Giáo án hướng nghiệp khối 10
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC
NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
I. MỤC tiêu bài HỌC :
1. Về kiến thức: Nêu được ý nghĩa, đặc điểm yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề.
2. Về kĩ năng: Biết liên hệ bản thân để chọn nghề.
3.Về tư tưởng: Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY Và trò
1. Giáo viên:
- Sưu tầm các thông tin về nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
nhân lực để phục vụ LĐSX. - Nền kinh tế phát triển ntn lại phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế. b. Ý nghĩa chính trị - xã hội: - Chúng ta muốn duy trì thể chế XH ntn là do chúng ta giáo dục, khi kinh tế phát triển người dân được giáo dục tốt thì XH đó ổn định. - Ở Việt Nam nghề dạy học luôn được xã hội coi trọng thể hiện ở truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” 1. Đối tượng lao động: - Là con người - đối tượng đặc biệt. Bằng những tình cảm và chuyên môn của mình, người thầy phải làm hình thành, biến đổi và phát triển phẩm chất nhân cách của người học theo mục tiêu đã chọn trước. 2. Công cụ lao động: ngôn ngữ (nói, viết) và các đồ dùng dạy học (giấy, bút, mực, phấn, bảng, các máy móc thí nghiệm). 3. Yêu cầu của nghề dạy học: - Phẩm chất đạo đức: Yêu nghề, yêu thương học sinh, có lòng nhân ái, vị tha công bằng. - Năng lực sư phạm: + Năng lực dạy học: Năng lực đánh giá, soạn, giảng bài. + Năng lực giáo dục: nắm bắt được tâm lý HS, khả năng thuyết phục và cảm hóa các em, định hướng để các em phấn đấu trở thành các nhà khoa học, kinh doanh giỏi. - Năng lực tổ chức: + Biết tổ chức quá trình dạy học khoa học. + Biết tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả cao. + Biết hướng dẫn HS thực hiện nề nếp học tập, XD phong cách học tập mới, biết làm việc theo nhóm và tự nghiên cứu. - Một số phẩm chất khác: Nếu biết ca hát, đánh đàn. 4. Điều kiện lao động: - Điều kiện lao động: LĐ trí óc, phải nói nhiều. - Chống chỉ định y học: + Người dị dạng, khuyết tật. + Người nói ngọng, nói lắp. + người bị bệnh hen, phổi, lao. + Người có thần kinh không ổn định. + Người có hành động thiếu văn hóa. III. Vấn đề tuyển sinh vào nghề. 1. Các cơ sở đào tạo gồm hệ thống các trường: - Trung cấp sư phạm: Ởû các địa phương. - Cao đẳng sư phạm: Ở các địa phương, ở TW có một số trường. - Trường đại học sư phạm: 2. Điều kiện tuyển sinh: 3. Triển vọng của nghề: * Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học. NDCT: Từ mẫu giáo đến bây giờ chúng ta đã được học rất nhiều thầy cô ở các cấp học khác nhau, nhưng tất cả các thầy cô mà đã dạy chúng ta đều có một điểm chung là công tác trong lĩnh vực giáo dục, hay nói cách khác là nghề dạy học. Vậy bạn đã hiểu gì về nghề dạy học? - Tại sao nghề dạy học k tạo ra của cải vật chất lại có ý nghĩa kinh tế? - Tại sao nói nghề dạy học ở nước ta lại được coi trọng? - Bạn cảm nhận như thế nào về công việc của các thầy, các cô? - Bạn có thể hát một bài về chủ đề người thầy? - Bạn hãy kể về một số nhà giáo lỗi lạc ở việt nam. HS phát biểu * Hoạt động 2: Tìm hiểu về đối tượng lao động, cơng cụ lao động, và yêu cầu của nghề dạy học - Đối tượng lao động của nghề dạy học là gì? Và nêu đặc điểm của đối tượng này. - Công cụ lao động của nghề này là gì? - Năng lực tổ chức của nghề dạy học được thể hiện như thế nào? - Bạn cho biết, ngoài những năng lực trên, thầy cô giáo cần có những năng lực nào? - Bạn phát biểu về điều kiện lao động của nghề dạy học. - Các chống chỉ định y học của nghề là gì? * Hoạt động 3: Vấn đề tuyển sinh vào nghề - Bạn biết gì về vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học? IV. SƠ KẾT BÀI HỌC Tìm hiểu về nghề dạy học. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học. Cĩ thái độ đúng đắn với nghề. Tiết 4 - Tuần 4 - Tháng 12 Chủ đề 4: VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Nêu được vai trò ảnh hưởng của giới tính và giới khi chọn nghề. 2. Về kĩ năng: Liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Về tư tưởng: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới khi chọn nghề. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung của chủ đề. Chuẩn bị một số phiếu học tập. 2. Học sinh: Sưu tầm những bài báo, ca dao, thơ nói về những nghề truyền thống của nam giới, nữ giới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trị 1. Khái niệm về giới và giới tính. - Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính luôn ổnû định, mỗi giới có 1 chức năng sinh học đặc thù và giống nhau k phân biệt màu da, dân tộc. - Giới là mqhệ và tương quan giữa nam và nữ trong một bốùi cảnh cụ thể trong XH cụ thể. Giới thể hiện vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà XH qui định cho nam và nữ bao gồm việc phân công LĐ, phân chia các nguồn lợi ích cá nhân. Giới mang tính bất biến. Vai trò của giới thay đổi theo thời gian. 2. Vai trò của giới trong xã hội Cả nam và nữ đều thực hiện vai trò trách nhiệm: - Tham gia công việc gia đình - Tham gia công việc sản xuất - Tham gia công việc cộng đồng GV gợi ý 3. Vấn đề giới trong chọn nghề a. Aûnh hưởng của giới trong chọn nghề. - Học sinh nam có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp hơn các bạn nữ, do đó nghề nghiệp mà các bạn nam giới chọn đa dạng hơn. - Học sinh nữ phải lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nữ giới, do đó phạm vi nghề nghiệp của nữ hẹp hơn. b. Sự khác nhau của giới trong việc chọn nghề. * Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không bị ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nhất là các công việc nặng nhọc, hay di chuyển. Hạn chế: Khả năng ngôn ngữ kém hơn nữ giới, kém nhạy cảm, ít khéo léo sẽ gặp trở ngại ở một số nghề như tư vấn, tiếp thị * Nữ giới: Khả năng ngôn ngữ, sự nhạy bén và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp- phong cách các lĩnh vực mang tính mềm dẻo, ôn hòa, dịu dàng, ân cần. Hạn chế: Sức khỏe. Tâm sinh lý, bị ảnh hưởng của việc sinh đẻ, một số phụ nữ còn nặng với thiên chức làm mẹ, làm vợ. 4. 1 số nghề phụ nữ không nên làm và nên làm: - Nghề có môi trường lĩnh vực độc hại. - Nghề hay phải di chuyển địa điểm làm việc. - Nghề lao động nặng nhọc. Một số nghề phù hợp với phụ nữ: giáo dục, công nghiệp nhẹ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tín dụng, bưu điện, dịch vụ công cộng, y tế, nông nghiệp, công nghiệp chế biến. * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và giới tính - NDCT: Bạn hiểu thế nào về giới và giới tính? * Hoạt động 2: Vai trị của giới trong XH - NDCT: Người ta thường cho rằng nam giới chỉ phải LĐSX và tham gia các công việc cộng đồng, còn nữ giới thì cũng LĐSX, công việc cộng đồng, nhưng nữ giới còn phả tham gia công việc gia đình. Quan niệm đó đúng hay sai? - NDCT: Vì sao có ptrào đòi bình đẳng giới? - NDCT: ý kiến của bạn qua các số liệu sau đ ở VN : a. Tỷ lệ lao động 1. Tỷ lệ lao động ở phụ nữ là 50 – 60%. 2. Nhà hành khách sạn, cửa hàng do phụ nữ quản lý chiếm 80%. 3. Công việc nhà nông do phụ nữ đảm nhiệm: 75%. b. thu nhập 1. Thu nhập của phụ nữ so với nam giới chiếm 72%. 2. Vốn mà ngân hàng nông nghiệp cho phụ nữ vay:ø 10% * Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của giới trong việc chọn nghề. NDCT: Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới? NDCT: Nếu nghề dạy học như THCS, THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì? NDCT: Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ giới không nên tham gia. HS thảo luận và phát biểu. Tiết 5 – Tuần 4 – Tháng 1 Chủ đề 5 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: Nêu được ý nghĩa, đặc điểm yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 2. Về kĩ năng: Biết liên hệ bản thân để chọn nghề. 3.Về tư tưởng: Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ 1. Giáo viên: - Sưu tầm các thông tin về nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Học sinh - Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp: - Do điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi vớiù hàng nganø kilomet bờ biển, diện tích rừng lớn, đất đai màu mỡàø điều kiện phát triển các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. - Trước CMT8, đời sống nhân dân còn thấp do bị g/c PK chiếm hữu ruộng đất, bị vua quan bóc lộtà nông nghiệp lạc hậu kém phát triển. - Sau CMT8, người dân được làm chủ ruộng đất, nông dân được học hành, SX nông nghiệp từng bước phát triển. - Từ đầu đại hội đảng VI năm 1986 đã đề ra chủ trương đổi mới các LLSX nông, lâm, ngư nghiệp phát triển mạnh mẽ do cải tiến kĩ thuật, áp dụng các thành tựu của KHCN vào LĐ SX nên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã phát triển vượt bậc. Hiện nay: Việt nam là một nước xuất khẩu gạo, cà phê hàng đầu thế giới. 2. Tổng quan về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai - Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới xuất hiện thu hút đông đảo nhân lực của đất nước. - Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của người VN ngày một tiến ra thị trường thế giới. 3. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1. Đối tượng lao động chung. - Cây trồng. - Vật nuôi. 2. Nội dung lao động: Dùng sức lao động để áp dụng các biện pháp KHKT để biến đổi các đối tượng để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và tiêu dùng của con người. 3. Công cụ lao động - Các công cụ đơn giản: cày, cuốc, xe bò, thuyền gỗ. - Các công cụ hiện đại: Máy cày, máy cấy, máy gặt, tàu đánh cá, các nhà máy chế biến. 4. Điều kiện lao động - Làm việc ngoài trời. - Bị tác động của thời tiết, khí hậu (bão, lụt ). - Bị tác động của các loại thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc diệt cỏ, trừ sâu. 5. Nguyên nhân chống chỉ định y học: Không nên theo nghề nếu bị: - Bệnh phổi. - Suy thận mạn tính. - Thấp khớp, đau cột sống. - Bệnh ngoài da 6. Vấn đề tuyển sinh: Cơ sở đào tạo - Các trường công nhân kỹ thuật - Trường TH - trường cao đẳng - Trường đại học IV. Tổng kết đánh giá 1. Em hãy cho biết nội dung cơ bản của chủ đề. 2. Em hãy liên hệ bản thân có phù hợp với các nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp không? Em hãy mô tả chi tiết một nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mà em biết (Theo cấu trúc bản mô tả nghề như nghề nuôi ong, nghề trồng rừng.) 3. Yêu cầu các em về nhà tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực y và dược * Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp. NDCT: Vì sao việt nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là một nước nông nghiệp kém phát triển? HS thảo luận theo nhóm HS lắng nghe NDCT: tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay và trong tương lai? HS thảo luận HS lắng nghe nhận xét của thầy giáo. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. NDCT: Đọc tổng kết sự phát triển các lĩnh vực thuộc nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 cho cả lớp nghe. NDCT: vì sao lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta lại có những thành tựu quan trọng như vậy? HS thảo luận theo nhóm. NDCT: Bạn có thể rút ra được những kết luận gì qua các thông tin định hướng phát triển nghề nói trên như: Nhu cầu về lao động, yêu cầu về chất lượng lao động. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. NDCT : bạn cho biết đối tượng lao động của nghề là gì? NDCT: Nội dung lao động, công cụ lao động chung của nghề? NDCT: điều kiện lao động của nghề? HS thảo luận. NDCT: bạn biết gì về vấn đề tuyển sinh của nghề? HS phát biểu. HS phát biểu tóm tắt nội dung. HS phát biểu nhận thức của mình qua chủ đề. V. BỔ SUNG . Tiết:6 - Tuần 4 – Tháng 2 Chủ đề 6 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Nêu được vụ trí, đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành y và dược. 2. Về kỹ năng: Biết được cách tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo của ngành y và dược 3. Về tư tưởng : Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu nghề và liên hệ bản thân cho việc chọn nghề. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ 1. Giáo viên: - Sưu tầm những gương sáng, những câu ca dao về ngành y và dược trong nước và trên thế giới. - Các bài hát, bài thơ nói về ngành y và dược. 2. Học sinh - Tìm hiểu nội dung của các nghề thuộc lĩnh vực y, dược. - Sưu tầm các mẩu chuyện về những người thành công và hết lòng vì ngành y và dược. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ý nghĩa và tằm quan trọng của nghề: 1. Sơ lược lịch sử phát triển trong lĩnh vực y và dược - Nghề y- dược phát triển từ lâu đời, kinh nghiện từ hàng năm đã để lại cho chúng ta những phương pháp và bài thuốc quí - Đông y của VN hiện đang phát triển theo hướng hiện đại hóa. - Tây y thâm nhập vào VN từ khi TD Pháp xâm lược - Y và dược hai lĩnh vực không thể tách rời. - Y học là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người qua các bước khám, điều trị phục hồi sức khỏe. 2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề. Nghề Y – Dược là nghề cao quý vì được chăm lo sức khỏe cho con người và được xã hội tôn trong gọi là “thầy thuốc”. - Nghề được mọi tầng lớp XH quan tâm và coi trọng. Con người k có sức khỏe thì k làm được việc gì cả. III. Đặc điểm và yêu cầu của nghề 1. Đặc điểm: A. Ngành Y a. Đối với lao động: Là con người với các bệnh tật của họ. b. Nội dung lao động bao gồm các việc: - Khám bệnh: Người thầy thuốc thực hiện công việc này tại phòng khám của cơ sở y tế hoặc ở nhà bác sĩ. Khám bệnh, chẩn đoán nhằm xác định cho được căn bệnh trong người bệnh nhân. Để kết luận được bệnh tật chính xác, người thầy thuốc phải quan sát, hỏi chi tiết về những biểu hiện từ người bệnh hoặc người nhà người bệnh. Nếu bệnh phức tạp, các bác sĩ phải sử dụng các thiết bị thăm khám như ống nghe, nhiệt kế đo thân nhiệt và các máy móc thiết bị thăm khám khác hoặc các thiết bị soi chiếu chụp. Xét nghiệm. Sau khi xác định được bênh tật rồi, bác sĩ mới lập ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân quan đơn thuốc. - Điều trị bệnh: Công việc này phải thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị