Giáo án học kì II Sinh học 8

 Tiết 54-Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN

 VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

A. Chuẩn bị chung:

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

 - Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.

 - Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống.

 2. Kĩ năng: quan sát, tư duy so sánh, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Trọng tâm – Phương pháp:

 1. Trọng tâm: đều cho các phần.

 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.

 

doc117 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì II Sinh học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó biết?”.
	- Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt.
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27	 Ngày soạn: 27/2/2012
	 Ngày dạy: 
 Tiết 52-Bài 50: VỆ SINH MẮT
A. Chuẩn bị chung:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Nêu được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.
	- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
 2. Kĩ năng: quan sat, phân tích, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ: Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.
II. Trọng tâm – Phương pháp:
 1. Trọng tâm: cả 2 phần.
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. GV:
	- Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.
	- Phiếu học tập.
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.
 2. HS: Kẻ PHT: Bệnh đau mắt hột
1. Nguyên nhân.
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Cách phòng
B. Tiến trình DH:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ(4p) 
	- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
	- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
 III. Giảng bài mới (35p)
 1. Mở bài: Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt ?
 2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Các tật của mắt.
 Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị và viễn thị.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
18p
I. Các tật của mắt.
- Nêu vấn đề: Mắt thường những bị tật nào?
- Chia lớp thành 4 – 6 nhóm, 2 – 3 nhóm nghiên cứu 1 tật của mắt.
- Hướng dẫn HS quan sát H50.1→50.4, thảo luận hoàn thành bảng sau:
Tật của mắt
Biểu hiện
Nguyên nhân
Cách khắc phục
- Khái quát lại.
- GV hỏi thêm: Do những nguyên nhân nào mà hiện nay HS bị cận nhiều? Nêu những biện pháp hạn chế?
- Giới thiệu thêm tật loạn thị của mắt.
- Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết bản thân, HS nêu được có 2 tật: cận thị và viễn thị.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- Cá nhân thu thập thông tin, hội ý theo nhóm hoàn thành PHT.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- HS dựa vào hiểu biết bản thân trả lời. 
@. Tiểu kết:
Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
II. Hoạt động 2: Bệnh về mắt
 Mục tiêu: HS có những hiểu biết về bệnh mắt hột → bảo vệ mắt.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
17p
II. Bệnh về mắt
- GV nêu vấn đề: Phổ biến nhất hiện nay là bệnh đau mắt hột.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập.
- Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng.
- GV hỏi thêm:
+ Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
+Nêu cách phòng tránh?
→ Liên hệ bảo vệ môi trường nước, không khí.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận.
@. Tiểu kết:
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Phòng tránh
- Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
- Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt...
- Phòng tránh các bệnh về mắt:
	+ Giữ sạch sẽ mắt.
	+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
	+ Ăn đủ vitamin A.
	+ Ra đường nên đeo kính.
&
3. Kiểm tra-đánh giá(4p).
	- Nêu các tật của mắt? Nguyên nhân và cách khắc phục?
	- Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe?
	- Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh?
4. Dặn dò(1p)
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biêt”.
	- Đọc trước bài 51: Cơ quan phân tích thính giác.
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28	Ngày soạn: 05/3/2012
	Ngày dạy:
 Tiết 53-Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
A. Chuẩn bị chung:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Nêu được thành phần của cơ quan phân tích thính giác. 
	- Mô tả được các bộ phận của tai.
	- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh.
 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai.
II. Trọng tâm – Phương pháp.
 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1.
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. GV:
