Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2020
Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Biết thể hiện được hình ảnh của chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 5.
- Tranh ảnh hoặc video, sản phẩm của học sinh vẽ về chú bộ đội
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra đồ dùng (1p)
2. Khởi động (2p):
Cho HS hát một số bài hát về cô, chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội, màu áo chú
bộ đội
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)
TUẦN 16 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2020 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM LÀM VIỆC TỐT 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh. - Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh minh họa hoặc máy chiếu; miếng xốp hoặc bìa cứng để vẽ hoặc làm mô hình cây việc tốt, keo dán - Giấy màu, bút vẽ, bút viết 3. Các hoạt động cụ thể: * Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em lên chọn những bức tranh thể hiện việc tốt dán vào bảng của nhóm mình, nhóm nào dán được nhiều hơn nhóm đó thắng. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. * Bài dạy: - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng Hoạt động 1: Chia sẻ việc tốt em đã làm. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Bạn đã làm gì để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh? + Bạn làm việc đó khi nào? + Bạn cảm thấy như thế nào sau ki làm những việc đó? - HS thảo luận cặp đôi: - 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp - GV và HS cùng nhận xét và khen ngợi những bạn đã làm được những việc tốt phù hợp để giúp đỡ mọi người * Kết luận Khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, em nên sẵn sàng giúp đỡ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp như: giúp học bài; giúp đỡ, thăm hỏi khi bạn bị đau, ốm; chia sẻ khi bạn có chuyện buồn; giúp đỡ bố mẹ việc nhà; quan tâm; chăm sóc ông bà cha mẹ Hoạt động 2: Cây việc tốt - Cá nhân làm bông hoa việc tốt: HS cắt xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. Viết hoặc vẽ lên mỗi bông hoa, chiếc lá hoặc quả một việc tốt mà mình đã thực hiện trong ngày. Cả lớp cùng làm cây việc tốt: - GV giới thiệu Cây việc tốt được làm bằng mô hình (xốp, bìa cứng) hoặc tranh vẽ cây việc tốt (có thân, có cành) - Từng HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt mà bản thân đã thực hiện lên Cây việc tốt Trưng bày và giới thiệu cây việc tốt: - Một số HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình - GV trưng bày Cây việc tốt ở cuối lớp hoặc hành lang của lớp học 4. Cũng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. **************************************** Buổi chiều: Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2020 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5) CHỦ ĐỀ 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Biết thể hiện được hình ảnh của chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên - Sách học mĩ thuật lớp 5. - Tranh ảnh hoặc video, sản phẩm của học sinh vẽ về chú bộ đội 2. Học sinh - Sách học mĩ thuật 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra đồ dùng (1p) 2. Khởi động (2p): Cho HS hát một số bài hát về cô, chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội, màu áo chú bộ đội 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (13p) - Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 6,1 thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề. ? Các chú bộ đội trong hình thuộc quân chủng nào ( lục quân, hải quân ..vv). Trang phục của các chú như thế nào? ? Các chú bộ đội có những nhiệm vụ gì? ? Chú bộ đội đang làm công việc gì? Ở đâu? ? Chú bộ đội có những hoạt động gì trong đời sống hằng ngày? ? Em còn biết Chú bộ đội làm những công việc gì khác để giúp đỡ nhân dân và các cháu thiếu nhi? Các nhóm báo cáo nội dung câu trả lời. GV cùng HS nhận xét. -Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 6,2 thảo luận nhóm để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm về chủ đề chú bộ đội của chúng em. + Em thấy có những hình ảnh gì trong các bức tranh? Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ? + Các bức tranh thể hiện nội dung gì? + Các bức tranh được thể hiện bằng chất liệu gì? màu sắc trong tranh như thế nào? - Các nhóm báo cáo nội dung câu trả lời. - Giáo viên nhận xét, tóm tắt: Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (7p). - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình “ Chú bộ đội của chúng em” + Em sẽ thể hiện hoạt động gì của chú bội đội? + Em chọn hình thức, chất liệu như thế nào để thể hiện? - Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 để tham khảo cách thực hiện bức tranh về chú bộ đội. - Một vài HS nêu cách thực hiện. Giáo viên tóm tắt: + Lựa chọn nội dung theo chủ đề + Tạo kho hình ảnh ( Vẽ, cắt, xé dán, nặn) + Lựa chọn từ kho hình ảnh sắp xếp thành 1 bức tranh hoàn chỉnh. + Lựa chọn thêm hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động. - GV yêu cầu HS tham khảo một số bức tranh trong hình 6.4 để có thêm ý tưởng sáng tạo bức tranh của nhóm. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (10p) - Yêu cầu học sinh thảo luận chọn nội dung hình thức thể hiện của nhóm. - Hoạt động cá nhân: + Tổ chức cho HS vẽ kí hoạ dáng người theo quan sát. Một vài HS đứng tạo dáng một số hoạt động khác nhau của chú bộ đội làm mẫu. + Các HS khác thực hành vẽ kí hoạ theo mẫu. - GV bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho HS vẽ thêm các chi tiết, trang phục của chú bộ đội như mũ, giày, ba lô - Gợi ý HS có thể vẽ dáng theo trí tưởng tượng hoặc trí nhớ. 4. Nhận xét, dặn dò (1p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS vẽ đẹp. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho tiết thực hành theo nhóm và trưng bày sản phẩm. *************************************************** Buổi chiều: Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2020 Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) CHỦ ĐỀ 7: LỄ HỘI QUÊ EM ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. - HS chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “Lễ hội quê em”. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Tiếp cận theo chủ đề. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - Sách Học Mĩ thuật lớp 3. - Một số hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 2. Học sinh: - Sách Học Mĩ thuật lớp 3. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo... - Tranh, ảnh về "Lễ hội". IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1p) 2. Bài mới: * Khởi động:(2p) Cả lớp hát bài "Sắp đến Tết rồi" - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu(16p) - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Gợi ý để HS nhớ lại những trải nghiệm và nêu hiểu biết của bản thân về lê hội. - Câu hỏi gợi mở: + Kể tên những lễ hội mà em biết hoặc đã từng tham gia. Lễ hội đó diễn ra khi nào? Ở đâu? + Có những hoạt động gì ở lễ hội đó? Cảnh vật, màu sắc ở lễ hội đó như thế nào? + Trang phục của người tham gia lễ hội ra sao? + Em đã từng được tham gia lễ hội nào? Ở đâu? Em tham gia hoạt động gì trong lễ hội? - Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 và 7.2. - Câu hỏi gợi mở: + Hãy mô tả các hoạt động của con người trong mỗi bức ảnh. + Nêu nhận xét về trang phục của các nhân vật trong ảnh. + Hãy gọi tên lễ hội thể hiện qua mỗi bức ảnh. + Các bức tranh thể hiện những hoạt động nào trong lễ hội? + Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong các bức tranh là gì? + Màu sắc và hình ảnh trong các bức tranh gợi cho em cảm xúc gì? + Em có nhận xét gì về màu sắc của mỗi bức tranh? Màu sắc và hình ảnh trong bức tranh gợi không khí gì? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - GV tóm tắt: (SGV – T67). Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện(15p) - Câu hỏi gợi mở: + Nhóm em sẽ thực hiện nội dung gì? + Nội dung đó có các hình ảnh gì? + Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? + Nhóm em sẽ thể hiện bằng các chất liệu gì? + Nhóm em sẽ thể hiện bức tranh của nhóm như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 để nhận biết rõ hơn cách thực hiện vẽ dáng người. - GV tóm tắt cách vẽ tạo dáng người: + Quan sát và vẽ lại dáng người. + Nhớ lại và vẽ theo trí nhớ. - Yêu cầu HS quan sát hình 7.4 để nhận biết cách tạo sản phẩm tập thể. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - GV tóm tắt cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “Lễ hội quê em”. + Vẽ các dáng hoạt động, tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề. + Sắp xếp và vẽ lại các dáng người + Vẽ thêm các chi tiết hình ảnh - HS nhắc lại cách thực hiện. 4. Nhận xét, dặn dò (1p). - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho tiết thực hành.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_16_nam_hoc_2020_202.doc