ở bước khám bệnh, đồng thời bác sĩ cũng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị theo hướng tiến triển sức khỏe của người bệnh. Ơû giai đoạn này, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quyết định của bác sĩ và cơ sở y tế. - Phục hồi sức khỏe: Người bệnh thường bị mất sức khỏe do bệnh tật va do điều trị nên khi bệnh đã khỏi thì cần lấy lại sức khỏe, do đó bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân khám, tập luyện ăn uống làm việc theo chế độ quy định để bệnh nhân lấy lại sức khỏe bình thường mới cho xuất viện. Do tính cấp bách việc chữa bệnh nên thầy thuốc thường phải trực tiếp tiếp xúc với các loại bệnh tật, trong đó các bệnh nguy hiểm dễ lây như: Lao, HIV Người vận hành các thiết bị chuẩn chụp thường phải tiếp xúc với các hóa chất hoặc các máy móc nguy hiểm như máy chiếu tia X, máy xạ trị Ngoài ra hàng ngày thầy thuốc phải tiếp xúc tới tiếng kêu, thét, đau đớn, máu mủ Vì vậy thầy thuốc phải biết thương yêu bệnh nhân biết chia sẻ động viên bệnh nhân và có đạo đức của người thầy như bác hồ đã dạy “Lương y phải như từ mẫu”. - Công cụ lao động của nghề: Gồm các công cụ đơn giản như ống nghe, đèn soi, nhiệt kế đến các máy móc phức tạp, hiện tại như máy siêu âm, máy chụp X, máy xạ trị, mát xét nghiệm 2. Các yêu cầu của nghề: + Phải có chuyên môn học vấn đề từng nhóm bệnh + Phải có lòng nhân ái yêu thương con người. + K sợ máu mủ, k ghê sợ các bệnh tật của người bệnh + Tính tình vui vẻ mềm mỏng trước người bệnh - ĐK lao động và chống chỉ định + ĐK lao động phải làm việc tại các cơ sở y của nhà nước hoặc tư nhân. + Thường phải đi làm việc đột xuất do bệnh tật của bệnh nhân có tính cấp bách. + Tiếp xúc với các loại bệnh tật, các loại thuốc, hóa chất. - Chống chỉ định + Không mắc bệnh tim, hay chóng mặt + Không mắc các bệnh truyền nhiễm + Không dị ứng với các loại thuốc, hóa chất. B. Ngành dược: a. Đối tượng lao động - Sử dụng các phương tiện, máy móc, kỹ thuật, để bào chết thuốc từ các hóa chất, các loại cây, con vật. b. Nội dung lao động. Nghiên cứu biến đổi các nguyên liệu làm thuốc (dược liệu) thành các loại thuốc (dược phẩm) gồm các công việc chiếc xuất, phân tích, tổng lượng các hóa chất, sản xuất thành các loại thuốc, thuốc viên, thuốc nước, thuốc xị, thuốc xoa - Công cụ lao động: Các máy móc thiết bị dùng để bào chế, chiết suất, pha trộn, sấy, đóng gói - ĐKLĐ: Làm việc trong nhà xưởng vệ sinh sạch sẽ, phải tiếp xúc với các hóa chất, phải LV chính xác (khi cân đong đo đếm, phải có tính kỹ thuật cao, tuân thủ nội qui chặt chẽ, có trách nhiệm và ý thứ đạo đức). Chống chỉ định y học: + Có sức khỏe, không bị bệnh tật về tim, mạch + Không dị ứng với hóa chất + Không mắc bệnh ngoài da, truyền nhiễm. IV. Việc đào tạo nghề: Các cơ sở đào tạo + Các trường ĐH, CĐ + Các trường TH Y – Dược V. Thi kể chuyện * Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề Y, Dược. NDCT: Bạn cho biết lịch sử, vai trò của nghề Y, Dược HS thảo luận NDCT: Có phải nghề Y và Dược là một lĩnh vực không ? HS thảo luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược NDCT: Bạn nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề Y HS: Thảo luận và phát biểu ý kiến NDCT: Bạn đã phải đi khám bệnh ở bệnh viện chưa? Bạn cho biết qui trình để khám chữa bệnh trong bệnh viện như thế nào ? HS phát biểu theo nhóm NDCT: Bạn hãy kể tên các thiết bị, máy móc dùng trong việc khám chữa bệnh ? HS thảo luận và xung phong phát biểu. NDCT: Tại sao nghề
File đính kèm:
- GA_huong_nghiep_20150727_032723.doc