	- Tranh phóng to H 51.1SGK.
	- Mô hình cấu tạo tai.
 2. HS: chuẩn bị bài mới.
B. Tiến trình DH:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ (4p) 
	- Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị?
	- Nêu biện pháp vệ sinh mắt?
 III. Giảng bài mới (35p)
 1. Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Cấu tạo của tai.
 Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của tai.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
17p
I. Cấu tạo của tai.
- Nêu vấn đề: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
- Nhận xét lại.
- Hướng dẫn HS quan sát H 51.1 và hoàn thành bài tập SGK – Tr 162.
- Gọi 1-2 HS nêu kết quả.
- GV nhận xét kết quả, gọi 1 HS đọc lại thông tin hoàn chỉnh và 1 HS lên trình bày trên H51.1→ cấu tạo của tai.
- GV hỏi thêm:
+Vì sao bác sĩ chữa được cả tai, mũi họng?
+Vì sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp, hành khách cảm thấy đau trong tai?
- GV phân tích thêm cấu tạo của tai trong thông qua H51.2→ sự phức tạp và chức năng thu nhận sóng âm của tai trong.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo tai, cá nhân làm bài tập.
- 1 HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
1- Vành tai
2- ống tai
3- Màng nhĩ
4- Chuỗi xương tai
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS nêu được:
+ Vì tai, mũi, họng thông với nhau.
+ Vì áp suất thay đổi đột ngột.
- vài HS trả lời, lớp nhận xét.
- Nghe và ghi nhớ.
@. Tiểu kết:
Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
1. Tai ngoài gồm:
	- Vành tai (hứng sóng âm)
	- Ống tai (hướng sóng âm).
	- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm).
2. Tai giữa gồm:
	- 1 chuỗi xương tai ( truyền và khuếch đại sóng âm).
	- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ).
3. Tai trong gồm 2 bộ phận:
	- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có tác dụng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
	- Ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm
II. Hoạt động 2: Chức năng thu nhận sóng âm
 Mục tiêu: HS trình bày được con đường di chuyển của sóng âm
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
II. Chức năng thu nhận sóng âm
- Yêu cầu HS quan sát lại H51.1 và thông tin SGK tr164 thảo luận:
+ Sóng âm được truyền như thế nào từ ngoài vào trong?
+ Tại sao ta nghe được âm to, nhỏ khác nhau?
- Phân tích thêm và hoàn chỉnh lại nội dung.
- Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn thông nhất ý kiến.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
@. Tiểu kết:
* Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh:
	Sóng âm từ nguồn âm tới được vành tai hứng lấy, qua ống tai tới làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai, được khuếch đại ở màng cửa bầu, làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch, làm rung màng cơ sở, tác động tới cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác. Vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh.
III. Hoạt động 3: Vệ sinh tai. 
 Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ tai.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
III. Hoạt động 3: Vệ sinh tai. 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
+ Hãy nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ tai?
- Hoàn chỉnh lại nội dung.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
@. Tiểu kết:
- Giữ gìn tai sạch.
- Bảo vệ tai:
	+ Không dung vật nhọn để ngoáy tai.
	+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.
	+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
&
3. Kiểm tra-đánh giá(4p).
	- Trình bày quá trình kích thích thu nhận sóng âm?
	- Vì sao có thể xác định âm phát ra bên trái hay bên phải?
4. Dặn dò(1p)
	- Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2,3 SGK.
	- Làm bài tập 4 vào vở.
	- Đọc mục “Em có biết?”.
C. Rút kinh nghiệm:
 Tuần 28	Ngày soạn: 05/3/2012
	Ngày dạy:
 Tiết 54-Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN 
 VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
A. Chuẩn bị chung:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
	- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
	- Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống.
 2. Kĩ năng: quan sát, tư duy so sánh, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.
II. Trọng tâm – Phương pháp:
 1. Trọng tâm: đều cho các phần.
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. GV:
	- Tranh phóng to H 521; 52.2; 52.3.
	- Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.1 và 52.2 SGK.
 2. HS: chuẩn bị bài mới.
B. Tiến trình DH:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ(4p) 
	- Trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào H 51.2.
