Giáo án học kì 1 Ngữ văn 7

 TỪ ĐỒNG NGHĨA

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, nhận biết nhanh chóng từ đồng nghĩa. Hiểu và phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng từ đồng âm trong nói và viết.

B. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, Sgv, Sgk.

 HS: Sgk, vở soạn, vở viết.

 

doc166 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì 1 Ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/10/2009
Ngày dạy : ....../10/2009
Tuần 8 :
 Bài 8. 	
 Tiết 29 : qua đèo ngang
	(Bà Huyện Thanh Quan)
A. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức :
- Giúp học sinh : hình dung được và cảm nhận được bức tranh Đèo ngang và tâm trạng buồn, cô đơn của tác giả.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và kĩ năng phân tích thể thơ này.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, phân tích thơ để hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS có được những tình cảm nhân văn qua sự cảm nhận được từ bài thơ.
B. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án, Sgv, Sgk.
 HS: Sgk, vở soạn, vở viết.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: A. ổn định lớp – kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc học thuộc lòng bài thơ ‘Bánh trôi nước’ 
- Nêu gái trị thẩm mĩ của bài thơ
- giáo viên giới thiệu bài mới = cách giới thiệu bức tranh về cảnh đèo ngang.
 B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 2 : 
Quan sát chú thích để chỉ ra luật của thể thơi TNBC.
Giáo viên giới thiệu của 1 bài TNBC.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả.
? Đối với cái đẹp là dĩ vãng, chỉ hiện tại vâứng vé, hiu quạn, chỉ là cái bóng mợ của dĩ vãng.
? Hãy xác định thể thơ, bố cục cụ thể của bài ‘Qua đèo ngang’ 
? Đề bài của bài thơ là gì ?
Giáo viên dân học sinh, đọc chầm chấm, Giáo viên học viên đọc.
Học sinh hướng dẫn học sinh đọc.
Đọc giọng chậm chậm, buồn buồn.
Ngắt đúng nhịp
GV đọc mẫu- học sinh đọc, nhận xét
Căn cứ vào nội dung của bài em hãy xác định bố cục của VB
* Hoạt động 3 :
Học sinh đọc lại 6 câu cuối
? Cảnh đèo ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì ?
? Cảnh đèo ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào ?
? ý nghĩa của từ chen gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
- Phần thực vẫn tiếp tục gợi tả cảnh Đèo Ngang.
? Vậy có nét bổ sung nào trong chi tiết cảnh ?
? Các hình ảnh đó gợi cảm súc gì ?
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa các từ :mấy, vài, lom khom , lác đác, và mối liên hệ giữa chúng ?
? Hai câu thực của bài thơ tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn nào của nhà thơ ?
? Trong bài TLBC, phần luận gồm 2 câu thơ có cấu trúc đó
? Hãy chỉ ra cách biểu hiện đối ý và đối tranh ?
? Nêu tác dụng của phép đối này
ở đây còn xuất hiện cách diễn đạt ẩn dụ
? Hãy chỉ ra ẩn dụ này
? Phân tích ý nghĩa của ẩn dụ ấy
? Qua phân tích 6 câu thơ đầu em có nhận xét gì về bứu tranh qua Đèo ngang.
* Giáo viên chuyển ý 2
Học sinh đọc 2 câu cuối
? Toàn cảnh đèo ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả.
? Đó là một ấn tượng về 1 không gian như thế nào 
? Giữa không gian ấy, con người lặng lẽ một mình đối mặt với nỗi cô đơn này.
? Em hiểu thế nào là tình riêng ta với ta.
? Tình riêng ấy là gì
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
- Một bài gồm có 8 câu mỗi câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Phép đối ở câu 3, 4, 5, 6
+ Đề : câu 1
+ Thực : câu 3, 4
+ Kết luận
+ Kết : 7 – 8 câu
2. Tác giả
- Bà Huyên Thanh Quan quê ở Hà Nội 
- Là một trong 3 nhà thơ nữ nổi tiếng viết về thiên nhiên.
3. Tác phẩm: Qua Đèo Ngang.
- Thể thơ : TNBC.
- Thơ về thiên nhiên, lúc trời chiều à gợi sự vắng lặng, buồn
- Tả cảnh để gửi gắm tình cản nhớ thương da diết với những quá khứ vàng son một đi chưa trở lại.
4. Đọc
5. Bố cục
- 6 cái đầu :Bước tranh đèo ngang và nỗi nhớ tiếc lặng lẽ của tác giả 
- Hai câu cuối : tâm trạng cô dơn của tác giả 
6. Các từ khó.
II. Đọc hiểu nội dung văn bản 
1. Bức tranh đèo ngang và nỗi nhớ tiếc lặng lẽ của tác giả.
* Phần đề : 2 câu đầu.
- Thời điểm : bóng xế tà à mặt trời đã lặn, ngày sắp tàn à gợi cảm giác buồn thương, mong được sum họp
- Cỏ cây che đá lá chen hoa à trong bóng xế tà cảnh vật như bừng sáng lên lần cuối
- Động từ ‘chen’ à um tùm hoang vắng à tôn thêm vẻ đẹp hoang dã của đất nước.
* Phần thực
- Hình ảnh : tiều vài chú, chợ mấy nhà à sự sống ít ỏi, vắng vẻ, heo hút, thưa thốt của Đèo Ngang.
- vài, mấy : số ít
- Lom khom à gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm
- Lác đác : gợi sự ít ỏi thư thướt của những quán khác ở những quán trở nào.
à Nỗi buồn man mác của lờng ngời,trước cảnh tượng hoang sơ, xa lạ.
* Phần luận :
- Nội dung cảm xúc câu trên vàcaua dưới đối nhau :
- Nội dung cảm xúc trên và câu dưới đối với nhau. 
Nhớ nước : >< thương nhà,
Con quốc ><cái gia gia
- Đối thanh điệu
truyền thuyết – BB – BTT
BB – TT – TBB.
- Làm nổi rõ 1 trạng thái khảm phúc nhớ nước.
Và thương nhà, tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
ẩn dụ : Mượn tiếng chim để tỏ lòng người à tác giả mượn chuyện vua Thục mất nước hóa chim cuốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để bộc lộ tâm trạng mình. Đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ.
à Bức tranh Đèo ngang đẹp, hùng vĩ, nhưng buồn, hoang vu.
ẩn trong cảnh ấy là nỗi niềm nhớ thương nuối tiếc lặng lẽ của tác giả (đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và nỗi nhớ khôn nguôn một triều đại đã qua)
2. Tâm trạng cô đơn của tác giả
* Phần kết
- Trời, non, nước à vũ trụ bao la đối lập với tác giả (một con người nhỏ nhoi, cô đơn à Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
- Một mảnh tình riêng ta với ta.
à Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay.
à tình thương nhà nỗi nhớ nước đặc điểm diết, âm thầm lặng lẽ
* Hoạt động 4 : III. Tổng kết ( ghi nhớ SGK).
1. Một bài TNBC thường có 2 mặt nội dung, đó là cảnh và tình. Từ đó em hãy xác định các giá trị nội dung nổi bật của bài thơ.
* Nội dung :
- Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
- Bộc lộ tâm trạng thầm lặng, cô đơn, nhớ nước, thương nhà của tác giả.
2. Những nét nổi bật trong nghệ thuật thể hiện bài thơ là gì ?
* Nghệ thuật
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm 
- Dùng từ gợi tả, gợi cảm, phép đối, ẩn dụ..
3. Qua đó em hiểu gì về Bà Huyện Thanh Quan.
- Là người nặng lòng với gia đình và đất nước, có tài làm thơ TNBC.
* Hoạt động 5: IV. Luyện tập
- Học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp
* Hoạt động 6: V. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả tâm trạng của tác giả khi qua Đèo Ngang.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
D. Đánh giá , điều chỉnh kế hoạch :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
......................................................................................................................................................... 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/10/2009
Ngày dạy : ....../10/2009
 Tiết 30: Bạn đến chơi nhà. 
A. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức :
- Giúp học sinh cảm nhận được tình bạn chân thành, sâu sắc của Nguyễn Khuyết thông qua lối tiếp đón hóm hỉnh, độc đáo. Từ đó có ý thức hơn về mối quan hệ bạn bè trong sáng giúp nhau độc lập.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và kĩ năng phân tích thể thơ này.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, phân tích thơ để hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS có được những tình cảm nhân văn qua sự cảm nhận được từ bài thơ.
B. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án, Sgv, Sgk.
 HS: Sgk, vở soạn, vở viết.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: A. ổn định lớp – kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài ‘Qua Đèo Ngang’. Phân tích 2 câu cuối bài thơ.
 B. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 2 :
Giáo viên cho học sinh đọc chú thích
Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Khuyến
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng nhịp. Bài thơ là một văn bản biểu cảm diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm. Có thể hình dung diễn biến cảm xúc đó như sau :
- Mở đầu là cảm xúc khi bạn à choiư
- Tiếp theo : cảm xúc về gia cảnh
- Cuối cùng : cảm xúc về tình bạn
Hãy sắp xếp lời của bài thơ theo
* Hoạt động 3 :
? Em hãy đọc lại câu thơ thể hiện niềm vui gặp bạn ?
? Thái độ tình cảm của tác giả khi gặp bạn
? Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây như thế nào 
? Hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà
Hãy đọc 6 câu thơ tiếp theo
Lẽ thường khi bạn , chơi, chủ nhà nghĩ ngay đến việc thiết đãi bạn để tỏ tình thân thiện. Nhưng trong bài thơ này, hoàn cảnh của chủ nhân có gì khác nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường.
? Hãy diễn giải tính chất có đấy mà lại như không của các sản vật được kể và trong văn bản này
? ở đây cách nói lấp lửng, có thể tạo ra 2 cách hiểu.
- Đó là sự thật của hoàn cảnh.
- Đó là cách nói cho vui về cái sự không có gì
Em hiểu theo cách nào ?
(Hiểu theo cả hai cách)
? Qua đó (hoản cảnh thật) em hiểu chủ nhân là người như thế nào ?
? Tình cảm của ông đối với bạn bè ra sao ?
? Nếu là cách nói cho vui.. ta sẽ hiểu thế nào về :
- Hoản cảnh sống của chủ nhâ.
- Tính cách của ông
- Tình cảm của ông dành cho bạn
? Nghi lễ tiếp khách tối thiểu cũng không có. Điều đó chứng tỏ chủ nhân phải là người như thế nào
? Tình bạn của họ ra sao
? Em đọc được cảm xúc nào của chủ nhân tiếp bạn qua lời lẽ đó
? Trong câu thơ cuối, chi tiết ngôn ngữ nào đáng chú ý.
? Quan hệ từ với đã liên kết 2 thành phần ta. Đó là những cái ‘ta’ nào 
? ‘Ta với ta’ có ý nghĩa gì ? so với bài ‘Qua đèo ngang’
? Qua đó em thẫy Nguyễn Khuyến có quan niệm về tình bạn như thế nào ?
 * Hoạt động 4 :
?Nội dung của bài thơ
? Qua đó em hiểu gì về tác giả và tình bạn của ông
? Bài thơ đã được viết bằng ngôn ngữ như thế nào ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê ở Hà Nam
- Đỗ cao, làm quan, cáo quan, ở ẩn, sống gần gũi với dân, với bạn bè.
- Làm thơ đả kích, châm biếm xã hội cũ và làm thơ để thể hiện tình cảm với dân với nước, với bạn bè.
2. Từ khó: cả, khôn, trầu..
3. Đọc
4. Bố cục
- Câu đầu
- 6 câu tiếp
- Câu cuối
II. Phân tích
1. Niềm vui gặp bạn
- Đã bấy lâu nay à tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu.
- Bác à thân tình, gần gũi, tôn trọng bạn bè.
à Tình cảm bạn bè bền chặt, thân thiết thuỷ chung
à chủ nhà : hồ hởi, vui vẻ
2. Hoàn cảnh tiếp đãi bạn
- Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không
- có cá, có gà nhưng vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa à không đánh bắt được
- Có cải, cà, bầu, mướp à rau quả nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chưa thể thu hái được.
* Chủ nhân là người thật thà, chất phác
- Tình cảm với bạn bè chân thực, không khách sáo.
- Nghèo khó
- Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời.
- yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác.
* Trầu không có à người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin vào sự cao cả của tình bạn
- Tình bạn sâu sắc, trong sáng vì nó được xây dựng trên các nhu cầu khác.
- Vui vẻ, thanh thản.
3. Quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến 
- Ta với ta
+ Ta : chủ nhân (tác giả)
+ Ta : khách (bạn)
à quan hệ gắn bó hòa hợp, 2 mà là 1 à gắn bó tri âm, tri kỉ.
à quan niệm về tình bạn trong sáng đẹp đẽ, chân thành, sâu sắc phải vượt lên mọi lễ nghi thông thường là tri âm, tri kỉ cảu 2 tâm hồn à quan niệm đúng vì tác giả tiếp bạn bằng cả tấm chân tình của mình, thanh cao, trong sáng, tôn trọng, cởi mở.
III. Tổng kết ( ghi nhớ SGK).
1. Nội dung
- Niềm hân hoan, tư tưởng tự tin phấn chấn. Đó là cảm xúc chân thành hồn nhiên của tình cảm bạn bè.
- Tác giả : là một con người hồn nhiên, dân dã, trong sáng.
- Tình bạn của ông là 1 tình bạn chân thành ấm áp, bền chặt, dựa trên giá trị thực tế.
2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ thuần việt, bình dị, dân dã.
* Hoạt động 5. IV. Luyện tập
Bài tập 1: 
a. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ ở bài ‘Bạn đến chơi nhà’ và ‘Sau phút chia li’
Học sinh trao đổi theo nhóm
- Một bên là người bác học, 1 bên là ngôn ngữ đời thường. Nhưng cả hai đều đã đạt đến trình độ điêu luyện, kết tinh, hấp dẫn,.
b. Cụm từ ‘ta với ta’ đã phân tích ở bài học.
Bài tập 2: học sinh đọc thuộc và nhớ bài thơ.
Gợi ý để học sinh tìm hiểu mấy câu thơ trong bài : ‘Khóc Dương Khuê’ từ đó hiểu thêm về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
* Hoạt động 6 : V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ của bài thơ ‘bạn đến chơi nhà’
- Chuẩn bị bài tiết sau. Chữa lỗi về quan hệ từ.
- Chuẩn bị ôn tập văn biểu cảm để làm bài viết số 2.
Rút kinh nghiệm giờ học
- Học sinh học say sưa, sôi nổi, hiểu bài, hứng thú
- Thời gian : vừa đủ.
D. Đánh giá , điều chỉnh kế hoạch :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
......................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 11/10/2009
Ngày dạy : ....../10/2009
Tiết 31 – 32 : Viết bài tập làm văn số 2. văn biểu cảm
A. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức :
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về tạo lập văn bản, về văn biểu cảm để viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên (mùa xuân) qua đó thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên
2. Kĩ năng :
- Biết vận dụng từ ngữ, cách diễn đạt đúng và hay để làm bài
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS có ý thức làm bài kiểm ra nghiêm túc.
B. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án, Sgv, Sgk, bài kiểm tra phô tố sẵn.
 HS: Sgk, vở soạn, vở viết.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt đông1: 1. ổn định tổ chức :
 2. Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra:
- Xác định hình thức kiểm tra : Kiểm tra hai tiết.
Đề bài : (đã in kèm theo) 
+ Tự luận : 10 điểm.
+ Giáo viên giao đề (đã in vào giấy thi) cho học sinh
Đề bài : Em hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu ? ( Cây tre, cây chuối, cây đào, cây gạo....)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
+ Nhắc nhở thái độ bài làm của học sinh 
+ Giải đáp những thắc mắc khi cần thiết.
 Hướng dẫn chấm:
I/ Yêu cầu chung: 
* Về hình thức: ( 1 điểm)
- Đảm bảo bố cục một bài văn biểu cảm. 
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
* Về nội dung : ( 9 điểm) 
- Thể hiện được tình cảm chân thật với loại cây mà mình yêu thích.
- Sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, tự sự để biểu cảm.
- Những tình cảm thể hiện trong bài phải là những cảm xúc suy nghĩ trong sáng, phù hợp với độ tuổi, với tâm lý và đời sống người Việt Nam.
II/ Yêu cầu cụ thể: 
1. Mở bài: ( 1điểm): - Giới thiệu được loài cây em thích và cảm nghĩ chung về loài cây đó.
2. Thân bài: ( 7 điểm) : 
+ Miêu tả các đặc điểm của cây, các đặc điểm gợi cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng.
+ Kể về những kỉ niệm, những gắn bó của của cây với đời sống của bản thân, với gia đình, với xóm làng, quê hương.từ đó gợi những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc.
3. Kết bài: (1 điểm ): Tình cảm của em đối với loài cây.
 * Hoạt động 3 : 3. Giáo viên thu bài và nhận xét 
 * Hoạt động4 :  4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 Chuẩn bị bài 9.
D. Đánh giá , điều chỉnh kế hoạch :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
......................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/10/2009
Ngày dạy : ....../10/2009
Tuần 9 :
 Bài 8,9
 Tiết 33 : chữa lỗi về quan hệ từ
A. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức :
- Nắm được thế nào là quan hệ từ. Nắm được các lỗi về quan hệ từ thường gặp.
2. Kĩ năng :
- Biết cách sửa, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu, giao tiếp và tạo lập văn bản.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án, Sgv, Sgk.
 HS: Sgk, vở soạn, vở viết.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt đông1: 1. ổn định tổ chức; Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ ‘Bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương’ Hãy xác định quan hệ từ trong bài thơ.
- Giáo viên chuyển tiếp à bài mới : chữa lỗi về quan hệ từ
 2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các lỗi thường gặp về QHT
* Gọi HS đọc VD 1 (SGK)
? Hai câu đó thiếu QHT ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng
? HS nghiên cứu ví dụ , xem xét, cho ý kiến: 
 Các QHT “ và ”, “ để ” trong 2 VD trên có diễn đạt đúng quan hệ, ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay “ và ”, “ để ” bằng những QHT gì?
? Vì sao những câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại câu văn cho đúng.
? HS quan sát, tìm ra chỗ sai ở ví dụ 4 sửa lại cho đúng, nêu phương án sửa; lớp nhận xét, bổ sung
? HS rút ra kết luận: Khi sử dụng QHT cần tránh các lỗi gì?
* HS đọc ghi nhớ (SGK)
I. Các lỗi về quan hệ từ 
1. Thiếu quan hệ từ (mà, với)
- Sửa lại : đứng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác..
Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa..
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp với nghĩa (nhưng, vì)
Sửa lại : nhà em ở ..nhưng bao giờ
- Chim sâu .. vì nó diệt sâu..
3. Thừa quan hệ từ 
- Bỏ quan hệ từ đầu câu : qua, về
- Sửa lại:
Câu ca dao... cho ta thấy công lao..
- Hình thức có thể .. giá trị nội dung 
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
- Sửa lại: 
- Nam là: không những giỏi về môn toán mà con giỏi cả môn văn
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ về các lỗi trong việc dùng quan hệ từ và cách sửa.
* Hoạt động 3. II. Luyện tập
- Giáo viên cho học sinh giải các bài tập tại lớp. Những bài tập dễ cho học sinh đứng tại chỗ trả lời. Những bài tập khó thì chia nhóm, lên bảng trình bày lớp bổ sung. Yêu cầu.
Bài tập 1: 
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối
- Con xin báo một tin vui để cho cha mẹ mừng
Bài tập 2:
- Thay với bằng như (giống như)
- Thay tuy = dù
- Thay bằng = về (qua)
Bài tập 3:
- Bỏ đối với – Hoặc giữ nguyên và thêm cho nên.
- Bỏ

File đính kèm:

  • docBai_1_Cong_truong_mo_ra_20150725_030633.doc