Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Tạo được hình khối ba chiều từ đồ vật dễ tìm và liên kết chúng thành
các đồ vật, con vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông, theo ý thích.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
1. Phương pháp: Tiếp cận chủ đề, tạo hình 3 chiều.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
* GV: SGK, sản phẩm học sinh.
* HS: Sản phẩm tiết 2, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bìa. Một số vật liệu: chai, lọ, vỏ hộp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
2. Khởi động(3p):
- Giáo viên tổ chức trò chơi: “Bịt mắt đoán hình”
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng.
3. Bài mới:
TUẦN 7 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) Chủ đề 2: EM LÀ AI? Tuần 6: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ HĐGD THEO CHỦ ĐỀ: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội. 2. Chuẩn bị - Tranh, ảnh về những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự - Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai 3. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Trò chơi “Làm người lịch sự” - Giáo viên cho họ sinh đứng thành các hàng dọc giữa lối đi * Giáo viên phổ biến cách chơi: + GV nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời” ở trước thì HS làm, nếu không có từ “Mời” thì HS không làm theo - HS tham gia trò chơi - HS trả lời câu hỏi: Em học được gì thông qua trò chơi này? * Kết luận Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ muốn nghe và làm theo. Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ với những lời nói, hành động em đã làm để thể hiện phép lịch sự * Tổ chức cho HS quan sát tranh: GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét, đánh giá về lời nói, hành động của mọi người trong tranh. * Làm việc cặp đôi: - Từng cặp HS hỏi và trả lời theo các câu hỏi: + Khi người khác ứng xử lịch sự với bạn, bạn cảm thấy như thế nào? + Bạn đã làm gì để thể hiện lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh? - 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi-đáp các câu ỏi trên trước cả lớp - HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và rút ra kết luận * Kết luận Khi gặp người quen, các em nên chào hỏi lễ phép; khi muốn đề nghị hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ, chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện và lịch sự với người khác Hoạt động 3: Đóng vai * GV nêu yêu cầu: - Chia lớp thành các nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đó Một vài tình huống GV có thể sử dụng: Tình huống 1: Giờ ra chơi, một số bạn đang chơi nhảy dây ở sân trường, các em đang xếp hàng chờ đến lượt chơi thì Nga chạy từ đâu chen ngang bảo “Để tớ chơi trước”. Nếu em đang chơi gặp tình huống này, em sẽ làm thế nào? Tình huống 2: Giờ ra chơi, do mải chơi nên Nam va phải một bạn gái, làm bạn này bị ngã. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì với bạn gái? Tình huống 3: Hải được bố mẹ cho đi chơi công viên, khi các bạn đang xếp hàng đợi đến lượt tham gia trò chơi đu quay, Hải háo hức nên chen ngang các bạn chạy đứng lên đầu. Nếu em là bạn Hải, em sẽ khuyên Hải như nào? Tình huống 4: Trên đường vào lớp, bạn Huy làm rơi mũ. Hoa đi sau nhìn thấy đã nhặt mũ và đưa trả cho Huy. Nếu là Huy, em sẽ nói gì với Hoa? - HS thảo luận tình huống và tham gia đóng góp theo vai - Một số nhóm đóng vai trước lớp * Kết luận Các em cần lưu ý cách ứng xử lịch sự với mọi người xung quanh: không nên chen lấn, xô đẩy; nói năng lịch sự, lễ phép; giữ vệ sinh đường phố, khi có thể hãy giúp đỡ người khác; nói xin lỗi và nhận lỗi khi mình sai. Khi làm được những việc này, em sẽ được người khác quý mến, khen ngợi. 4. Cũng cố dặn dò(1p) - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. ******************************************** Buổi chiều: Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 5) CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI ( Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Tạo được hình khối ba chiều từ đồ vật dễ tìm và liên kết chúng thành các đồ vật, con vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông, theo ý thích. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. 1. Phương pháp: Tiếp cận chủ đề, tạo hình 3 chiều. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * GV: SGK, sản phẩm học sinh. * HS: Sản phẩm tiết 2, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bìa. Một số vật liệu: chai, lọ, vỏ hộp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p). 2. Khởi động(3p): - Giáo viên tổ chức trò chơi: “Bịt mắt đoán hình” - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng. 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Thực hành theo nhóm(13p) - Cho học sinh xem một số sản phẩm cuả hs năm trước để tham khảo - Học sinh tiếp tục thực hành theo nhóm . - GV nhắc nhở HS thảo luận nhóm, thống nhất ý tưởng về sản phẩm. Chọn sản phẩm cá nhân, sắp xếp thành một bố cục và thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm của nhóm. - GV theo dõi giúp HS hoàn thành sản phẩm. * Lưu ý HS: Sau khi tạo khối chính từ các vật liệu tìm được, có thể dùng giấy màu bạc, bồi lại trước khi liên kết khối. Có thể sử dụng các chất liệu khác nhau để trang trí, hoàn thiện sản phẩm. Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(17p) - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. - Câu hỏi gợi mở: + Tên chủ đề của nhóm. + Sản phẩm của em gồm những hình gì và được tạo bởi những hình khối gì? + Sử dụng những vật liệu gì để tạo hình? + Nhóm em muốn truyền đạt đến người xem thông điệp gì?.... HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình * GV cho các nhóm khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ để khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá. - Gv cho học sinh bình chọn sản phẩm được yêu thích nhât. Giáo viên kết luận,liên hệ 4. Cũng cố dặn dò(1p) - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. *********************************************** (Tiết Buổi chiều: Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2020 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) CHỦ ĐỀ 3: CON VẬT QUEN THUỘC 1) I. Mục tiêu. - HS nhận ra và nêu được hình giáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động của một số côn vật quen thuộc. - HS biết cách vẽ được con vật theo ý thích bằng nét hoặc bằng màu. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. - Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị. *Giáo viên : + SGV, SGK + Một số hình ảnh về con vật quen thuôc + Một số bài vẽ mẫu của HS. * HS: + SGK, giấy A4, màu, chì... IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. Khởi động: (2P) - Cho HS hát bài " Vì sao chim hay hót" " Con lợn éc" + Trong bài hát có những con vật nào? + Em có biết thêm con vật nào khác? 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.(10p) - GV cho hs sinh hoạt nhóm - GV treo một số tranh ảnh con vật lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình 3.1 trong SGK + Em biết con vật nào? Em thích con vật nào? + Con vật em thích có những bộ phận gì? Hình giáng, màu sắc ntn? + Đặc điểm nổi bật của con vật em thích? + Con vật đó có những hoạt động gì? Nó sống ở đâu? + Con vật em thích có lợi ích gì trong cuộc sống? - Yêu cầu HS quan sát hình 3.2: + Các con vật được vẽ ntn? + Em nhận thấy con vật được trang trí ntn? Cách trang trí có giống nhau không? * GV kết luận: Mỗi con vật có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau.Khi tạo dáng và trang trí, cần dựa vào đặc điểm đặc trưng của con vật để lựa chọn các đường nét, màu sắc cho phù hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (7p) - Yêu cầu hs quan sát vẽ minh hoạ trực tiếp con vật - Gv vừa trực tiếp hướng dẫn HS vẽ vừa đặt câu hỏi: + Em định vẽ con vật gì? Con vật đó đang làm gì? + Để vẽ được con vật cần vẽ bộ phận gì trước? + Em sẽ dùng các nét và màu sắc gì để trang trí cho con vật trong bài vẽ? + Em định vẽ thêm những hình ảnh gì cho phù hợp? * GV tóm tắt: + Vẽ các bộ phận chính và vẽ chi tiết các bộ phận khác + Vẽ trang trí bằng nét và màu. + Tạo thêm không gian để thể hiện môi trường sống. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (15p) * Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích - Cắt hoặc xé con vật ra tạo kho hình ảnh. 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho bài học sau
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc