Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Buổi chiều: Thứ 3 ngày 13 tháng 04 năm 2021

 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)

CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT (Tiết 2)

 I. MỤC TIÊU:

 1. Phẩm chất

 Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:

 - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.

 - Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.

 - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.

 2. Năng lực

 Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

 2.1. Năng lực mĩ thuật

 - Hoàn thiện bức tranh biểu cảm đồ vật.

 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

 2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn cách thực hành.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối

tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.

 2.3. Năng lực đặc thù khác

 - Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,. sản phẩm.

 - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.

 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29
 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 12 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
 HOẠT ĐỘNG GD THEO CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA EM
 1. Mục tiêu:
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
 - Hiểu hơn về sở thích, khả năng của bạn mình và làm cho mối quan hệ bạn bè thân tình, gắn bó hơn.
 - Biết cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể, biết kể về những người bạn của mình.
 2. Chuẩn bị:
 - Ghế nhựa, bảng con, phấn.
 - Bài hát “Mời bạn vui múa ca” – Sáng tác: Phạm Tuyên.
 3. Các hoạt động cụ thể:
 * Khởi động (2p)
 Giáo viên cùng học sinh vận động theo bài hát “Mời bạn vui múa ca”
 * Hoạt động 1: Trò chơi: “Hiểu ý bạn”(15p)
 a. Mục tiêu
 Giúp HS có cảm xúc thích thú và phấn khởi khi tham gia trò chơi cùng các bạn trong lớp. Qua đó các em cũng hiểu hơn về bạn của mình.
 b. Cách tiến hành:
 GV phổ biến cách chơi và luật chơi như sau:
 - Trên bục giảng, 2 HS ngồi trên ghế nhựa, lưng quay vào nhau trong tư thế cúi đầu chuẩn bị viết. Mỗi em cầm trên tay tấm bảng con và viên phấn chuẩn bị tham gia trò chơi.
 - Khi GV ra hiệu lệnh bằng việc nêu câu hỏi, chẳng hạn như: Đố em biết bạn mình có thích chơi bóng đá không? Hoặc bạn có thích hát không nhỉ? Hoặc em sẽ tặng bạn một đồ vật gì mà em cho là bạn rất thích. Lập tức, cả 2 HS sẽ viết nhanh câu trả lời vào bảng con của mình. Sau đó quay lưng lại và cho bạn xem. Nếu bạn cười tức là câu trả lời đúng. Nếu bạn lắc đầu thì câu đó là chưa đúng. Khi đó em có thể hỏi về sở thích của bạn là gì. Hãy nói cho cả lớp biết.
 - Trò chơi cứ thế tiếp diễn trong vòng 15 phút.
 c. Kết luận:
 HS phấn khởi và thích thú với hoạt động chơi trò chơi “Hiểu ý bạn” và hiểu hơn về sở thích của nhau.
 * Hoạt động 2: Kể về những người bạn của em (12p)
 a. Mục tiêu: 
 Giúp HS cởi mở, thân thiện khi nói về bạn của mình một cách tự nhiên.
 b. Cách tiến hành:
 - Có thể tổ chức hoạt động này ở trong lớp hoặc ngoài lớp. Lớp chia thành nhiều nhóm HS. Mỗi nhóm có từ 5 đến 6 em. HS trong nhóm thực hiện kể cho nhau nghe về những người bạn của mình. Bạn tên là gì, bạn có hát hay không, bạn có thích chơi trò chơi gì không, bạn múa có đẹp không.
 - Kết thúc hoạt động, HS cả lớp cùng hát bài “Mời bạn vui múa ca” – Sáng tác: Phạm Tuyên.
 c. Kết luận:
 HS học được cách thể hiện thái độ, tình cảm của mình với các bạn khi tham gia các hoạt động cùng nhau.
 4. Nhận xét, dặn dò (2p).
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ 
 ***********************************************
 Buổi chiều: Thứ 3 ngày 13 tháng 04 năm 2021
 Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT (Tiết 2)
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Phẩm chất
	Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:
	- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
	- Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.
	- Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
	- Hoàn thiện bức tranh biểu cảm đồ vật.
 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
	2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn cách thực hành.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối
tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ,  để sáng tạo sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
 1. Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm.
 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 1. Giáo viên: Sách học mĩ thuật lớp 5. Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. Vật mẫu các đồ vật
 2. Học sinh:
 - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, một số vật mẫu
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 * Kiểm tra đồ dùng (1p).
 * Khởi động(3p)
