Giáo án Học vần 1: P , ph, nh
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học
5.Nhận xét, dặn dò:
NX- TD
Dặn về nhà học bài xem trước bài sau
Môn : Học âm BÀI : P , PH, NH I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá. -Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù. -Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. -Tìm được những chữ đã học trong sách báo.. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ cho từ khoá: phố xá, nhà lá. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. -GV có thể sưu tầm các đồ vật, tranh ảnh hoặc sách báo cho bài dạy có âm chữ mới: p – ph, nh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp viết bảng con (4 học sinh lên bảng viết): thợ xẻ, chả cá, củ sả, cá rô, kẻ ô, rổ khế. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài GV treo tranh và hỏi: Các em cho cô biết trong tranh vẽ gì? Trong tiếng phố và nhà có chữ và dấu thanh nào đã học? Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: p – ph, nh. 2.2.Dạy chữ ghi âm a) Nhận diện chữ: Ai có thể cho cô biết chữ p gồm những nét nào? So sánh chữ p và chữ n? Yêu cầu học sinh tìm chữ p trong bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm p . Lưu ý học sinh khi phát âm uốn lưỡi, hơi thoát mạnh, không có tiếng thanh. GV chỉnh sửa cho học sinh. Âm ph. a) Nhận diện chữ Ai có thể cho cô biết chữ ph được ghép bởi những con chữ nào? So sánh chữ ph và p? b) Phát âm và đánh vần tiếng -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm ph (lưu ý học sinh khi phát âm môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ, không có tiếng thanh). -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm ph. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm ph muốn có tiếng phố ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng phố. GV nhận xét và ghi tiếng phố lên bảng. Gọi học sinh phân tích tiếng phố. Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm nh. - Chữ “nh” được ghép bởi chữ n và h. - So sánh chữ “nh” và chữ “kh”. -Phát âm: GV phát âm mẫu: âm nh: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua miệng và mũi. -Viết: Điểm kết thúc của chữ n là điểm bắt đầu của chữ h, không nhấc bút khi viết. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm nh. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm nh muốn có tiếng nhà ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng nhà. GV nhận xét và ghi tiếng nhà lên bảng. Gọi học sinh phân tích tiếng nhà. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: p – phố, nh – nhà. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ. Gọi học sinh lên gạch chân dưới những tiếng chứa âm mới học. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: nhà dì na ở phố, nhà dì na có chó xù. Gọi đánh vần tiếng nhà, phố, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý). VD: Trong tranh vẽ cảnh gì? Nhà em có gần chợ không? Nhà em ai đi chợ? Chợ dùng để làm gì? Thị xã (thành phố) ta đang ở có tên là gì? (Học sinh ở nông thôn, GV bỏ phần này) Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: NX- TD Dặn về nhà học bài xem trước bài sau Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: thợ xẻ, chả cá; N2: củ sả, cá rô; N3: kẻ ô, rổ khế. Vẽ cảnh phố xá và một ngôi nhà lá. Có âm ô, a , thanh sắc, thanh huyền. Theo dõi và lắng nghe. Chữ p gồm một nét xiên phải, một nét sổ thẳng và một nét móc ngược hai đầu. Giống nhau: Đều có nét móc hai đầu. Khác nhau: Chữ p có một nét xiên phải và nét sổ thẳng, còn chữ n có nét móc trên. Tìm chữ p đưa lên cho cô giáo kiểm tra. Lắng nghe. Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp). Chữ p và h. Giống nhau: Đều có chữ p. Khác nhau: Chữ ph có thêm h sau p. Lắng nghe. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Ta thêm âm ô sau âm ph, thanh sắc trên âm ô. Cả lớp 1 em Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: Đều có chữ h. Khác nhau: Chữ nh có thêm chữ n, chữ kh có thêm chữ k. Lớp theo dõi hướng dẫn của GV. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Ta thêm âm a sau âm nh, thanh huyền trên âm a. Cả lớp 1 em 2 em. Nghỉ 5 phút. Toàn lớp. Viết trên không . -Viết bảng con 1 em đọc, 1 em gạch chân: phở, phá, nho, nhổ. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng nhà, phố). CN 6 em. CN 7 em. “chợ, phố, thị xã”. Học sinh trả lời theo hướng dẫn của GV. VD: Vẽ cảnh chợ, cảnh xe đi lại ở phố và nhà cửa ở thị xã. Có ạ (không ạ). Mẹ. Dùng để mua và bán đồ ăn. CN 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà Môn : Tập viết BÀI : CỬ TẠ – THỢ XẺ – CHỮ SỐ – CÁ RÔ. I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, hiểu được nghĩa một số từ. cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 4, vở viết, bảng . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 4 học sinh lên bảng viết. Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn HS quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. Yêu cầu học sinh viết bảng con. GV nhận xét sửa sai. Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành. 3.Thực hành : Cho học sinh viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước, 4 học sinh lên bảng viết: mơ, do, ta, thơ. Lớp viết bảng con: mơ, do, ta, thơ. Chấm bài tổ 1. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. Theo dõi lắng nghe. cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h (thợ, chữ). Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t (tạ), còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ, riêng âm r viết cao hơn 2 dòng kẻ một chút. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. HS thực hành bài viết. Học sinh đọc : cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. . Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà Môn : Học âm BÀI : G , GH I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: g, gh và gà ri, ghế gỗ. -Đọc được các từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. -Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: gà ri, gà gô II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ đàn gà, ghế gỗ. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phân luyện nói “gà ri, gà gô”. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh lên bảng viết): ph – phố, nh - nhà. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài GV treo tranh hỏi : Trong tranh vẽ gì? Đưa một cái ghế gỗ và hỏi: Đây là cái gì? Trong tiếng gà, ghế có âm và dấu thanh nào đã học? Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: g, gh. GV viết bảng g, gh. Lưu ý học sinh: Để phân biệt, g gọi là gờ đơn, còn gh gọi là gờ kép. 2.2. Dạy chữ ghi âm. a) Nhận diện chữ: Chữ g gồm một nét cong hở phải và một nét khuyết dưới. Chữ g gần giống chữ gì? So sánh chữ g với chữ a. Yêu cầu học sinh tìm chữ g trên bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm g. Lưu ý học sinh khi phát âm g, gốc lưỡi nhíc về phía dưới, hơi thoát ra nhẹ, có tiếng thanh. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm g. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm g muốn có tiếng gà ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng gà. GV nhận xét và ghi tiếng gà lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm gh (dạy tương tự âm g). - Chữ “gh” là chữ ghép gồm hai con chữ g đứng trước, h đứng sau.. - So sánh chữ “g” và chữ “gh”. -Phát âm: giống âm g. -Viết: Chú ý nét nối giữa chữ g và chữ h, sao cho nét kết thúc của chữ g là nét bắt đầu của chữ h. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: g – gà, gh – ghế. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: gà gô, nhà ga, gồ ghề, ghi nhớ. Gọi học sinh lên gạch dưới những tiếng chứa âm mới học. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Cho học sinh nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng: Trong tranh có những gì? Em bé đang làm gì? Bà đang làm gì? Câu ứng dụng của chúng ta là: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. Gọi đánh vần tiếng gỗ, ghế, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề: gà ri, gà gô. GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý). Trong tranh vẽ những con vật nào? Gà gô sống ở đâu? Gà ri sống ở đâu? Kể tên một số loại gà mà em biết? Gà nhà em nuôi thuộc loại gà gì? Theo em gà thường ăn thức ăn gì? Quan sát tranh và cho cô biết gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Tại sao em biết? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. *Trò chơi: Ai nhanh hơn ai. Mục tiêu: học sinh biết sử dụng g, gh trong các từ ứng dụng: Cách chơi: Mỗi học sinh chỉ được điền một chữ vào chỗ trống. Thi tiếp sức giữa 2 đội, mỗi đội 3 em. Đội nào hoàn thành trước và đúng đội đó thắng. Đội 1 Đội 2 g, gh, g, gh ạch ây lộn ác xép ạo tẻ ế tựa bàn ế 5.Nhận xét, dặn dò: Về nhà đọc lại bài, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: ph – phố, N2: nh – nhà. Tranh vẽ đàn gà. Cái ghế. Âm a, ê và thanh huyền, thanh sắc. Lắng nghe. Theo dõi và lắng nghe. Gần giống chữ a. Giống nhau: Cùng có nét cong hở phải. Khác nhau: Chữ g có nét khuyết dưới. Tìm chữ g và đưa lên cho GV kiểm tra. Lắng nghe. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Ta thêm âm a sau âm g, thanh huyền trên âm a. Cả lớp 1 em Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: Đều có chữ g.. Khác nhau: Chữ gh có thêm h đứng sau g. Theo dõi và lắng nghe. 2 em. Nghỉ 5 phút. Toàn lớp. Viết trên không . -Viết bảng con 1 em đọc, 1 em gạch chân: gà, gô, ga, gồ, ghề, ghi. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm 2 em. 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Bà, em bé, tủ gỗ, ghế gỗ. Em bé đang xếp ghế cho gọn gàng. Bà đang quét bàn. Đọc lại. 6 em. 7 em. Đọc lại. Học sinh trả lời theo hướng dẫn của GV. Gà ri, gà gô. Gà gô sống ở trên đồi. Sống ở nhà. Gà lơ go, gà tây, gà công nghiệp. Liên hệ thực tế và nêu. Gà trống, vì có mào đỏ. 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. Lắng nghe cách chơi và cử đại diện nhóm tham gia trò chơi. Học sinh khác cổ vũ, động viên cho nhóm mình. Lắng nghe để thực hiện ở nhà. Môn : Thủ công BÀI : XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. -Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng. II.Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị: -Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản. -Giấy thủ công các màu. -Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay. Học sinh: -Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút chì, vở thủ công. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. Cho các em xem bài mẫu và gợi ý cho học sinh trả lời về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây. Em cho biết có thêm về đặc điểm của cây mà em thấy? Vì vậy khi xé dán tán lá cây, em có thể chọn màu mà em biết, em thích. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. a) Xé hình tán lá cây. *Xé tán lá cây tròn Lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông có cạnh 6 ô. Xé 4 góc của hình vuông (không cần đều). Xé, chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây. *Xé tán lá cây dài Lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình CN cạnh dài 8 ô, cạnh nhắn 5 ô. Xé 4 góc của hình CN (không cần đều nhau). Xé, chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài. b) Xé hình thân cây. Lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình CN cạnh dài 6 ô, cạnh nhắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình CN khác cạn dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô. c) Dán hình Sau khi xé được hình tán lá và thân cây. GV làm các thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá. Dán phần thân ngắn với tán lá tròn. Dán phần thân dài với tán lá dài. Sau đó cho học sinh quan sát hình 2 cây đã dán xong. Hoạt động 3: Thực hành GV yêu cầu học sinh lấy tờ giấy màu xanh lá cây, 1 tờ màu xanh đậm và đặt mặt có kẻ ô lên trên. Yêu cầu học sinh đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình vuông cạnh 6 ô trên một tờ giấy màu. Xé 4 góc để tạo thành tán lá cây tròn. Tiếp tục đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình CN cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô trên tờ giấy màu còn lại. Xé 4 gó để tạo hình tán lá cây dài. Xé 2 hình thân cây, màu thân cây phải là màu nâu. Trước khi dán, cần kiểm tra hình đã xé, sắp xếp vị trí 2 cây cho cân đối. Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng vào vở thủ công. Dán xong thu dọn giấy thừa và lau tay sạch. 4.Đánh giá sản phẩm: Xé được 2 hình tán lá cây, 2 hình thân cây và dán được 2 hình cân đối, phẳng. 5.Củng cố : Hỏi tên bài, nêu lại cách xé dán hình cây đơn giản. 6.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương: Nhận xét, tuyên dương các em học tốt. Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau. Hát Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra. Nhắc lại. Học sinh nêu: Cây có hình dáng khác nhau: cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp. Cây có các bộ phận: thân cây, tán lá cây. Thân cây màu nâu, tán lá màu xanh. Tán lá cây có màu sắc khác nhau: màu xanh đậm, màu nhạt, màu vàng, màu nâu, Theo dõi cách xé tán lá cây tròn. Theo dõi cách xé tán lá cây dài. Quan sát cách xé hình thân cây. Theo dõi cách dán hình. Quan sát hình 2 cây đã dán xong. Học sinh lấy tờ giấy màu xanh lá cây, 1 tờ màu xanh đậm và đặt mặt có kẻ ô lên trên. Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV cách xé hình tán lá cây tròn, dài và cách xé thân cây. Sau khi xé xong từng bộ phận của hình cây đơn giản, học sinh sắp xếp hình vào trong vở thủ công cho cân đối, sau đó lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự đã được hướng dẫn. Sau khi dán xong, học sinh làm vệ sinh chỗ ngồi của mình. Lắng nghe. Nhắc lại cách xé dán hình cây đơn giản. Chuẩn bị ở nhà.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tron_bo.doc