Giáo án hội thi giáo viên giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 22, Bài 21: Môi trường đới lạnh - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hoàn

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động khởi động. (2 phút)

GV: Chiếu slide có 4 hình ảnh

+ Hãy cho biết đây là môi trường gì?

+ Nêu những hiểu biết của em về môi trường đó?

HS: trả lời theo ý hiểu.

GV: Nếu môi trường hoang mạc có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, rất bất lợi cho sự sống, thì cũng còn một môi trường nữa của Trái Đất có khí hậu khắc nghiệt không kém, thực, động vật cũng rất nghèo nàn. Và đó chính là môi trường đới lạnh. Vừa nãy các e phán đoán các đặc điểm của môi trường đới lạnh. Vậy những phán đoán đó đúng hay như thế nào thì cô và các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôn nay để tìm lời giải đáp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ thế giới, trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh

- Thời lượng: 15 phút

- Hình thức tương tác: cá nhân, cả lớp

- Phương tiện, đồ dùng: Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất; Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực; Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực; Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa tại địa danh Hon – man;

- PP, kỹ thuật: Giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi

- Không gian tổ chức học: HS ngồi theo sơ đồ lớp trong phòng học

- Tiến trình hoạt động:

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội thi giáo viên giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 22, Bài 21: Môi trường đới lạnh - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
01/11/2019
Dạy
Ngày dạy
 /11/2019
Tiết
1
Lớp
7C8
CHƯƠNG IV. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Tiết 22 – Bài 21. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Dạng bài: Lý thuyết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng: Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức:
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ thế giới.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Phân tích được sự thích nghi của động, thực vật với môi trường đới lạnh.
b. Kỹ năng: 
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày được đặc điểm khí hậu đới lạnh.
- Quan sát tranh ảnh, video nhận xét về một số cảnh quan đới lạnh.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
a. Các phẩm chất:
- Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên 
- Lên án hành vi khai thác tài nguyên quá mức của con người
b. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề. 
c. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng tranh ảnh minh họa.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực
- Tài liệu về môi trường đới lạnh: Hình ảnh, video về một số loài thực - động vật sống trong đới lạnh, ...
2. Trò: 
- SGK, vở ghi, vở bài tập, bài thảo luận nhóm
- Tư liệu về môi trường đới lạnh
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động khởi động. (2 phút)
GV: Chiếu slide có 4 hình ảnh
+ Hãy cho biết đây là môi trường gì?
+ Nêu những hiểu biết của em về môi trường đó? 
HS: trả lời theo ý hiểu.
GV: Nếu môi trường hoang mạc có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, rất bất lợi cho sự sống, thì cũng còn một môi trường nữa của Trái Đất có khí hậu khắc nghiệt không kém, thực, động vật cũng rất nghèo nàn. Và đó chính là môi trường đới lạnh. Vừa nãy các e phán đoán các đặc điểm của môi trường đới lạnh. Vậy những phán đoán đó đúng hay như thế nào thì cô và các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôn nay để tìm lời giải đáp.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ thế giới, trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh
- Thời lượng: 15 phút
- Hình thức tương tác: cá nhân, cả lớp
- Phương tiện, đồ dùng: Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất; Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực; Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực; Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa tại địa danh Hon – man; 
- PP, kỹ thuật: Giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi
- Không gian tổ chức học: HS ngồi theo sơ đồ lớp trong phòng học
- Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Thầy: Chiếu lược đồ Khí hậu Trái Đất ->Yêu cầu HS xác định vị trí của đới lạnh trên lược đồ khí hậu Trái Đất?
