Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020
Tiết 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3)
CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (tiết 1)
I. Mục tiêu.
- HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
- HS biết cách vẽ chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị.
* Giáo viên:
+ SGV, SGK
+ Một số bài minh họa tranh chân dung.
+ Một số bài vẽ mẫu của HS.
* Học sinh:
+ Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra đồ dùng (1p).
2. Khởi động: (2p)
- Cho 1số HS lên bảng vẽ tranh chân dung
+ Mời HS khác nhận xét về cách thể hiện trên khuôn mặt của tranh chân dung bạn vẽ.
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
TUẦN 9 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2020 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) Tuần 8: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN HĐGD THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia Đình. - Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình. 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK. - Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy. 3. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương - GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp Nội dung tình huống: Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này? Tình huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân. Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì? - HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm - Một số nhóm đóng vai trước lớp * Kết luận Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau; + Kể tên quan tâm,chăm sóc như thế nào? + Em đã làm gì đẻ thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến người thân trong gia đình? - Học sinh thảo luận cặp đôi. - 2 hoặc 3 cặp học sinh trình bày trước lớp. - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. * Kết luận: Mọi người thân trong gia đình là những người thân luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình. 4. Cũng cố dặn dò(1p) - GV nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. Buổi chiều: Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020 Tiết 2, 3: Mĩ thuật lớp 5 CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ SẮC MÀU ( Tiết 2) I. Mục tiêu Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ theo âm nhạc. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Sách học Mĩ thuật 5. - Âm nhạc. - Sản phẩm vẽ theo nhạc của HS. 2. Học sinh: - Sách học Mĩ thuật 5 - Giấy vẽ , màu , keo, băng dính IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra đồ dùng (1p) 2. Khởi động: (2p) Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Nhận biết màu cơ bản. - Giáo viên chuẩn bị nhiều hình đồ vật có các màu sắc khác nhau cho học sinh lên chọ và dán đúng 3 màu cơ bản mà các em đã học. - Cho 2 học sinh lên chơi. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. 3. Bài mới: GV giới thiệu và ghi bảng. Hoạt động : Hướng dẫn thực hành(30p) - GV cho HS xem một số sản phẩm của các bạn học sinh để tham khảo. - Em sẻ làm sản phẩm gì?( bìa sách, bưu thiếp....) - GV yêu cầu HS lựa chọn phần hình đã cắt rời từ bức tranh vẽ theo nhạc, sau đó thêm các đường nét và màu sắc để từ đó trang trí bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch theo ý thích. - HS thực hành cá nhân, làm sản phẩm theo ý thích. - GV bao quát, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS. Có thể bật thêm nhạc tạo không khí vui vẻ. tăng thêm hứng thú, cảm xúc cho HS thực hành. 3. Nhận xét, dặn dò (2p) - GV nhận xét tiết học: Khen ngợi những HS tích cực làm bài thực hành, động viên những HS chưa hoàn thành. - Chuẩn bị nội dung cho tiết học trưng bày, giới thiệu sản phẩm. ******************************************* Buổi chiều: Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (tiết 1) I. Mục tiêu. - HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - HS biết cách vẽ chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. - Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị. * Giáo viên: + SGV, SGK + Một số bài minh họa tranh chân dung. + Một số bài vẽ mẫu của HS. * Học sinh: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Khởi động: (2p) - Cho 1số HS lên bảng vẽ tranh chân dung + Mời HS khác nhận xét về cách thể hiện trên khuôn mặt của tranh chân dung bạn vẽ. + GV nhận xét 3. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (13p) - GV cho học sinh quan sát hai tranh chân dung và yêu cầu HS quan sát và hoạt động nhóm đôi. - Các em thảo luận nhóm 2 để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau: + Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau? + Màu sắc được thể hiện như thế nào? + Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hình b) được vẽ như thế nào? - Giống nhau : + Đều là tranh vẽ chân dung + Người có đầy đủ các bộ phận trên khuôn mặt: Mắt, mũi , mồm, tai... + Khác nhau: + Hình a vẽ hình, các bộ phận trên khuôn mặt, màu sắc rõ ràng còn hình b vẽ các nét và màu chưa rõ hình + Màu sắc tươi sáng. + Các bộ phận trên khuôn mặt đặt sai lệch vị trí, trông rất hài hước. * GV kết luận: - Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở các đường nét và màu sắc. - Tranh chân dung biểu cảm được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại cảm nhận của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ. Cảm xúc của nhân vật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc theo cảm nhận của người vẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện(17p) 2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy - Gv chọn một HS làm mẫu để GV thực hiện vẽ minh họa cho HS hiểu cách vẽ: + Em có cảm xúc gì khi quan sát cô vẽ? + Khi vẽ mắt thầy cô nhìn vào đâu? Cô nhìn vào trang giấy khi vẽ không? - Gv chọn một HS làm mẫu để GV thực hiện vẽ minh họa cho HS hiểu cách vẽ: + Em có cảm xúc gì khi quan sát cô vẽ? + Khi vẽ mắt thầy cô nhìn vào đâu? Cô nhìn vào trang giấy khi vẽ không? - GV yêu cầu HS: + Từng cặp HS ngồi xoay lại đối diện nhau + Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy + Mắt quan sát đến đâu tay vẽ theo đến đó - Gọi 2 HS lên bảng và hướng dẫn HS cách quan sát khuôn mặt nhau: + Em quan sát thấy những gì trên khuôn mặt bạn? + Hình dáng khuôn mặt của bạn ntn? + Tóc của bạn ngắn hay dài, xoăn hay thẳng 2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc tranh chân dung biểu cảm. - GV cho HS xem một số bài vẽ để hiểu cách vẽ biểu cảm + Hình vẽ có cân đối với tờ giấy k? + Em đoán xem nhân vật trong tranh đang vui hay đang buồn? - Yêu cầu HS quan sát hình 4.5 và hình 4.6, 4.7 SGK: * GV tóm tắt: + Để làm rõ cảm xúc của nhân vật được vẽ, nhấn mạnh các nét vẽ biểu cảm trên các bộ phận của khuôn mặt. + Màu sắc trong tranh biểu cảm được vẽ thoải mái, tự doSử dụng màu đậm nhật, sáng tối, rõ ràng, tương phản để biếu cảm hình hối trên khuôn mặt theo ý thích. - Giáo viên yêu cầu học sinh. + Từng cặp ngồi xoay mặt đối diện nhau + Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn giấy bằng chì. 4. Nhận xét, dặn dò (2p) - GV nhận xét tiết học và tuyên dương một số học sinh tích cực xây dựng bài. - Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau. ****************************************
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.doc