Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được một vài cảnh đẹp của quê hương.
- Biết chia sẻ với nhau về nét đẹp của quê hương, tập cách làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về quê hương.
- Có cảm xúc thích thú khi được nhìn, được xem video về cảnh quê hương.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương tùy theo từng vùng miền. . Đó có thể là cảnh đồi núi, cảnh con thuyền ra khơi, cảnh công viên xanh mắt bởi hàng cây.
- Phương tiện cho vai diễn Hướng dẫn viên du lịch như: tranh ảnh, cờ dẫn đoàn, ô, mũ, loa cầm tay, sổ tay ghi câu hỏi, thông tin.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương
a. Mục tiêu
Cung cấp cho HS biết được một vài cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó các e biết cách tự sưu tầm cảnh đẹp quê hương.
b. Cách tiến hành
- Trên bảng đen treo một vài hình ảnh về cảnh đẹp quê hương. HS quan sát các hình này. HS đưa ra những nhận xét, đặt ra câu hỏi, ví dụ như: “ Cảnh đẹp thật bạn nhỉ”, “Quê hương bạn có những cảnh đẹp nào, hãy kể cho mình nghe”, hoặc “ Mình thấy cảnh con thuyền đi trên biển đẹp quá, ước gì mình được ngồi trên con thuyền đó nhỉ”
- GV để HS tự do phát biểu, chia sẻ với nhau. Sau đó, GV mời một vài HS nêu ý kiến của mình về cảnh đẹp vừa được xem.
c. Kết luận
HS đã được làm quen với các cảnh đẹp và nhận ra được giá trị của những cảnh đẹp đó.
Hoạt động 2: Tập làm hướng dẫn viên du lịch
TUẦN 21 Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 6: QUÊ HƯƠNG EM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THAM QUAN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, học sinh có khả năng: - Học sinh biết được nội dung, hình thức và kế hoạch tham quan về quê hương em. - Học sinh hào hứng tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị: -Loa máy II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. TPT đánh giá công tác trong tuần 20 của liên đội. 2.Triển khai trong tuần 21: * Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, nói lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, mỗi tuần một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, cổng trường an toàn giao thông, giới thiệu sách * Lớp 2B giới thiệu sách. * Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT đội phổ biến cho học sinh nội dung, hình thức và kế hoạch tham quan cảnh đẹp quê hương. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh đẹp quê hương ( Tìm hiểu xung quanh, qua ông bà, bố mẹ, anh chị, người lớn) - Hướng dẫn các lớp chuẩn bị cho học sinh tham quan cảnh đẹp quê hương.. - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ -------------------------------------------------------------------- Chiều : Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021 Âm nhạc Chủ đề 6 : TUỔI THƠ Tiết 3: Ôn tập bài hát: Xoè hoa Nhạc cụ; Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn; Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn I. MỤC TIÊU: - Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa - Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Xòe hoa. - Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Thực hành các hoạt động trải nghiệm và khám phá. *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: - GV cho HS xem nhảy Sạp theo điệu hát Xòe hoa - HS xem và vận động B. Dạy bài mới: - GV thiệu nội dung và mục tiêu bài học. 1. Ôn tập bài hát: Xòe hoa (10’) GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp. GV cho HS hát cùng nhạc đệm một đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. GV đàn, HS lắng nghe để nhận biết giai điệu và trình bày lại câu hát. Ví dụ: Tay nắm tay ta cùng xòe hoa. Thực hiện tương tự với câu hát khác. GV sửa chỗ sai ( nếu có) cho HS. GV cho HS hát kết hợp vận động. thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo nhiều hình thức: Cá nhân, cặp đôi, nhóm giới sự điều khiển của Phụ trách văn nghệ lớp. HS nhận xét nhóm bạn- GV nhận xét bổ sung. 2. Nhạc cụ (15’). a. Thể hiện tiết tấu Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: GV chơi tiết tấu làm mẩu, HS quan sát và lắng nghe (GV đếm 1 - 2 - 3 - 4 thay cho đọc đơn - đơn – đen- đen. Sau đó, GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu Đơn đơn đen đen Thể hiện tiết tấu băng động tác tay, chân: GV chơi tiết tấu làm mẩu, HS quan sát và lắng nghe. Sau đó, GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu. c.