 * Thầy: Chiếu lược đồ môi trường đới lạnh ở Cực Bắc và Cực Nam ->Yêu cầu HS xác định ranh giới môi trường đới lạnh trên lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực.
* Thầy giới thiệu hai điểm cần chú ý ở hai lược đồ:
- Đường vòng cực được thể hiện là vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.
- Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 100C tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 100C tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có NĐ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu).
* Thầy: Ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu từ khoảng hai vòng cực đến cực.
* Thầy: Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét điểm khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với MT đới lạnh Nam bán cầu ?
* Thầy: Chiếu lát cắt địa hình châu Nam cực, giới thiệu: ĐH Châu Nam Cực là các núi băng cao, đồ sộ, lớp băng dày (khiên băng) có thể đến 3000m.
HĐ báo cáo thảo luận nhóm (TG: 3 phút)
* Thầy: Cho HS nhắc lại yêu cầu phần ND giao bài tập về nhà: Dựa vào biểu đồ hình 21.3/ Tr.68 sgk, hãy phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa tại Hon- man.
 Đặc điểm
Nhận xét
Nhiệt độ
Lượng mưa
NĐTB, LMTB
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
Biên độ nhiệt
Tháng có NĐ > 00C, có mưa
Tháng có NĐ < 00C, tuyết rơi
Kết luận 
Nguyên nhân
* Thầy: Yêu cầu HS quan sát các hình 21.4 và 21.5/ Tr.69, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó (Liên hệ thực tế) (Tích hợp kiến thức)
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ:
* Thầy: Tư vấn giám sát các hoạt động.
* Trò làm việc tập thể.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận:
- Các nhóm dán bài 
- Mời đại diện nhóm 1 trình bày:
 Đặc điểm
Nhận xét
Nhiệt độ
Lượng mưa
NĐTB, LMTB
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
Biên độ nhiệt 
-12,30 C
 T7: 100 C
T2: - 300 C
400 C
133mm
T7: 20mm
T2: 3mm
Tháng có nhiệt độ > 00C, có mưa
T6,7,8, nửa tháng 9
(3,5) tháng
Tháng có nhiệt độ < 00C, tuyết rơi.
T1,2,3,4,5, nửa T9,10,11,12
(8,5 tháng)
Kết luận 
Khắc nghiệt:
Quanh năm lạnh lẽo. Mùa hạ ngắn.
Mùa đông kéo dài, rất lạnh. Mưa rất ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Thầy kết luận: Biểu đồ khí hậu Honman thể hiện lượng mưa và lượng tuyết chung một cột mưa của tháng. Sự khắc nghiệt của đới lạnh chủ yếu do nhiệt độ quá thấp => Do góc nhập xạ nhỏ, áp cao gió Đông Cực thống trị.
* Thầy mở rộng: 1 phóng viên thăm Alatca (Hoa Kì) mô tả: 
- Ngoài trời lạnh -440C, khói từ ống xe tải thải ra như đông cứng lại, lơ lửng trong không khí.
- Ngoài trời lạnh - 530C, một người khách lạ khi đẩy xe ô tô vì vội mà không mang theo găng tay, nên khi bỏ tay ra, một mảng da tay dính lại đằng sau xe. Vào xe uống vội chút nước cho ấm, khi hắt chỗ nước còn thừa ra ngoài, nước nổ tung lên trong không khí mà không có lấy một giọt nước nào rơi xuống đất.
*Trò: Kích thước khác nhau, băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn.
* Thầy: Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ. 
* Thầy mở rộng tích hợp BĐKH: Chiếu Bản đồ về tình trạng ấm lên của Nam Cực.
+ Nhìn vào đó các em cho biết, vấn đề nào đang diễn ra? 
+ Vấn đề này sẽ dẫn đến những hậu quả nào? 
*Trò: Trả lời theo gợi ý của thầy.
Cùng với BĐKH, băng ở hai cực tan ra, mực nước biển dâng, các tảng băng tách ra từ khiên băng, trôi từ Cực về Xích đạo. Băng trôi trên biển và đại dương ảnh hưởng đến Giao thông hàng hải. Trong lịch sử đáng ghi nhận nhất đó là vụ đắm tàu mang tên Titanic.
Mời các em xem đoạn phim ngắn.
+ Theo em, chúng ta cần làm gì đế ứng phó với BĐKH?
* Thầy mở rộng: Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực, khi bà tham gia chuyến thám hiểm Nam Cực do UNESCO tổ chức nhân dịp 50 năm thành lập UNESCO vào tháng 1.1997, với mục tiêu kêu gọi cộng đồng toàn thế giới cùng hành động bảo vệ châu Nam Cực và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống biến đổi khí hậu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhận xét hành vi, thái độ, hiệu quả, tính sáng tạo và năng lực nổi bật của các nhóm.
- Hs đánh giá HS. GV đánh giá HS.
- GV khẳng định lại dự đoán của học sinh về điều dự đoán khí hậu đới lạnh là đúng hay sai.
- GV chuyển ý: Với khí hậu vô cùng khắc nghiệt như vậy thì giới động, thực vật nơi đây có đặc điểm như thế nào, chúng thích nghi với điều kiện đó ra sao thì cô và trò chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
 1. Đặc điểm môi trường:
a. Vị trí:
Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.
b. Đặc điểm:
- Đới lạnh ở Bắc cực là Đại dương, còn Nam cực là lục địa.
