiêm tốn.
Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
HS lắng nghe.
Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Mẫu: 
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn.
Vì đoạn truyện này cho ta thấy được trí khôn của Chồn trong tình thế nguy kiểm là “chẳng còn một trí khôn nào cả”.
Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó.
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn/ Sự thông minh dũng cảm của Gà Rừng/ Gà Rừng và Chồn đã thốt nạn ntn?/ Một trí khôn cứu một trăm trí khôn.
+ Đoạn 4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng/ Chồn ăn năn về sự kiêu ngạo của mình/ Sau khi thốt nạn/ Chồn xin lỗi Gà Rừng./ Tình bạn của Chồn và Gà Rừng.
Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho bạn.
Các nhóm trình bày,
Nhận xét sự trình bày của các bạn về nội dung của câu chuyện, về giọng kể có biểu cảm theo từng lời thoại của các nhân vật trong chuyện
4 Hs lên kể chuyện theo hình thức đóng vai nhân vật.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
HS lắng nghe.
Chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu ngạo coi thường người khác.
Không kiêu ngạo, tự phụ như bạn Chồn và biết nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa.
Học được tính khiêm tốn, bình tĩnh, tự tin của Gà Rừng.
HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_2_bai_mot_tri_khon_hon_tram_tri_khon_n.doc