Giáo án Học vần 1 bài 95: oanh – oach

oanh

a) Nhận diện vần:

- Vần oanh có mấy âm? Đó là những âm nào?

- Nêu cấu tạo của vần oanh?

- So sánh vần oanh với vần oang đã học (điểm giống và khác nhau).

- Yêu cầu HS ghép vần oanh.

b) Đánh vần:

- Vần oanh đánh vần như thế nào?

- Đọc trơn: oanh.

*Tiếng khoá, từ khoá:

- Thêm 1 âm trước vần oanh?

- Mời HS đọc tiếng mà các em gắn.

 

docx7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 bài 95: oanh – oach, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 02 năm 2014
Học vần
Bài 95: oanh – oach
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS biết cấu tạo của vần oanh, oach.
- HS đọc và viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
- Đọc được câu ứng dụng: Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại: HS nói về nhà máy, cửa hàng, doanh trại quân đội mà em biết, nói về người và vật có trong nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ các từ khoá, bài đọc ứng dụng, phần luyện nói trong SGK.
- Học sinh: Bộ ghép chữ học vần Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 1
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dụng dạy học
1’
5’
2’
27’
10’
17’
1. Ổn định lớp:
- Nhắc nhở các em vào chỗ, chuẩn bị dụng cụ học tập vào tiết học mới.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trò chơi: Tìm chữ bị mất
* Mục tiêu: ôn cấu tạo vần oang – oăng.
* Cách tiến hành: Điền vào chỗ trống các âm còn thiếu để hoàn thành các từ sau: kêu táng, gió tho.’..ng, khua khắng, l quăng.
- Gắn lần lượt các bảng viết các từ trên lên bảng. Yêu cầu HS điền vào.
- Tiếng thiếu âm nào?
- Tìm vần mà các bạn đã điền vào?
- Khen HS trả lời đúng.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Vần oang, oăng bắt đầu bằng âm gì?
- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu tiếp với các con hai vần mới nữa cũng bắt đầu bằng âm o. Chúng ta cùng tìm hiểu đó là vần gì nhé!
* Hoạt động 2: Dạy vần
oanh
a) Nhận diện vần:
- Vần oanh có mấy âm? Đó là những âm nào?
- Nêu cấu tạo của vần oanh?
- So sánh vần oanh với vần oang đã học (điểm giống và khác nhau).
- Yêu cầu HS ghép vần oanh.
b) Đánh vần:
- Vần oanh đánh vần như thế nào?
- Đọc trơn: oanh.
*Tiếng khoá, từ khoá:
- Thêm 1 âm trước vần oanh?
- Mời HS đọc tiếng mà các em gắn. 
- Bạn nào gắn âm d, bạn nào gắn âm khác?
- Gắn bảng tiếng doanh.
- Thêm âm gì trước vần oanh? Ta được tiếng gì?
- Phân tích tiếng doanh?
- Cho HS đánh vần tiếng doanh.
- Đọc trơn: doanh.
- Treo tranh : Tranh vẽ gì?
- Gắn thẻ từ: doanh trại.
- Cho HS đọc trơn: doanh trại.
- Cho HS đọc: oanh – doanh – doanh trại.
oach
a) Nhận diện vần:
- Gắn bảng vần oach.
- Phân tích vần oach?
- So sánh vần oach với vần oanh đã học (điểm giống và khác nhau).
- Yêu cầu HS ghép vần oach.
b) Đánh vần:
- Vần oach đánh vần như thế nào?
- Đọc trơn: oach.
*Tiếng khoá, từ khoá:
- Bây giờ muốn có tiếng hoạch cô phải làm như thế nào?
- Gắn bảng tiếng hoạch.
- Phân tích tiếng hoạch?
- Cho HS đánh vần tiếng hoạch.
- Đọc trơn: hoạch.
- Treo tranh : Tranh vẽ gì?
- Thu hoạch là công việc của nhà nông vào cuối mỗi mùa vụ. Chẳng hạn: thu hoạch lúa, thu hoạch ngô,
- Gắn thẻ từ: thu hoạch.
- Cho HS đọc trơn: thu hoạch.
- Cho HS đọc: oach – hoạch – thu hoạch.
d) Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gắn bảng: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch.
- Cho HS đọc từ ứng dụng:
+ Tìm tiếng mang vần vừa học. 
+ Đánh vần tiếng.
+ Đọc từ.
- Giải thích (hoặc có hình vẽ, vật mẫu) cho HS dễ hình dung. Có thể mời HS giải thích trước.
+ khoanh tay: dùng động tác khoanh tay để làm mẫu.
+ mới toanh: rất mới và chưa sử dụng lần nào.
+ kế hoạch: thu gom giấy vụn lon bia, sách báo cũ để làm kế hoạch nhỏ, đó là kế hoạch
+ loạch xoạch: 
- Cho HS đọc lại các từ trên và đọc toàn bài.
- Hôm nay, chúng ta đã các học vần gì?
- Ghi bảng.
- Cả lớp ổn định.
- HS tham gia.