	- Quá trình thu nhận kích thích sóng âm diễn ra như thé nào giúp ta nghe được?
 III. Giảng bài mới(35p)
 1. Mở bài: Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK.
 Mục tiêu: HS nêu được khái niệm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
I. Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phản xạ là gì?
- GV phân tích sơ lược về PXCĐK và PXKĐK.
VD: 
 - Phản xạ mút sữa mẹ.
 - Phản xạ hắt xì hơi
 - Học tập ....
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập SGK.
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại.
→ Rút ra kết luận: PXKĐK là gì? PXCĐK là gì?
- Hoàn chỉnh lại nội dung.
- HS nêu được: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước những kích thích của môi trường.
- HS hoạt động nhóm và hoàn thành bài tập SGK.
+ 1,2,4: PXKĐK
+ 3,5,6: PXCĐK
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- 1 HS nêu khái niệm, các HS khác nhận xét, bổ sung.
@. Tiểu kết:
	- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.
	- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
II. Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện.
 Mục tiêu: HS nêu được cơ chế hình thành và ức chế của PXCĐK.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện.
1. Hình thành PXCĐK:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK: nghiên cứu thí nghiệm của Paplop → trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của chó.
- GV hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Để có PXCĐK cần có những điều kiện gì?
+ Thực chất của quá trình thành lập PXCĐK?
- Giảng thêm về đường liên hệ thần kinh tạm thời và liên hệ thực tế: Cách học bài để nhớ bài lâu.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện:
- Nêu vấn đề:
+Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
+Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?
- Khái quát lại.
- Liên hệ: Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?
- GV khắc sâu: những thói quen tốt cần được duy trì, những thói quen xấu như nghiện thuốc, nghiện ma tuý... cần phải loại bỏ.
- HS quan sát kĩ H51.1→51.3, đọc chú thích thu thập thông tin, hội ý theo bàn→ nêu các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS nêu được:
+ Cần có 1 PXKĐK, hành động phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
- HS tự liên hệ.
- HS hội ý thống nhất câu trả lời→ nêu được:
+ Chó không tiết nước bọt khi bật đèn.
+ Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS tự liên hệ.
@. Tiểu kết:
1. Hình thành PXCĐK
	- Thực chất của sự thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
	- Điều kiện để thành lập PXCĐK
	+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn.
	+ Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
2. Ức chế PXCĐK: Khi PXCĐK được thành lập, nếu không củng cố thường xuyên sẽ mất dần đi do ức chế tắt dần.
	* Ý nghĩa:
	+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi.
	+ Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người.
III. Hoạt động 3: So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK.
 Mục tiêu: HS nêu được tính chất của từng loại phản xạ.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
,10p
III. So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK
- GV treo bảng phụ 52.2, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành.
- Phát PHT cho các nhóm
- Nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV hỏi: Nêu mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK?
- Hoàn chỉnh lại kiến thức.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét.
- HS tự rút ra kết luận.
@. Tiểu kết:
	- So sánh: nội dung bảng 52.2
	- Mối quan hệ: PXKĐK là cơ sở để thành lập PXCĐK.
&
3. Kiểm tra-đánh giá(4p)
	- Phân biệt PXKĐK và PXCĐK? Cho ví dụ.
	- Giải thích tại sao: Đội kèn nhìn thấy Tí ăn chanh thì không thể thổi được?
4. Dặn dò(1p)
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết?”
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29	Ngày soạn: 11/3/2012
	Ngày dạy:
 Tiết 55-Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
A. Chuẩn bị chung:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và thú nói riêng.
	- Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người.
 2. Kĩ năng: tư duy logic, suy luận chặt chẽ.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập, xây dựng thói quen, nếp sống văn hóa.
II. Trọng tâm – Phương pháp:
 1. Trọng tâm: cả 3 phần.
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
 1. GV:
	- Quả chanh hoặc me.
	- Một lá thư
 2. HS: chuẩn bị bài mới.
B. Tiến trình DH:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ(4p) 
	H: Thế nào là PXCĐK và PXKĐK? Cho ví dụ.
 III. Giảng bài mới(35p)
 1. Mở bài: PXKĐK là cơ sở hoạt động của nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và 1 số động vật bậc cao, là biểu hiện của hoạt động thần kinh bậc cao. Hoạt động thần kinh bậc cao ở người và động vật có đặc điểm gì giống và khác nhau?
 2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
 Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sự thành lập các PXCĐK ở người.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12p
I. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi:
+Ở người, các PXCĐK hình thành khi nào?
+ Khi cơ thể dần trưởng thành, các PXCĐK thay đổi như thế nào? Cho ví dụ.
→Đặc điểm của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
- Khái quát lại.
- GV cho HS: Tìm VD trong thực tế đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thich hợp nữa?
- Mở rộng:
+ Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và động vật có những điểm gì giống và khác nhau?
+ Ý nghĩa của sự khác nhau đó?
- Hoàn chỉnh lại nội dung.
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS có thể lấy VD trong học tập, xây dựng các thói quen.
- HS nêu được:
+ Giống về quá trình thành lập và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với đời sống.
+ Khác về số lượng và mức độ phức tạp của PXCĐK.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
@. Tiểu kết:
	- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
	- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
II. Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết.
 Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong hình thành PXCĐK ở người.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12p
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK cùng với thực tế hiểu biết thảo luận:
+Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? Cho VD cụ thể.
- Khái quát lại.
- Nêu thêm các ví dụ phân tích:
+ Khi nghe người khác nói từ me hoặc chanh
+ Khi nhận những lời khen hoặc chê
→ Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì?
- Hoàn chỉnh kiến thức: Tiếng nói và chữ viết thuộc hệ thông tín hiệu thứ 2 gây ra các PXCĐK cấp cao ở người.
- Nêu vấn đề: Những trang sư hào hùng của dân tộc, những kinh nghiệm của tổ tiên để lịa bằng cách nào?
- Khái quát lại: Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
→ Tiếng nói và chữ viết có vai trò gi?
- Hoàn hỉnh lại kiến thức.
- Cá nhân ghi nhớ thông tin SGK→ nêu được:
+ Giúp mô tả các sự vật, trình bày các hiện tượng, ....
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS rút ra kết luận.
- Cá nhân ghi nhận thông tin phần 2 nêu được: nhờ tiếng nói và chữ viết.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS tự rút ra kết luận.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
@. Tiểu kết:
	1. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
	2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
III. Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng.
 Mục tiêu: HS nêu được vai trò của HTK trong tư duy, suy nghĩ.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
11p
III. Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
+ Con gà, con trâu, con chó... chúng được con người gọi là gì?
+ Vậy con vịt có phải là động vật không?
+ Từ “động vật” được hình thành như thế nào?
- Khái quát lại. Đó là tư duy trừu tượng. Vậy tư duy trừu tượng là gì?
- Giảng thêm: Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy.
- HS nêu được:
+ Chúng được xếp chung là động vật.
+ Có.
+ Từ những điểm chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.
- HS tự rút ra kết luận.
@. Tiểu kết:
	- Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trừu tượng.
	- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.
&
3. Kiểm tra-đánh giá (4p)
	- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
	- GV đánh giá giờ.
	- HS trả lời câu 2 SGK.
4. Dặn dò(1p)
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29	Ngày soạn: 11/2/2012
	Ngày dạy:
 Tiết 56-Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH 
A. Chuẩn bị chung:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
	- Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.
	- Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.
	- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.
 2. Kĩ năng: phân tích, tư duy, liên hệ thực tế và làm việc theo nhóm.
 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, tránh xa ma tuý.
II. Trọng tâm – Phương pháp:
 1. Trọng tâm: phần 2 và 3.
 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
 1. GV:
	- Tranh ảnh thông tin tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện: rượu

File đính kèm:

  • docBai_66_On_tap__Tong_ket_20150726_104910.doc