 - Giáo viên cho học sinh hát bài và phụ họa theo nhạc bài hát“Lớp chúng ta đoàn kết”
 - Em hãy cho cô biết vẽ biểu cảm là vẽ như thế nào?
 - GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p).
 Hoạt động 1: Thực hành ( Vẽ màu) (13p).
 - GV cho HS xem một số sản phẩm đồ vật biểu cảm của học sinh lớp trước.
 - GV yêu cầu HS thực hành vẽ màu hoàn thành sản phẩm vẽ biểu cảm các đồ vật.
 - HS thực hành. 
 - GV bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ màu.
 Hoạt động 2: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (17p).
 - GV hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm vật mẫu
 - GV hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, gợi ý học sinh khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
 - Một số HS thuyết trình về sản phẩm của mình.
 - HS khác nhận xét bạn thuyết trình và đặt câu hỏi cho bạn để cùng chia sẽ, học tập lẫn nhau.
 - GV đặt câu hỏi gợi mở :
 + Em có cảm nhận gì khi tham gia vẽ biểu cảm đồ vật?
 + Đồ vật em vẽ đã thể hiện được các nét và màu sắc biểu cảm chưa? Được thể hiện ở chỗ nào?...
 + Em thích bài vẽ của bạn nào nhất? Vì sao?
 - HS trả lời, nêu cảm nhận.
 - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết chủ đề, tuyên dương học sinh tích cực...
 3. Dặn dò (1p): 
 - Dặn HS chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.
 - Vận dụng, sáng tạo: Gợi ý HS vẽ một đồ vật theo trí tưởng tượng, quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình thức không nhìn giấy.
 *********************************************
 Buổi chiều: Thứ 5 ngày 15 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3) 
 Chủ đề 11: TRANG PHỤC CỦA EM (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Phẩm chất
	- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS yêu thích vẻ đẹp qua các trang phục, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,thông qua một số biểu hiện cụ thể: Biết cảm nhận vẻ đẹp qua các trang phục; yêu thích cái đẹp trong đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
 - Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi HS tiểu học
 - Biết cách vẽ và trang trí trang phục theo ý thích.
 2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối
tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,... sản phẩm.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Trang phục mẫu. Hình ảnh minh họa,
 - Giấy, màu vẽ, kéo, âm thanh
 2. Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ. Keo dán, kéo..
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 * Kiểm tra ĐDHT (2p)
 * Khởi động: (3p)
 Trang phục có chữ cái đầu tiên là chữ?
 Ví dụ: Chữ A (Áo), M (Mũ)...
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu (13p)
 - Quan sát hình 12.1 Cho học sinh thảo luận nhóm 
 + Trang phục nam có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? 
 + Trang phục nữ có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...?
 + Các chi tiết trang trí thường nằm ở bộ phận nào của trang phục?
 + Các trang phục trong hình sử dụng cho những mùa nào?
 - Giáo viên cho học sinh xem số trang phục theo mùa,trang phục theo vùng miền để học sinh hiểu thêm.
 - Giáo viên kết luận: Kiểu dáng và trang phục rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại trang phục đều có vẽ đẹp riêng và phù hợp theo giới tính, cho từng lứa tuổi, từng mùa, từng hoàn cảnh. Khi tạo dáng dáng và trang trí một trang phục nào đó, em cần xác định rõ nó dành cho ai và sử dụng trong hoàn cảnh nào để lựa chọn cách tạo dáng và trang trí phù hợp. 
 * Hoạt động 2: Cách thực hiên(15p)
 - Trải nghiệm với vai trò nhà thiết kế thời trang bằng cách vẽ thêm các họa tiết trang trí và vẽ màu hoàn chỉnh cho hình chiếc váy, áo quần trong hình 12.1
 Gợi ý một số câu hỏi:
 + Để tạo dáng trang phục(áo,quần...) em cần vẽ những bộ phận nào?
 + Em đã lựa chọn họa tiết gì và trang trí ở vị trí nào trên trang phục?
 + Theo em có thể trang trí ở đâu? Bằng những họa tiết nào? 
 + Em có nhận xét gì về màu của trang phục và màu của các họa tiết ?
 - Nêu cách thực hiện thiết kế trang phục theo cách hiểu của em?
 Ghi nhớ: Cách tạo dáng trang phục
 * Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục ( nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,..). Xác 
định trang phục này sẽ dùng trong mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào(đi học, đi chơi, đi dã ngoại,)
 * Vẽ hình dáng của trang phục( quần, áo, váy, mũ..)
 * Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục.
 * Vẽ màu ( theo ý thích) 
 Cho học sinh xem bài tham khảo hình 12.3 trang 60
 IV. Nhận xét, dặn dò (2p)
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị ĐDHT cho tiết 2 ( giấy A3, giấy màu, màu, kéo)

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_29_nam_hoc_2020_202.doc
Giáo án liên quan