- Khí hậu: vô cùng khắc nghiệt lạnh lẽo:
+ mùa đông rất dài
+ Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 100c
+ Mưa rất ít phần lớn dưới dạng tuyết rơi.
- Đất đóng băng quanh năm, băng chỉ tan 1 lớp nhỏ vào mùa hạ.
- ĐTV nghèo nàn, núi băng và băng trôi là cảnh quan chính của môi trường.
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được sự thích nghi của động, thực vật với môi trường đới lạnh
- Thời lượng: 15 phút
- Hình thức tương tác: cá nhân, nhóm
- Phương tiện, đồ dùng: SGK, hình ảnh về một số loài Đ - T vật sống trong đới lạnh
- PP, kỹ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai
- Không gian tổ chức học: HS ngồi theo sơ đồ lớp trong phòng học
- Tiến trình hoạt động:	
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Thầy: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo nhiệm vụ giao bài: Xây dựng tiểu phẩm hoặc đóng vai về sự thích nghi của Động – thực vật trong môi trường đới lạnh.
Lớp trưởng báo cáo nhanh.
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ:
* Trò: Các học sinh lần lượt đóng vai các động vật và thực vật theo gợi ý:
+ Tôi là .
+ Tôi có 
+ Tôi sẽ 
+ Chúng tôi đang...
* Thầy: Tư vấn giám sát các hoạt động.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trình bày xong. HS bên dưới nhận xét:
* Thầy khắc sâu KT bằng các câu hỏi:
+ Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ. So sánh và rút ra nhận xét ? 
H 21.6 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng.
H 21.7: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chưa tan.
à Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu.
+ Quan sát vào các hình ảnh, kết hợp phần trình bày của các bạn, em hãy cho biết, động - thực vật ở đây thích nghi với môi trường như thế nào?
* Thầy: Rút ra kết luận chung và trình bày lại theo sơ đồ về sự thích nghi của động thực vật với môi trường.
* Thầy: Cho HS đọc BT4 SGK: Qua đoạn thông tin trên, em hãy nêu cách thích nghi của người I-nuc trước thời tiết MT đới lạnh?
* Thầy: Kết luận về cách thích nghi của người I-nuc:
+ Về nhà ở:.....................
+ Về cách chống lạnh:..................
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhận xét hành vi, thái độ, hiệu quả, tính sáng tạo và năng lực nổi bật của các nhóm.
- Hs đánh giá HS. GV đánh giá HS, nhận xét và cho điểm của các HS tích cực.
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Thực vật thưa thớt, chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y
- Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày. Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
Tổ chức cho HS chơi trò chơi: CHIM CÁNH CỤT VỀ NHÀ
* Thầy: Giới thiệu luật chơi: 
Mỗi nhóm cử 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 người. Có 6 câu hỏi cho cả 2 nhóm lựa chọn. Mỗi nhóm lần lượt chọn câu hỏi và trả lời. Nếu đội chọn trả lời sai thì đội còn lại giành quyền trả lời. Dưới mỗi câu hỏi sẽ có điểm cộng tương ứng số bước chân của chim cánh cụt. Sau các lượt chơi, đội nào có số điểm cộng (số bước chim cánh cụt) lớn hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Trò: Cử đại diện chơi, đặt tên đội chơi.
* Thầy: Tổ chức chơi:
Câu 1 (+ 2): Bạn hãy nêu đặc điểm chính của khí hậu môi trường đới lạnh.
Câu 2 (+ 1): Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng từ:
A. Hai vòng Cực đến Cực B. Hai vòng Cực đến Chí tuyến
C. Hai vòng Cực đến Xích đạo D. Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam
Câu 3 (+ 2): Đặc điểm nào sau đây không đúng với mùa đông ở đới lạnh?
A. Rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời	B. Thường có bão tuyết dữ dội
C. Nhiệt độ trung bình luôn dưới 00C	D. Kéo dài 2 đến 3 tháng
Câu 4 (+ 3): Bạn hãy nhảy 3 điệu nhảy của chim cánh cụt.
Câu 5 (+ 1): Bạn hãy kể 5 tên động vật sống trong môi trường đới lạnh.
Câu 6 (+ 3): Giải thích vì sao có thể coi đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh?
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
* Thầy : Vào mùa đông của Hải Phòng, các em sẽ làm gì để giữ ấm cơ thể?
* Trò: Trả lời.
* Thầy: Nhận xét, đánh giá HS.
5. Hoạt động tiếp nối và mở rộng (2 phút)
- Hoàn thiện các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh:
+ Ở đới lạnh phương Bắc có các dân tộc nào sinh sống? Địa bàn cư trú chính? 
+ Hãy kể tên những hoạt động kinh tế truyền thống của các DT ở phương Bắc? 
 + Ở đới lạnh có những nguồn tài nguyên nào? 
 + Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác?

File đính kèm:

  • docBai 21 Moi truong doi lanh_12715270.doc