Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Buổi chiều: Thứ 3 ngày 20 tháng 04 năm 2021

 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)

 CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU

 (Tiết 1)

 I. MỤC TIÊU:

 1. Phẩm chất

 Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản

phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:

 - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.

 - Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.

 - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý

kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.

 2. Năng lực

 Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

 2.1. Năng lực mĩ thuật

 Học sinh biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau

 2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối

tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.

 2.3. Năng lực đặc thù khác

 - Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,. sản phẩm.

 - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

 1. Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.

2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 1. Giáo viên: Sách học mĩ thuật lớp 5. Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. Hình minh họa cách thực hiện tạo hình sản phẩm

 2. Học sinh:

 - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, vât liệu khác

 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra đồ dùng (1p).

 2. Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Sắp đặt hình ngẫu hứng” (3p).

 - Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị một số lá cây khô, vải vụn, dây, đá sỏi.

 - Yêu cầu của trò chơi: Từ những chất liệu trên 2 nhóm lên tham gia tưởng tượng, sắp đặt để có thể tạo ra một sản phẩm bất kỳ (vd: con vật, đồ vật.)

 - Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 2 phút, 1 phút thuyết trình về hình vừa sắp đặt tạo hình.

 - 2 nhóm lên tham gia trò chơi.

 - Hết thời gian GV cùng HS lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30
 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 19 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
 HĐGD THEO CHỦ ĐỀ: CÙNG HỢP TÁC GIÚP BẠN KHI GẶP KHÓ KHĂN
 1. Mục tiêu:
 Sau hoạt động. HS có khả năng:
 - Biết cùng nhau hợp tác trong các hoạt động hằng ngày ở trường, ở nơi công cộng.
 - Tập cho HS biết cách trao đổi cùng nhau về những việc làm thể hiện sự hợp tác trong cuộc sống hằng ngày.
 - Rèn luyện cho HS tính tiết kiệm, tính sáng tạo trong việc làm ra những sản phẩm phục vụ cho học tập và sinh hoạt hàng ngày, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
 2. Chuẩn bị:
 - Một số đồ vật để tham gia hoạt động như: vở viết, đồ chơi, hộp bút nhựa.
 - Một vài dụng cụ để làm hộp bút xinh tặng bạn.
 3. Các hoạt động cụ thể.
 * Khởi động (2p)
 Giáo viên cho học sinh đứng dậy hát và vận động theo bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết”
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
 Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (8p) 
 a. Mục tiêu
 Giúp HS biết rằng trong những việc làm cụ thể hàng ngày luôn cần có sự hợp tác cùng nhau vượt qua khó khăn.
 b. Cách tiến hành
 HS xem tranh trong SGK. Các em nói về những việc làm cụ thể của các bạn trong tranh: Bạn thì bỏ rác vào thùng đựng rác, bạn tưới cây, bạn nhổ cỏ cho vườn cây. Tất cả đang cùng nhau chăm sóc vườn cây xanh. Các em tự liên hệ bản thân về những việc làm cụ thể của bản thân mình thể hiện sự hợp tác với mọi người trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, ở trường hay nơi công cộng.
 c. Kết luận
 HS hiểu được rằng chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện rất nhiều hoạt động hợp tác cụ thể trong đời sống hằng ngày.
 Hoạt động 2: Chia sẻ (8p)
 a. Mục tiêu
 Tập cho HS biết cách trao đổi cùng nhau về những việc làm thể hiện sự hợp tác trong cuộc sống hằng ngày.
 b. Cách tiến hành
 GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những việc đã làm cùng nhau ở lớp. Các em trao đổi về công việc cụ thể đã làm như: cùng tưới cây, cùng dọn vệ sinh và bỏ rác vào thùng rác (cùng trực nhật) hay cùng nhau tập văn nghệ, làm vòng, làm hộp bút.
 c. Kết luận
 HS học được cách hợp tác cùng các bạn khi làm việc tập thể sẽ mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích.
 Hoạt động 3: Làm hộp bút xinh tặng bạn (15p)
 a. Mục tiêu
 Rèn luyện cho HS tính tiết kiệm, tính sáng tạo trong việc làm ra những sản phẩm phục vụ cho học tập và sinh hoạt hàng ngày, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
 b. Cách tiến hành:
 - Từng tổ hoặc nhóm HS cùng nhau làm ra một sản phẩm cụ thể từ những vật dụng hay phế liệu do các em mang từ nhà đến lớp.
 - Sau một khoảng thời gian nhất định, HS mang sản phẩm của tổ mình đặt ở bàn GV. Cả lớp cùng nhau đánh giá và tìm ra những sản phẩm đẹp nhất để làm quà tượng trưng tặng các bạn gặp khó khăn.
 c. Kết luận
 Sản phẩm do chính tay chúng ta làm ra để giúp bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn là có ý nghĩa nhất.
 4. Nhận xét, dặn dò (2p).
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ 
 ***********************************************
 Buổi chiều: Thứ 3 ngày 20 tháng 04 năm 2021
 Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
 CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU
 (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Phẩm chất
	Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản
phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:
 - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
 - Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.
 - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý
kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
 Học sinh biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau
 2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối
tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,... sản phẩm.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
 1. Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 1. Giáo viên: Sách học mĩ thuật lớp 5. Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. Hình minh họa cách thực hiện tạo hình sản phẩm
 2. Học sinh:
 - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, vât liệu khác
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra đồ dùng (1p).
 2. Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Sắp đặt hình ngẫu hứng” (3p).
 - Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị một số lá cây khô, vải vụn, dây, đá sỏi...
 - Yêu cầu của trò chơi: Từ những chất liệu trên 2 nhóm lên tham gia tưởng tượng, sắp đặt để có thể tạo ra một sản phẩm bất kỳ (vd: con vật, đồ vật...)
 - Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 2 phút, 1 phút thuyết trình về hình vừa sắp đặt tạo hình.
 - 2 nhóm lên tham gia trò chơi.
 - Hết thời gian GV cùng HS lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p).
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (12p).
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu quan sát Hình 12.1 sách Học Mĩ thuật ( hoặc tranh , sản phẩm gv chuẩn bị) 
thảo luận nhóm để nhận biết về sự phong phú của chất liệu, hình thức thể hiện và vẽ đẹp của sản phẩm mĩ thuật tạo hình từ những chất liệu khác nhau.
 - Học sinh quan sát tranh thảo luận, tìm hiểu.
 * Câu hỏi gợi mở:
 - Nêu nội dung, hình ảnh, màu sắc của mỗi sản phẩm.
 - Các sản phẩm được tạo hình bằng chất liệu gì?
 + Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
 - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
 - Nhóm khác nhận xét, trả lời câu tiếp theo.
 - GV nhận xét, tóm tắt:
 - Sản phẩm mĩ thuật có thể được tạo bởi một loại chất liệu hoặc kết hợp nhiều loại 
chất liệu với nhau.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (17p).
 - Yêu cầu học sinh quan sát H 12.2 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện 
tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác nhau.
 - Một vài HS nêu cách thực hiện.
 - GV nhận xét, tóm tắt: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa trên những vật liệu tìm 
được hoặc có ý tưởng rồi tìm vật liệu phù hợp để tạo hình hoặc sắp đặt sản phẩm
 * Cách tạo hình sản phẩm trên bìa cứng.
 + Vẽ phác tạo hình ảnh muốn thể hiện.
 + Dùng keo dán dính các chất liệu vào hình đã phác tạo hình ảnh, hình ảnh phụ.
 + Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp(có thể là màu, giấy màu,...)
 * Cách tạo hình dựa trên vật liệu sẵn có.
 + Từ vật liệu sẵn có tưởng tượng sắp đặt, thêm bớt, tạo hình để tạo ra một sản phẩm 
mĩ thuật bất kì theo ý tưởng, nội dung của cá nhân, của nhóm.
 - GV hướng dẫn minh họa.
 - GV giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có).
 - GV cho HS quan sát hình 12.3 để HS có thêm ý tưởng tạo hìn sản phẩm.
 4. Nhận xét, dặn dò (1p).	
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Khen ngợi tích cực học tập.
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Thực hành.
 *********************************************
 Buổi chiều: Thứ 5 ngày 22 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3) 
 Chủ đề 11: TRANG PHỤC CỦA EM (Tiết 2)
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Phẩm chất
	- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS yêu thích vẻ đẹp qua các trang phục, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,thông qua một số biểu hiện cụ thể: Biết cảm nhận vẻ đẹp qua các trang phục; yêu thích cái đẹp trong đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
 - Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích.
 2.2. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối
tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,... sản phẩm.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Trang phục mẫu. Hình ảnh minh họa,
 - Giấy, màu vẽ, kéo, âm thanh
 2. Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ. Keo dán, kéo..
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 * Kiểm tra ĐDHT (2p)
 * Khởi động: (3p)
 - Giáo viên vẽ hình người lên bảng,yêu cầu học sinh lên vẻ thêm trang phục cho hình vẻ đó. Sau đó giáo viên giới thiệu vào chủ đề.
 - Giáo viên cùng học sinh nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng 
 * Hoạt động 3: Thực hành
 - Để tạo dáng và trang trí trang phục có mấy bước?
 * Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục ( nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,..). Xác định trang phục này sẽ dùng trong mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào(đi hoc, đi chơi, đi dã ngoại,)
 * Vẽ hình dáng của trang phục( quần, áo, váy, mũ..)
 * Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục.
 * Vẽ màu ( Theo ý thích)
 - Yêu cầu học sinh tạo dáng một trang phục cho mình hoặc người thân yêu bằng cách vẽ, hoặc cắt, dán...
 - Gợi ý cho học sinh có thể thực hành theo nhóm nhỏ, sau đó cắt rời các sản phẩm ra khỏi tờ giấy để tạo thành ”cữa hàng thời trang” của nhóm
 - Giáo viên theo dõi học sinh thực hành, hướng dẫn thêm cho các em.
 * Nhận xét, dặn dò (2p)
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị ĐDHT cho tiết 2 ( giấy A3, giấy màu, màu, kéo)

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2020_202.doc