Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
Hoạt động trải nghiêm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt.
- Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1: Chia sẻ về ngày Tết quê em.
a. Mục tiêu
Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt của ngày Tết quê em theo gợi ý:
- Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào?
- Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế nào?
- Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu?
- Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống?
- Cảm xúc của em khi Tết đến?
c. Kết luận
Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình, dân tộc Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháp hoa đón chào năm mới.
Hoạt động 2: Tập trang trí cho ngày Tết
TUẦN 17 Thứ Hai, ngày 04 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN CỦA EM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG EM I. MỤC TIÊU: - Sau sinh hoạt dưới cờ, học sinh biết được nội dung nhà trường phổ biến về việc tìm hiểu các lễ hội mùa xuân của quê hương. - Học sinh nhiệt tình tham gia theo yêu cầu của nhà trường. II. Chuẩn bị: -Loa máy II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. TPT đánh giá công tác trong tuần 16 của liên đội. 2.Triển khai trong tuần 17: * Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, nói lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, mỗi tuần một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, cổng trường an toàn giao thông. * Lớp 4B giới thiệu sách * Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT đội phổ biến cho học sinh nội dung, hình thức tìm hiểu về lễ hội quê hương. Nội dung, hình thức tập trung vào: - Tìm hiểu v ề các lễ hội của quê hương. - Sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội của quê hương. - Hướng dẫn các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu về lễ hội của quê hương. * Thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ: GD lòng tự hào dân tộc đối với các em. - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ TH ------------------------------------------------------------------------ Chiều: Thứ Hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Âm nhạc ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Biết hát rõ lời ca và thuộc lời bài hát đã học, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. Biết hát theo các hình thức đơn ca, tốp ca. - Bước đầu biết đọc tên nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay - Biết lắng nghe và cảm nhận để vận động cơ thể phù hợp với bài hát, bản nhạc. Cảm nhận được âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc. Nêu được tên bản nhạc. - Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách và thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV - Biết một vài đặc điểm phổ biến của nhạc cụ được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn, nêu được tên các nhân vật yêu thích. Nhớ được tên câu chuyện theo hình ảnh minh họa, bước đầu kể được những ý chính theo tranh. II. CHUẨN BỊ: GV: - Đàn, song loan, trống con - Tranh ảnh và nhạc beat, băng đĩa nhạc. HS: - SGK Âm nhạc 1 - Thanh phách III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khởi động: - GV cho HS khởi động vận động theo bản nhạc có sẵn, một bài hát đã học hoặc chơi trò chơi 2. Dạy bài mới: Nội dung 1: Tập biểu diễn bài hát( theo nhóm) - Lá cờ việt Nam - Lí cây xanh - Mời bạn vui múa ca - Lung linh ngôi sao nhỏ - Mẹ đi vắng - GV tổ chức cho HS thi biểu diễn theo các hình thức song ca, tam ca, tốp ca. Khuyến khích động viên HS tự sáng tạo các động tác phụ họa cho bài hát - GV lắng nghe, nhận xét, sửa chữa, đánh giá cho HS - GV khen ngợi những em hát tốt, động viên, nhắc nhở các em chưa đạt yêu cầu để các em phấn đấu tốt hơn. - Cho lớp bình chọn nhóm biểu diễn tốt nhất, GV khen ngợi các em. Nội dung 2: Nghe nhạc - GV cho HS nghe lại 1-2 bài hát hoặc bản nhạc đã học ở HK I - GV cho học sinh nêu tên các bản nhạc và bài hát đã được nghe Nội dung 3: Đọc nhạc - GV thực hiện kí hiệu bàn tay một hai bài đọc nhạc đã học ở HK I . HS vừa đọc nhạc vừa thực hiện kí hiệu bằng tay - Cho một bạn xung phong lên chỉ huy kí hiệu bằng tay cho các bạn đọc theo. - Cho một nhóm trưởng của nhóm lên chỉ huy cho nhóm mình đọc - GV nhận xét và tuyên dương Nội dung 4: Nhạc cụ - GV yêu cầu học sinh sử dụng nhạc cụ gõ hoặc động tác tay, chân thể hiện 1- 2 mẫu tiết tấu đã học ở HK I. - GV cho cả lớp sử dụng nhạc cụ gõ hoặc động tác tay chân cho hai bài hát đã học mà các em thích nhất. Nội dung 5: Thường thức âm nhạc - GV yêu cầu HS nêu một vài đặc điểm của nhạc cụ trống cơm. - HS nêu tên câu chuyện âm nhạc đã nghe kể trong HK I 3. HĐ ứng dụng: - GV tổng kết nội dung ôn tập và kiểm tra HK I. Nhận xét những điểm nào HS thực hiện tốt, các em phát huy để học tốt hơn. Những điểm nào HS chưa đạt cần cố gắng phấn đấu để trong học kì 2 có tiến bộ. ______________________________________________ Luyện Âm Nhạc ÔN NỘI DUNG TỰ CHỌN KHỐI 1 HỌC HÁT LỜI ĐỒNG GIAO: NGHE VẺ VÈ VÈ (tiếp) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết đọc lời đồng giao theo tiết tấu - Biết bài đồng giao là thể thơ 4 chữ trong sinh hoạt dân gian của vùng nông thôn Nghệ Tĩnh. - Biết qua lời đồng giao giới thiệu về quê hương Hương Sơn – Hà Tĩnh. II. CHUẨN BỊ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: - Gv cho HS chơi trò chơi Thả đỉa ba ba 2. Bài mới: Đọc lời đồng giao Vè vẻ vè ve a. Hoạt động 1: Tập đọc lời đồng giao Vè vẻ vè ve theo tiết tấu Nu na nu nống Mục tiêu: - Học sinh biết đọc lời đồng giao theo tiết tấu - Biết bài đồng giao là thể thơ 4 chữ trong sinh hoạt dân gian của vùng nông thôn Nghệ Tĩnh. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh lời đồng giao trong trò chơi của trẻ em nông thôn vùng Nghệ Tĩnh. - Giới thiệu về lời đồng giao là thể thơ 4 chữ. Nghe vẻ vè ve Đi vào lịch sử Nghe vè tôi hát Tâm Đức rực hồng Điệp trùng bát ngát Hải thượng lãn ông Là dãy núi nầm Thanh cao vời vợi Xanh biếc âm thầm Ngược đường biên giới Là dòng ngàn phố Cửa khẩu cầu treo Nhiễu long chuông đổ Chẳng quản dốc đèo Vang vọng trời chiều Vững vàng hội nhập Sừng sững cánh diều Ngược xuôi tấp nập Tượng đài mẫu tử Trên bến dưới thuyền Trai gái thuyền quyên Ngân nga câu ví GV ghi lời đồng giao vào bảng phụ GV đọc bài đồng giao theo tiết tấu. Hướng dẫn HS đọc bài đồng giao. GV sửa sai tiết tấu. GV cho học sinh đọc theo nhịp của đàn. b. Hoạt động 2: Trò chơi “Vè vẻ vè ve” Mục tiêu: - Chơi trò chơi qua lời đồng giao. Cách tiến hành: GV hướng dẫn trò chơi. Nêu luật chơi Cho HS thực hiện trò chơi kết hợp đọc lời đồng giao. 3. Củng cố - dặn dò Dặn dò HS về thực hiện trò chơi kết hợp đọc thuộc lời đồng giao. _________________________________________________ Hoạt động trải nghiêm HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt. - Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: Hoạt động 1: Chia sẻ về ngày Tết quê em. a. Mục tiêu Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt của ngày Tết quê em theo gợi ý: - Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào? - Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế nào? - Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu? - Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống? - Cảm xúc của em khi Tết đến? c. Kết luận Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình, dân tộc Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháp hoa đón chào năm mới. Hoạt động 2: Tập trang trí cho ngày Tết a. Mục tiêu HS làm được một số việc cụ thể tập trang trí cho ngày Tết truyền thống. b. Cách tiến hành - GV tổ chức lớp thành các nhóm, thảo luận về việc các em sẽ làm để trang trí ngày Tết theo gợi ý: + Em sẽ trang trí gì cho ngày Tết? + Để trang trí em cần dụng cụ, vật liệu gì? + Em sẽ trang trí cho ngày Tết như thế nào? - Các nhóm sử dụng đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị để tập trang trí cho ngày Tết. - Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tập trang trí cho ngày Tết. c. Kết luận Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng câu đối, hoa, cây cảnh, tranh vẽ với mong muốn đón một năm mới tràn đầy vui vẻ, hạnh phúc. ______________________________________________________ Chiều: Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021 ÂM NHẠC KHỐI 4 TIẾT 16 Ôn tập 2 bài hát BẠN ƠI LẮNG NGHE- TRÊN NGỰA TA PHI NHANH I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết gõ đệm theo phách theo nhịp. II.Chuẩn bị: - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc - Một số động tác phụ hoạ III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Khởi động: HS hát bài: Bạn ơi lắng nghe Luyện âm: HS luyện âm theo đàn GV giới thiệu nội dung bài học 2. Dạy bài mới: Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.Tập biểu diễn bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Cách tiến hành: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe. 10’ GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài - HS lắng nghe GV bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS trong quá trình ôn tập lưu ý HS cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân GV nhận xét và biểu dương trước lớp GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ - HS theo dõi Câu 1, 2: Nhún chân và tay đưa lên ngực Câu 3, 4: Chân nhún theo nhịp Câu 5, 6: Vỗ tay theo nhịp sau đó 2 tay đưa lên vẫy GV bắt nhịp - HS hát múa theo đàn GV sửa sai cho HS Luyện tập: Phụ tách văn nghệ lớp điều hành lớp hoạt động nhó 4 và yêu cầu các nhóm lên biểu diễn trước lớp các nhóm nhận xét lẫn nhau * Chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể - HS thực hiện toàn bài Luyện tập theo nhóm và cá nhân. - GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh . 10’ GV đàn giai điệu câu hát 2 trong bài - HS lắng nghe và nhận biết GV gọi 2 Hs hát bài hát GV đàn giai điệu và bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2 Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo tổ * Hát và kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể Một số HS lên thực hiện trước lớp GV nhận xét và biểu dương - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay GV nhận xét và biểu dương 3. Củng cố: 3’ HS hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài _______________________________________________ Chiều : Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 5 Chñ ®Ò: Ngµy tÕt quª em-TRANG TRÍ CÀNH ĐÀO, LÀM HOA NGÀY TẾT I. Mục tiêu: - HS biết trang trí cành đào phục vụ ngày Tết. - Biết làm hoa đơn giản chuẩn bị chào Xuân và làm sản phẩm phụ vụ Hội chợ tuổi thơ sắp tới. II. Chuẩn bị: - Cành cây khô để cắm hoa, giấy màu các loại, kéo, tre... III. Hoạt động dạy – học: a. Hoạt động 1: - Trang trí cành đào - GV chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ một cây khô để trang trí - GV hướng dẫn cách trang trí - Các tổ cùng trang trí cành đào theo vật dụng đã chuẩn bị từ trước. - Các tổ nhận xét và bầu tổ làm nhanh nhất đẹp nhất - GV nhận xét tuyên dương. b. Hoạt động 2: Làm hoa ngày tết - GV hướng dẫn cách làm: cắt hoa, cắt lá, cách tạo cành.... - GV và học sinh cùng làm - Thi cắm vào lọ tổ nào đẹp được thưởng - GV nhận xét và tuyên dương - Nhận xét buổi trải nghiệm. ____________________________________________ Chiều : Thứ 6 ngà 8 tháng 1 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 4 Chñ ®Ò: Ngµy tÕt quª em-TRANG TRÍ CÀNH ĐÀO, LÀM HOA NGÀY TẾT I. Mục tiêu: - HS biết trang trí cành đào phục vụ ngày Tết. - Biết làm hoa đơn giản chuẩn bị chào Xuân và làm sản phẩm phụ vụ Hội chợ tuổi thơ sắp tới. II. Chuẩn bị: - Cành cây khô để cắm hoa, giấy màu các loại, kéo, tre... III. Hoạt động dạy – học: a. Hoạt động 1: - Trang trí cành đào - GV chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ một cây khô để trang trí - GV hướng dẫn cách trang trí - Các tổ cùng trang trí cành đào theo vật dụng đã chuẩn bị từ trước. - Các tổ nhận xét và bầu tổ làm nhanh nhất đẹp nhất - GV nhận xét tuyên dương. b. Hoạt động 2: Làm hoa ngày tết - GV hướng dẫn cách làm: cắt hoa, cắt lá, cách tạo cành.... - GV và học sinh cùng làm - Thi cắm vào lọ tổ nào đẹp được thưởng - GV nhận xét và tuyên dương - Nhận xét buổi trải nghiệm. ________________________________________
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2020_202.doc