Ứng dụng đệm cho bài hát Mời bạn vui múa ca - GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát cả bài Xòe hoa - GV cho HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. GV phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B hát,.... 3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn; Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ ( 15’) a. Vận động theo tiếng đàn. GV đàn, yêu cầu HS nghe tiếng đàn và vận động theo hướng dẫn: GV đánh âm thanh : HS vận động: HS bước đều tại chỗ. GV đánh: HS vận động : HS tiến lên phía trước GV đánh: HS vận động: HS lùi về phía sau. GV đánh: HS vận động: HS vỗ tay nhịp nhàng GV đàn với nhịp độ nhanh dần, HS vận động phù hợp với nhịp độ. b. Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ GV làm mẫu và yêu cầu HS lắng nghe: GV đọc và vổ tay theo tiết tấu bài đọc GV cho HS luyện tập bài tập số 1 theo hình thức nhóm, tổ, kết hợp đọc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay chân. GV làm mẩu và yêu cầu HS lắng nghe: GV đọc và vổ tay theo tiết tấu bài đọc số GV cho HS luyện tập bài tập số 2 theo hình thức nhóm, tổ ( tương tự bài tập số 1). GV cho HS thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời 2 bài tập ( bài tập mở, có thể không thực hiện). c. Củng cố - dặn dò: Cuối tiết học, GV cần chốt lại yêu cầu của chủ đền này và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay,. _______________________________________________ Âm nhạc ( Dạy bù nghĩ tết) Chủ đề 7: GIỮ GÌN VỆ SINH Tiết 1- Hát : Thật đáng yêu Đọc nhạc; Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình I. MỤC TIÊU: Hát đúng cao độ, trường độ bài Thật đáng yêu Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẩu âm với nốt Đô - Mi- Son- La theo kí hiệu bàn tay. Bước đầu biết cảm nhận về cao độ,trường độ,cường độ thông các hoạt động trải nghiệm khám phá II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Chơi đàn hát thuần thục bài hát : Thật đáng yêu Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Mi, Son, La. Thực hành các hoạt động và trải nghiệm và khám phá *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: - GV mở nhạc bài hát Ai dậy sớm cho HS nghe - HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi của GV ? Bài hát nói lên điều gì?(Ai dậy sớm) B. Dạy bài mới: 1. Hát: Thật đáng yêu (20p) GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và xuất xứ. GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. GV cho HS đọc đồng thanh lời ca theo sự hướng dẫn của GV GV cho HS khởi động giọng hát. GV đàn và hát mẩu từng câu, cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu thứ 2, thực hiện tương tự với các câu hát khác. GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, HS hát lời 2 tương tự. GV cho HS hát và thể hiện tình cảm vui tươi. GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ. 2. Đọc nhạc. (8p) GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS đọc cao độ 4 nốt Đô - Mi- Son- La kết hợp thể hiện bàn tay. GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc các mẩu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. - HS quan sát kí hiệu bàn tay của GV, sau đó GV cho HS đọc nối tiếp các mẩu âm như một bài tập đọc nhạc (Bài tập mở có thể không thực hiện). 3.Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình (8p) - GV vỗ tay và nói câu Rửa tay sạch sẽ theo tiết tấu đen – đơn - đơn – đen. - HS quan sát và làm theo hướng dẫn, sau đó HS vỗ tay và nói câu Giữ gìn vệ sinh, vẫn theo tiết tấu trên. Tương tự GV thay đổi tiết tấu khác. Đơn- đơn- đen. Hoặc - GV cho HS chơi trò chơi : Từng cặp HS oằn tù tì bạn thắng làm trước, bạn thua phải lại cho đúng. C. Củng cố- dặn dò: - Nhắc lại nội dung đã học. - Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của chủ đề này và khen các em có ý thức tập luyện hát hay. Hoạt động trải nghiệm HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Biết được một vài cảnh đẹp của quê hương. - Biết chia sẻ với nhau về nét đẹp của quê hương, tập cách làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về quê hương. - Có cảm xúc thích thú khi được nhìn, được xem video về cảnh quê hương. II. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị một số tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương tùy theo từng vùng miền. . Đó có thể là cảnh đồi núi, cảnh con thuyền ra khơi, cảnh công viên xanh mắt bởi hàng cây. - Phương tiện cho vai diễn Hướng dẫn viên du lịch như: tranh ảnh, cờ dẫn đoàn, ô, mũ, loa cầm tay, sổ tay ghi câu hỏi, thông tin. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương a. Mục tiêu Cung cấp cho HS biết được một vài cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó các e biết cách tự sưu tầm cảnh đẹp quê hương. b. Cách tiến hành - Trên bảng đen treo một vài hình ảnh về cảnh đẹp quê hương. HS quan sát các hình này. HS đưa ra những nhận xét, đặt ra câu hỏi, ví dụ như: “ Cảnh đẹp thật bạn nhỉ”, “Quê hương bạn có những cảnh đẹp nào, hãy kể cho mình nghe”, hoặc “ Mình thấy cảnh con thuyền đi trên biển đẹp quá, ước gì mình được ngồi trên con thuyền đó nhỉ” - GV để HS tự do phát biểu, chia sẻ với nhau. Sau đó, GV mời một vài HS nêu ý kiến của mình về cảnh đẹp vừa được xem. c. Kết luận HS đã được làm quen với các cảnh đẹp và nhận ra được giá trị của những cảnh đẹp đó. Hoạt động 2: Tập làm hướng dẫn viên du lịch a. Mục tiêu HS được thực hành công việc của người hướng dẫn viên du lịch. b. Cách tiến hành - Treo 1, 2 hình ảnh về cảnh đẹp quê hương trên bảng, Hoặc HS tự mang đến một cảnh đẹp mà các em sưu tầm được. Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch. Những HS khách có thể đặt câu hỏi cho bạn, như : “ Cảnh đẹp này ở đâu thế bạn ? “, “ Bạn đã sưu tầm được từ đâu?”. - GV khen ngợi HS đã mạnh dạn giới thiệu về cảnh đẹp cho lớp biết, đồng thời khuyến khích những HS khác tiếp tục tìm những cảnh đẹp khách để hôm sau mang đến lớp. c. Kết luận. HS bước đầu được rèn luyện kĩ năng trình bày trước tập thể về những cảnh đẹp của quê hương, qua đó các em thêm yêu và tự hào về quê hương. ___________________________________________ Chiều : Thứ ba, ngày 2 tháng 2 năm 2021 ÂM NHẠC KHỐI 4 TIẾT 21 Học hát bài: BÀN TAY MẸ Nhạc: Bùi Đình Thảo Thơ: Tạ Hữu Yên I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Khởi động: - HS hát bài tập thể - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn - Kiểm tra bài cũ: HS hát bài: Chúc mừng - GV giới thiệu nội dung bài học 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Bàn tay mẹ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. Cách tiến hành: GV dẫn dắt vào bài: Các con ạ! Mẹ là người đã sinh ra và nuôi dạy chúng ta nên người, mẹ đã không quản ngày đêm vất vả để chăm sóc chúng ta. Với lòng biết ơn vô hạn nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã viết bài hát này GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe GV gọi 1 HS đọc lời ca và cả lớp đọc thầm GV tập hát - HS tập hát nối tiếp GV sửa sai cho HS trong khi tập về cao độ và các tiếng luyến như : con, nấu, uống, nóng ... từ ngân dài 3 phách, cách lấy hơi để hát hết câu hát dài HS thực hiện toàn bài theo đàn GV gọi 1 số HS hát Luyện tập: Theo tổ, nhóm - GV nhận xét và biểu dương trước lớp - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm Mục tiêu: - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách. Cách tiến hành: GV làm mẫu - HS theo dõi và ghi nhớ @ e e |q e e | o e e |q e e | h| Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ chăm chúng con Phách : * * * * * * * ** Nhịp : * * * * HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp GV sửa sai cho HS về cách gõ đệm các từ ngân dài 3 phách GV gọi một HS thực hiện Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm GV nhận xét và biểu dương 3. Phần kết thúc: HS hát lại bài bài : Bàn tay mẹ kết hợp vận động theo nhịp GV nêu ý nghĩa giáo dục GV nhắc nhở HS học bài ở nhà. Nhận xét giờ học. __________________________________________________________ Chiều : Thứ năm, ngày 4 tháng 2 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 5 CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN I. Mục tiêu: - Hiểu rõ vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng, biết ơn, noi gương những thanh niên yêu nước như anh Trần Văn Ơn. - Hiểu biết thêm về các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón Tết cổ truyền dân tộc. Biết tự hào, tôn trọng, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. II. Chuẩn bị: - Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp trong văn hóa đón Tết. - Những bài hát, bài thơ, câu chuyện nói về Đảng và mùa xuân. - Thi tìm hiểu về Đảng, kiến thức, phong tục truyền thống ngày Tết.. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Câu hỏi và đáp án trong các phần thi, phần chơi. Mời các em nghe câu hỏi: Câu 1: Hãy cho biết ngày, tháng, năm thành lập Đảng? ĐA: 3/2/1930. Câu 2: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai? ĐA: Trần Phú Câu 3: Ai được coi là người sáng lập Đảng cộng sản VN? ĐA: Nguyễn Ái Quốc Câu 4: Người giữ chức danh cao nhất trong tổ chức Đảng ở Trường ta hiện nay là ai? ĐA: Thầy giáo Phan Đình Thống Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường Câu 5: Năm 2018 là kỷ niệm ngày thành lập Đảng lần thứ bao nhiêu ĐA: Lần thứ 88 Câu 6: Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam hiện nay là ai? ĐA: Nguyễn Phú Trọng 7. Nhân dân ta đón giao thường vào lúc mấy giờ(0 giờ hay 24 giờ) 8. Đêm 30 tết còn gọi là đem gì? (đêm trừ tịch) 9 Theo tục truyền thống, ông bà ta đầu năm mua muối cuối năm mua gì? (mua Vôi) 10: Kể tên các bài hát có từ "Xuân". (Xuân đã về, Lắng nghe mùa xuân về, Phố xuân, Dịu dàng sắc xuân,.....) 11. Cho biết các danh từ, tính từ được dùng để tả về Bác trong bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng". (Cao cao, thanh thanh, như sao, da nâu...) 12. Kể tên các danh từ bắt đầu bằng từ học. (Học kỳ, Học sinh, Học lực, Học thức....) 13. Kể tên các nhân vật lịch sử đời Trần.(Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn...) 14. Kể tên các bài hát nói về Bác Hồ.(Ai yêu Bác Hồ Chí minh hơn chúng em nhi đồng). ______________________________________________________ Chiều : Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2021 ÂM NHẠC KHỐI 4 ( Dạy bù nghĩ tết) TIẾT 22 KHỐI 4 - Ôn bài hát : BÀN TAY MẸ - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa - Biết đọc bài TĐN số 6 * Biết đọc cao độ nốt nhạc bằng thế tay. * Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, - Bảng phụ TĐN số 6 III. Các hoạt động dạy - học 1. Khởi động : HS hát bài tập thể Luyện âm: HS luyện âm theo cột độ cao thang âm Một số HS hát bài: Bàn tay mẹ GV giới thiệu nội dung bài học 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Bàn tay mẹ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa - Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể Cách tiến hành GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát từ đàn - HS lắng nghe GV bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và tiết tấu, GV cần lưu ý các tiếng luyến cũng như sắc thái của bài HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách HS hát kết hợp chơi bộ gõ cơ thể như tiết trước - HS lên biểu diễn trước lớp - GV nhận xét và biểu dương - Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân dưới sự điều khiển của nhóm trưởng HS - GV nhận xét và GV biểu dương GV hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ - HS theo dõi GV bắt nhịp - HS hát múa theo đàn GV sửa sai nếu có Luyện tập : HS lên biểu diễn trước lớp - GV nhận xét biểu dương - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 6 Mục tiêu: - Biết đọc bài TĐN số 6 Cách tiến hành GV treo bảng phụ và gợi ý để HS nhận biết các ký hiệu có trong bài TĐN số 6 như : Hình nốt, tên nốt, số chỉ nhịp, vạch nhịp ...... HS luyện tiết tấu: @ e e q| e e q| e e e e | h ± HS luyện cao độ: Đ - R - M - S - L GV đàn giai điệu bài TĐN- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách đọc nhạc bằng thế tay như đã hướng dẫn tiết trước - HS tập đọc nhạc nối tiếp. Lưu ý: GV cần rèn kỉ năng ghi nhớ nốt nhạc trên khuông nhạc GV sửa sai cho HS về cao độ và trường độ HS ghép lời ca theo giai điệu bài TĐN số 5 Luyện tập: HS luyện đọc theo nhóm và cá nhân GV gọi một số HS lên chỉ bảng và đọc nhạc GV nhận xét biểu dương trước lớp 3. Phần kết thúc: HS hát lại bài : Bàn tay mẹ kết hợp vận động theo nhịp GV dặn dò HS về nhà ôn bài . Nhận xét giờ học.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2020_202.doc