Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 30 tháng 03 năm 2021
Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM
( gộp tiết 2và 3)
I. MỤC TIÊU:
- Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình
thức tạo hình: Vẽ, xé dán, nặn
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1.Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình .
- Vẽ cùng nhau
- Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1.Giáo viên:
- Sách học mĩ thuật lớp 5.
- Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề.
2. Học sinh:
- Sách học mĩ thuật 5.
- Đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra đồ dùng (1p).
2. Bài mới:
Hoạt động : Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động nhóm) (15p).
- GV yêu cầu HS:
+ Thảo luận để lựa chọn các nhân vật từ kho hình ảnh, sắp xếp thành một bố cục. Thêm
các chi tiết để thể hiện rõ hơn hoạt động của các nhân vật, hình thành nội dung chủ đề.
+ Thêm các hình ảnh khác, tạo không gian cho sản phẩm thêm sinh động và phù hợp
với nội dung.
- GV cho HS xem một số sản phẩm từ các hình thức, chất liệu khác nhau.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- GV bao quát, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS hoàn thành sản phẩm.
TUẦN 27 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 29 tháng 03 năm 2021 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM I. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. - Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp. - Có ý thức tự giác sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí. II. Chuẩn bị - Tranh ảnh minh hoạ. - Không gian để HS thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân. III. Các hoạt động cụ thể * Khởi động(3p) : Trò chơi “ Bịt mắt đoán tên đồ vật” - Giáo viên chuẩn bị một số đồ vật đặt trên bàn, dùng khăn bịt mắt và cho học sinh bắt , đoán tên đồ vật( cho các em lên chơi, nếu em nào bắt được nhiều và nói đúng tên đồ vật thì em đó thắng cuộc). - Giáo viên cho học sinh lên chơi. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. * GV: Qua trò chơi, các em đã nhận biết được một số đồ dùng . Vậy các em thấy để đồ dùng như thế này đã ngăn nắp chưa? Đồ dùng cá nhân của chúng ta cần sắp xếp như thế nào cho gọn gàng ngăn nắp. Cô trò chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay: hoạt động trải nghiệm: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sắp xếp đồ dùng của em * Hoạt động 1: Chia sẻ về đồ dùng của em Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ hoạt động gì? GV tổ chức cho HS: hoạt động theo cặp - Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo câu hỏi: + Bạn có những đồ dùng cá nhân nào? (tổ 1) + Giày dép, đồ chơi, sách vở của bạn thường để ở đâu? (tổ 2) + Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của bạn ? (tổ 3) + Bạn đã sắp xếp các đồ dùng như thế nào? Cách sắp xếp đó đã gọn gàng ngăn nắp chưa? (tổ 3) - Đại diện một số cặp chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp. * Kết luận: Mỗi người thường có những đồ dùng gồm đồ dùng học tập(Sách vở,bút..) và đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép, mũ,... Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ. * Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp đồ dùng của em Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về các hoạt động sắp xếp đồ dùng: Bức tranh nào sáp xếp đồ dùng ngăn nắp? - GV tổ chức cho HS: Hoạt động cá nhân ( thi đua theo tổ): Xem tổ nào xếp nhanh và gọn gàng ngăn nắp nhất + Tổ 1: Sắp xếp sách vở, bảng, ở dưới ngăn bàn + Tổ 2: Sắp xếp đồ dùng trong cặp của mình + Tổ 3: Sắp xếp đồ dùng vệ sinh cá nhân - HS chia sẻ về ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. * Kết luận Khi sắp xếp đồ dùng cá nhân em cần lưu ý: - Đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngay ngắn, đúng nơi, đúng chỗ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng. - Để đồ dùng cá nhân bền, đẹp em cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng. Hoạt động 3: Vận dụng - Thi sắp xếp bàn ghế thẳng thắn, ngay ngắn. - Về nhà vận dụng bài học hôm nay, chụp và gửi qua tin nhắn cho cô về góc học tập, tủ giày dép, tủ quần áo ở của em và chuẩn bị tiết sau. *********************************************** Buổi chiều: Thứ 3 ngày 30 tháng 03 năm 2021 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5) CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM ( gộp tiết 2và 3) I. MỤC TIÊU: - Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình thức tạo hình: Vẽ, xé dán, nặn II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1.Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình . - Vẽ cùng nhau - Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. - Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1.Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 5. - Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 5. - Đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Bài mới: Hoạt động : Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động nhóm) (15p). - GV yêu cầu HS: + Thảo luận để lựa chọn các nhân vật từ kho hình ảnh, sắp xếp thành một bố cục. Thêm các chi tiết để thể hiện rõ hơn hoạt động của các nhân vật, hình thành nội dung chủ đề. + Thêm các hình ảnh khác, tạo không gian cho sản phẩm thêm sinh động và phù hợp với nội dung. - GV cho HS xem một số sản phẩm từ các hình thức, chất liệu khác nhau. - HS thực hành theo nhóm 4. - GV bao quát, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS hoàn thành sản phẩm. Hoạt động : Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (16p). - GV hướng dẩn học sinh trưng bày sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm theo hướng dẫn. - HS các nhóm thảo luận, chọn bạn lên giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. - Các học sinh nhóm khác nhận xét và tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ để khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá. - GV hỏi gợi mỡ: + Em thể hiện nội dung gì qua sản phẩm của mình? + Em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm? + Em muốn truyền tải thông điệp gì qua sản phẩm của nhóm? + Em có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn trong lớp? - HS trả lời, nêu cảm nhận. - GV nhận xét, tóm tắt. 3. Tổng kết chủ đề (2p). - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Chủ đề Vẽ biểu cảm các đồ vật. * Vận dụng, sáng tạo: Gợi ý HS vẽ bức tranh thể hiện hoạt đông yêu thích của mình. ******************************************************* Buổi chiều: Thứ 5 ngày 1 tháng 04 năm 2021 Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) CHỦ ĐỀ 11: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: - HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ, xé dán... II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Tranh ảnh, hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống, thiên nhiên, con người 2. Học sinh: - Đất nặn, dao kéo... - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán.. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Khởi động: (2p) Giáo viên cho học sinh hát bài “Quê hương tươi đẹp” 2. Bài dạy: Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng * Hoạt động1:Thực hành (31p) - GV nhắc lại các bước thực hiện -Yêu cầu HS quan sát hình 11.4 (trang 56) để chọn chủ đề phù hợp cho bức tranh (ưu tiên nhóm xé dán). - HS nêu lại cách thực hiện theo các bước - Chia nhóm HS - Các nhóm lưạ chọn hình thức thể hiện và tự phân việc trong nhóm. - Yêu cầu HS thực hiện trên giấy A4 - Trong quá trình làm việc GV khuyến khích các em tham quan trao đổi giữa các bạn để sản phẩm của mình đa dạng và phong phú hơn. - GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm * Hoạt động 2: Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2020_202.doc