- 4 HS đọc kết quả: kêu toáng, gió thoảng, khua khoắng, loăng quăng.
- âm o, a,
- vần oang, oăng
- vỗ tay tuyên dương.
- âm o
- Lắng nghe.
- có 3 âm, đó là âm o, a, nh.
- HS khác nhận xét
- vần oanh có âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng cuối.
- HS khác nhận xét
- Giống: hai vần đều có âm o đứng đầu, âm a đứng giữa vần.
- Khác: Vần oang kết thúc bằng âm ng, vần oanh kết thúc bằng âm nh.
- HS khác nhận xét.
- Lấy bộ chữ ghép.
- o-a-nhờ-oanh
- dãy, cả lớp đánh vần.
- tổ, cả lớp đọc: oanh
- Cả lớp thêm.
- 4-5 HS đọc.
- âm d. Ta được tiếng doanh.
- tiếng doanh gồm âm d ghép với vần oanh, âm d đứng trước, vần oanh đứng sau.
- dờ - oanh – doanh (cá nhân, dãy, cả lớp)
- Tranh vẽ doanh trại, có các chú bộ đội.
- cả lớp đọc.
- tổ, cả lớp đọc.
- vần oach có âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm ch đứng cuối.
- HS khác nhận xét
- Giống: hai vần đều có âm o đứng đầu, âm a đứng giữa vần.
- Khác: Vần oanh kết thúc bằng âm nh, vần oach kết thúc bằng âm ch.
- HS khác nhận xét.
- Lấy bộ chữ ghép.
- o – a – chờ - oach.
- dãy, cả lớp đánh vần.
- tổ, cả lớp đọc: oach
- phải thêm âm h trước vần oach, thêm dấu nặng ở dưới âm a.
- HS khác nhận xét.
- tiếng hoạch gồm âm h ghép với vần oanh, âm h đứng trước, vần oach đứng sau, thêm dấu nặng ở dưới âm a.
- HS khác nhận xét.
- hờ - oach – hoách – nặng – hoạch (cá nhân, dãy, cả lớp)
- Người dân đang thu hoạch trái cây.
- lắng nghe.
- cả lớp đọc.
- tổ, cả lớp đọc.
- khoanh, toanh, hoạch, loạch, xoạch.
- 2-3 HS đọc từ ứng dụng
- Lắng nghe.
- Đọc lần lượt: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- vần oanh và oach.
- Thẻ có ghi sẵn các từ.
- Tranh minh hoạ từ khoá.
- Tranh minh hoạ từ khoá.
- Thẻ ghi các từ
TIẾT 2
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dụng dạy học
10’
10’
9’
5’
1’
* Hoạt động 3: Luyện tập
a) Luyện đọc: 
Củng cố phần bài học ở tiết 1:
HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học theo tổ.
GV treo tranh ứng dụng và nêu 1 số câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Các con có tham gia làm kế hoạch nhỏ ở trường mình không? Các con thường làm gì?
GV giáo dục HS biết tham gia làm kế hoạch nhỏ, tuyên dương những em đã tham gia tích cực.
Cô có câu ứng dụng sau: “ Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ. “
GV đọc mẫu, HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
Cho HS đọc đồng thanh cả lớp, đọc theo tổ, đọc cá nhân.
GV và HS cùng nhận xét bài đọc của từng HS.
HS tìm tiếng có chứa vần oanh, oach và gạch chân.
b) Luyện viết:
HS tập viết trong vở TV1\ 2
c) Luyện nói:
 - Chủ đề Nhà máy, cửa hang, doanh trại. 
HS làm việc theo nhóm nhỏ 3-4 em. Quan sát tranh ảnh về nhà máy, cửa hàng, doanh trại và trả lời những câu hỏi sau:
Con thấy gì ở mỗi bức tranh?
Con thích bức tranh nào?
Cửa hàng bán gì?
Các chú bộ đội làm gì?
Cho HS nói về một cửa hàng hoặc một nhà máy hoặc một doanh trại gần nơi ở của em theo các câu hỏi gợi ý trên.
4. Củng cố:
­Trò chơi: Tìm từ có chứa vần oanh, oach 
- GV chia lớp thành 6 nhóm, cho các em tìm những từ có chứa vần mới học và viết vào bảng nhóm, trong vòng 3 phút, nhóm nào tìm nhanh nhất và nhiều từ đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
5. Dặn dò: 
- HS làm bài ở nhà: tìm từ có chứa vần oanh, oach, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ doanh trại, thu hoạch vào vở.
- Chuẩn bị bài 96: Vần oat, oăt.
- Cả tổ đọc đồng thanh.
-Vẽ các bạn nhỏ đang cùng nhau làm việc.
-Các bạn đang thu gom sách, tập cũ để bỏ vào túi.
-Dạ có.
-Nộp giấy vụn, tập, sách, báo cũ
- HS lắng nghe.
-HS đọc câu ứng dụng.
-HS tìm và gạch dưới những tiếng có chứa vần mới học.
-HS viết.
-HS thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm lên trình bày.
-HS kể lại hiểu biết của mình.
Tranh minh hoạ câu ứng dụng
Vở tập viết 1
Tranh đề tài luyện nói

File đính kèm:

  • docxBai_95_oanh_oach.docx