Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

* Khởi động:

- Giáo viên cho học sinh khởi động theo bài hát “ Chào người bạn mới đến”

- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng.

Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em

- Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một

đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất.

- Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình.

*Kết luận

Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại

hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen.

Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn

- HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen của một người

bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em).

- Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:

+ Bạn của em tên gì?

+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?

+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình?

 * Kết luận

Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ

riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó.

Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ

chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2.

Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán tên bạn”

- GV phổ biến luật chơi: Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống

lớp. GV ghi tên một bạn bất kì trong lớp lên bảng. Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng. Bạn HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra bạn được cô giáo ghi tên là bạn nào trong lớp.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- Giáo viên nhận xét.

* Kết luận

Ai cũng có những điểm đáng yêu và cần được tôn trọng. Em hãy yêu quý bản

thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn trong lớp.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Buổi chiều: Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2020
Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
Chủ đề 2: EM LÀ AI?
Tuần 5: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
HĐGD THEO CHỦ ĐỀ: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, 
thói quen của bản thân.
- Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách 
riêng cần được tôn trọng.
- Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen cảu 
người khác; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh.
2. Chuẩn bị
- Hoạt động trải nghiệm 1,vở thực hành.
- Màu vẽ, bút vẽ
 3. Các hoạt động cụ thể
* Khởi động:
- Giáo viên cho học sinh khởi động theo bài hát “ Chào người bạn mới đến” 
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em
- Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một 
đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất.
- Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình.
*Kết luận
Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại 
hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen.
Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn
- HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen của một người 
bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em).
- Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:
+ Bạn của em tên gì?
+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?
+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình?
 * Kết luận
Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ 
riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó.
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ 
chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán tên bạn”
- GV phổ biến luật chơi: Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống 
lớp. GV ghi tên một bạn bất kì trong lớp lên bảng. Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng. Bạn HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra bạn được cô giáo ghi tên là bạn nào trong lớp.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận
Ai cũng có những điểm đáng yêu và cần được tôn trọng. Em hãy yêu quý bản 
thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn trong lớp.
 4. Cũng cố dặn dò(1p)
 - GV nhận xét tiết học
 - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
 ********************************************
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2020
	Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 5)
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
 ( Tiết 2) 
 I. MỤC TIÊU:
 - Tạo được hình khối ba chiều từ đồ vật dễ tìm và liên kết chúng thành 
các đồ vật, con vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông, theo ý thích. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
1. Phương pháp: Tiếp cận chủ đề, tạo hình 3 chiều.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
* GV: SGK, sản phẩm học sinh.
 * HS: Giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bìa. Một số vật liệu: chai, lọ, vỏ hộp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
 2. Khởi động(3p): 
 - Thi kể tên và hình khối của đồ vật.
 - Giáo viên nhận xét.
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng. 
 3. Bài mới:
Hoạt động : Thực hành theo nhóm(30p)
- Học sinh thực hành theo nhóm .
- GV nhắc nhở HS thảo luận nhóm, thống nhất ý tưởng về sản phẩm. Chọn 
sản phẩm cá nhân, sắp xếp thành một bố cục và thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm của nhóm.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành sản phẩm.
* Lưu ý HS: Sau khi tạo khối chính từ các vật liệu tìm được, có thể dùng giấy 
màu bạc, bồi lại trước khi liên kết khối. Có thể sử dụng các chất liệu khác nhau để trang trí, hoàn thiện sản phẩm.
4. Cũng cố dặn dò(1p)
 - GV nhận xét tiết học
 - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
 ************************************
 Buổi chiều: Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2020
 Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3)
CHỦ ĐỀ 2: MẶT NẠ CON THÚ (tiết 2)
I. Mục tiêu.
- HS nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
- HS tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III. Chuẩn bị.
 * Giáo viên: SGV, SGK, một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật.
 * Học sinh: SGK, giấy A4, kéo, bút màu, bút chì, keo.
IV. Các hoạt động chủ yếu:
1. Kiểm tra đồ dùng (1p).
2. Khởi động: (4p)
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tạo hình chiếc mặt nạ”.
 + Cho 3 học sinh lên bảng thi “Tạo hình chiếc mặt nạ”.
 + Học sinh cùng giáo viên nhận xét bài vẽ của các em. 
 - Em hãy kể tên một số con thú được sử dụng làm mặt nạ nhiều nhất?
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng.
Hoạt động: Hướng dẫn thực hành (29p)
- Giáo viên cho học sinh thực hành cá nhân.
- Yêu cầu học sinh: 
+ Vẽ và trang trí một chiếc mặt nạ vào giấy.
+ Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa để tạo độ cứng.
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ bìa, làm giây đeo cho mặt nạ.
* Lưu ý: 
+ Thể hiện được đặc điểm, tính cách của con thú.
+ Tạo hình mặt nạ vừa với khuôn mặt, vị trí mắt của mặt nạ vừa với vị trí mắt 
của mình.
*Tổng kết chủ đề: Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động 
viên, khuyến khích các hs chưa hoàn thành bài.
4. Củng cố, dặn dò (1p).
 - Về nhà làm mặt nạ bằng những chiếc đĩa giấy hoặc vật liệu tìm được.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx