Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 11 (Tiếp) - Năm học 2020-2021

Sáng thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020

Mĩ thuật lớp 4

 CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ

 (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau

- Hình thức tổ chức: HĐ nhóm và HĐ cá nhân

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên

- Sách học mĩ thuật lớp 4

- Sản phẩm của học sinh các lớp ( nếu có).

2. Học sinh

- Sách học mĩ thuật 4.

- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, .

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).

2. Bài mới:

 

doc16 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 11 (Tiếp) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Chiều thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2020
Hoạt động thư viện:
CHỦ ĐỀ: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
 I. MỤC ĐÍCH.
- HS được tự do chọn bạn, chọn sách để đọc phù hợp với trình độ đọc của học sinh.
- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.
- HS có thêm cơ hội tương tác trực tiếp với sách.
- Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
 II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS 
 III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định tổ chức (1p).
2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (1p).
 Hoạt động1: Đọc cặp đôi (18p)
- GV giới thiệu yêu cầu tiết học: Đọc cặp đôi.
 - Cho học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi. Nếu có học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3.
- Cho HS nhắc về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. 
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. 
- Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
- Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc (Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các cặp đôi khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ các học sinh này. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh).
- HS đọc sách với bạn.
- Giáo viên bao quát, nhắc nhỏ học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc:
- Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. 
- Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng cặp đôi chia sẻ:
+ Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu các em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện các em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Các em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
- Cho HS cất sách đúng vị trí.
 Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Viết vẽ (14p).
- Chia nhóm học sinh.
- Giải thích hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
- HS hoạt động theo nhóm đã chọn.
- GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
- Sau khi hoạt động GV mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
Kết thúc tiết học: Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.
 Sáng thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC.
Bài 6: Bàn tay kí diệu
( Tiết 1 )
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Phẩm chất.
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở những hoạt động sau
- HS biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- Biết giữ vệ sinh lớp học.
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực.
2.1.Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của bàn tay.
- Biết vận dụng các thế, dáng khác nhau của bàn tay để tạo sản phẩm theo ý thích.
Bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm, như làm đồ chơi, đồ trang trí.
2.2.Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập, chủ động tạo thế dáng bàn tay để thực hành.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
2.3. Năng lực đặc thù khác.
- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận với bạn, với thầy / cô trong học tập.
- Năng lực thể chất: Thông qua sự vận động của bàn tay để tạo thế dáng và thực hành tạo sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
* GV: SGK ,Vở thực hành mĩ thuật 1; Một số sản phẩm minh họa, giấy màu, kéo, bút chì
* HS : SGK, Vở thực hành hoặc giấy vẽ, bút chì, bút màu
 III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
2. Kỉ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá
 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Ổn định, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng vật liệu của HS (1p).
3. Khởi động, giới thiệu bài học (3p).
 - GV cho học sinh nghe và vận động theo bài hát “ Hai bàn tay của em”.
 - GV giới thiệu bài học.
 Hoạt động 1: Quan sát nhận biết (10p).
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình minh họa ở SGK trang 28,29 và trả lời câu hỏi:
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm.
+ Nêu tên các con vật trong tranh?
+ Các em thấy các con vật đó được tạo nên từ hình ảnh gì?
- GV mời một vài HS lên mô tả lại một số con vật đó từ đôi bàn tay của mình cho cả lớp xem.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, khen ngợi và minh họa lại cho học sinh thấy rõ hơn.
- GV cho HS quan sát thêm một số hình minh họa đã chuẩn bị về các con vật được tưởng tượng từ bàn tay để học sinh nhận biết được sự phong phú khi tạo dáng từ bàn tay.
- GV có thể lồng ghép trò chơi nối hình con vật đúng với hình ảnh bàn tay.
 GV Tóm tắt: Từ đôi bàn tay có thể tưởng tượng và sáng tạo được rất nhiều con vật như: Con chó, con thỏ, ốc sên, bươm bướm, cá
 	 Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo (20p)
 2.1. Tìm hiểu cách thực hiện.
 - GV yêu cầu học sinh quan sát “Cách tạo hình từ bàn tay” ở trang 29, 30 SGK để tìm hiểu cách thực hiện.
 + Để tạo hình sản phẩm từ bàn tay chúng ta tiến hành như thể nào?
 - HS thảo luận tự tìm ra cách tiến hành và trả lời câu hỏi của GV.
- HS cùng GV nhận xét.
- GV gợi ý cách thực hiện thông qua các thao tác cụ thể và kết hợp tương tác với học sinh.
+ Bước 1: Áp bàn tay trên mặt giấy( theo chiều thẳng đứng, nằm ngang, ngón tay khép hoặc mở)
+ Bước 2: Dùng bút chì hoặc bút màu vẽ nét hình bàn tay lên giấy.
+ Bước 3: Nâng bàn tay khỏi giấy và vẽ sáng tạo thêm một số đường nét và chi tiết để làm rõ hơn hình ảnh mà em định tạo hình.
+ Bước 4: Vẽ màu theo ý thích và cắt khỏi trang giấy.
- GV hướng dẫn cụ thể một vài con vật như con chim, con cá, hươu cao cổ cho học sinh tham khảo.
- GV gợi ý học sinh tìm thêm một số hình minh họa để bức tranh sinh động hơn.
- GV gọi một vài học sinh lên làm một số thao tác và gợi ý học sinh tạo hình.
- GV nhận xét.
GV gợi nhắc: Có rất nhiều cách tạo con vật từ các dáng thế bàn tay của mình.
 2.2. Thực hành và thảo luận
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ở trang 31 SGK.
+ Trong tranh có những con vật gì?
+ Từ bàn tay của mình bạn nào có thể tạo được thế dáng của các con vật đó?
- GV cho HS thực hành cá nhân: Tạo hình thế dáng bàn tay của mình. 
- GV quan sát HS tạo dáng và gợi ý thêm.
- GV gợi ý thêm cho học sinh để HS có thể tạo dáng được con vật mà mình yêu thích, sử dụng các chấm, nét, màu sắc để sản phẩm trở nên đẹp hơn.
- GV quan sát và hỗ trợ học sinh thực hành.
- GV gợi mở một số nội dung HS trao đổi, thảo luận về tạo dáng, màu sắc, đường nét
4. Củng cố, dặn dò (1p).
- GV nhận xét ý thức học, chuẩn bị bài của HS.
- Gợi mở nội dung bài học của tiết 2 và hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Sáng thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 4
 CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: HĐ nhóm và HĐ cá nhân
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 4
- Sản phẩm của học sinh các lớp ( nếu có).
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
2. Bài mới:
Hoạt động : Hướng dẫn thực hành(32p).
- GV cho HS xem một số sản phẩm của HS năm trước để các em tham khảo.
*Thực hành cá nhân.
 - Yêu cầu HS tạo dáng chữ tên của mình hoặc tên loài hoa, danh nhân, anh hùng và vẽ màu, theo ý thích.
 - GV theo dõi hướng dẫn phù hợp từng cá nhân giúp học sinh hoàn thành sản phẩm theo khả năng của từng em
* Thực hành nhóm.
- Hướng dẫn HS ghép sản phẩm cá nhân của các bạn trong nhóm để tạo thành sản phẩm tập thể.
- Cắt rời, sắp xếp lên giấy lớn, trang trí thêm để hoàn thiện theo ý thích, có thể sử dụng nền bằng giấy màu. 
- HS thực hiện, GV quan sát hướng dẫn thêm.
3. Nhận xét, dặn dò(2p).
- GV nhận xét chung tiết học.
- GV khen ngợi HS, nhóm thực hành tốt, động viên những HS khác cố gắng thêm
- Dặn học sinh hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị tiết 3.
Chiều thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020
Kĩ năng sống lớp 2
BÀI 4: TÁC PHONG ĂN UỐNG
(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - Giúp học sinh có tác phong ăn uống gọn gàng, lịch sự.
 - Biết cách xử lí các tình huống.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh , vở THKNS
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Ổn định tổ chức (1p)
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)
 A. Ăn tại nhà mình.
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống (8p)
 - Học sinh đọc thầm tình huống.
 - Thảo luận theo cặp đôi và nhận xét cách xử lí của Bi
 - Học sinh đại diện nêu nhận xét 
 - Học sinh cùng GV nhận xét.
 GV: Bi làm vậy là không nên. Vì đi chơi về tay còn bẩn và đĩa trứng là thức ăn chung cho cả nhà mình phải chờ mọi người đông đủ rồi mới ăn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập(15p)
Bài tập:
a) Em nên ứng xử thế nào trước khi ăn?
Học sinh quan sát tranh và đánh dấu vào ( Rửa tay, Dọn ăn cùng mẹ)
b) Em sắp xếp các hoạt động trong khi ăn theo thứ tự từ 1 đến 7 rồi đánh số vào từng ô.
- Học sinh làm vào vở - Đọc kết quả.
- GV nhận xét.
c) Sau khi ăn em nên làm gì?
- Học sinh nêu miệng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành (10p)
- Em cùng 3 bạn tạo thành một bàn ăn như ở nhà và thể hiện tác phong ăn uống của mình.
 - Học sinh chọn nhóm bạn, thực hành.
 - Nhóm khác nhận xét tác phong ăn uống của bạn.
 - GV theo dõi - nhận xét.
 3. Cũng cố - Dặn dò (1p).
 - Học sinh nhắc lại bài học.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS có tác phong ăn uống gọn gang, lịch sự.
Sáng thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 2
CHỦ ĐỀ 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT
 ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra được một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1.Phương pháp: Sử dụng quy trình: Tạo hình ba chiều.
2.Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 2.
 - Hình ảnh đồ vật có dạng HV, HT, HCN, HTG.
 - Một số sản phẩm được sáng tạo từ các HV, HT, HCN, HTG. 
2. HS chuẩn bị: - Sách học MT2.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra đồ dùng (1p).
 2.Khởi động: Thi vẽ tiếp vào hình có sẵn (3p).
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (16p)
- GV yêu cầu HS: Em hãy kể tên các đồ vật có dạng HV, HT, HCN, HTG trong tự nhiên và trong cuộc sống mà em biết?
- HS kể, GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.1 và hình 5.2 thảo luận nhóm tìm hiểu về các đồ vật, sự vật.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Em hãy nêu tên, hình dạng, màu sắc của các đồ vật trong hình 5.1?
+ Em thích đồ vật nào?
+ Đồ vật đó có dạng hình gì? Màu sắc như thế nào?
+ Em hãy nêu hình dạng và màu sắc của các sự vật trong hình 5.2?
+ Em thích h/a nào trong tự nhiên? Hình dạng và màu sắc của h/a đó như thế nào?
 - Một số nhóm trả lời.
 - HS nhóm khác nhận xét.
 - GV tóm tắt: 
 + Các sự vật trong thiên nhiên có rất nhiều hình dạng và màu sắc phong phú. Trong đó có nhiều sự vật dạng HT, HV, HCN, HTG. VD: núi, cây, là cây.hoa , mặt trời, các hành tinh,
 + Trong cuộc sống con người cũng tạo ra nhiều đồ vật có dạng HV, HT, HCN, HTG. Các đồ vật được trang trí bằng hình vẽ và màu sắc khác nhau. VD: cánh buồm, cái nón,.máy ảnh, ti vi,.khăn tay, viên gạch lát nền,..
 + Từ các HV, HT, HCN, HTG có thể liên tưởng tới các sự vật trong tự nhiên, trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (13p)
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm hiểu cách thực hiện.
- HS QS hình 5.3, thảo luận nhóm tìm hiểu cách thực hiện.
- HS đại diện các nhóm trả lời. 
- GV nhận xét và hướng dẫn minh hoạ cho HS xem.
- GV yêu cầu HS quan sát H 5.4 để có thêm ý tưởng sáng tạo.
 - GV hỏi gợi mở: Từ HV, HT, HCN, HTG em có thể tưởng tượng ra những h/a gì?
+ Em sẽ sáng tạo ra đồ vật, h/a gì trong tự nhiên?
+ Em sẽ thực hiện như thế nào?
- Một số HS nêu ý tưởng.
4. Nhận xét, dặn dò (1p):
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Sáng thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 4
 CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: HĐ nhóm và HĐ cá nhân
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 4
- Sản phẩm của học sinh các lớp ( nếu có).
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
2. Bài mới:
Hoạt động : Hướng dẫn thực hành(32p).
- GV cho HS xem một số sản phẩm của HS năm trước để các em tham khảo.
*Thực hành cá nhân.
 - Yêu cầu HS tạo dáng chữ tên của mình hoặc tên loài hoa, danh nhân, anh hùng và vẽ màu, theo ý thích.
 - GV theo dõi hướng dẫn phù hợp từng cá nhân giúp học sinh hoàn thành sản phẩm theo khả năng của từng em
* Thực hành nhóm.
- Hướng dẫn HS ghép sản phẩm cá nhân của các bạn trong nhóm để tạo thành sản phẩm tập thể.
- Cắt rời, sắp xếp lên giấy lớn, trang trí thêm để hoàn thiện theo ý thích, có thể sử dụng nền bằng giấy màu. 
- HS thực hiện, GV quan sát hướng dẫn thêm.
3. Nhận xét, dặn dò(2p).
- GV nhận xét chung tiết học.
- GV khen ngợi HS, nhóm thực hành tốt, động viên những HS khác cố gắng thêm
- Dặn học sinh hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị tiết 3.
Chiều thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2020
Luyện mĩ thuật lớp 1
CLB MĨ THUẬT: NÉT XOẮN ỐC, NÉT GẤP KHÚC ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết sử dụng nét xoắn ốc, nét gấp khúc đã học hoàn thành sản phẩm ở vở thực hành mĩ thuật và tạo được sản phẩm yêu thích theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
* GV: Một số sản phẩm minh họa.
* HS : Giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, bút chì, bút màu
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(1p).
2. Bài mới.
Hoạt động: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (32p).
- GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm, tranh vẽ có các gấp khúc, xoắn ốc khác nhau và cảm nhận chia sẻ .
- HS quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm: Hình ảnh, nét, màu sắc
- GV cho HS thực hành hoàn thành sản phẩm ở vở thực hành mĩ thuật nếu chưa hoàn thành.
- HS đã hoàn thành ở vở thực hành mĩ thuật hoạt động nhóm đôi và chọn hình thức yêu thích: Vẽ, xé dán, nặn
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì, cách nào? Chọn kiểu nét gì để thực hiện sản phẩm?
- Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình.
- HS thực hành tạo sản phẩm yêu thích.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS cá nhân và các nhóm.
- GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh nào đẹp mắt trưng bày ở phòng Mĩ thuật.
3. Nhận xét, dặn dò (2p).
- GV nhận xét một số sản phẩm của học sinh.
- GV nhận xét ý thức học tập của học sinh, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt.
- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau.
Chiều thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2020
Luyện mĩ thuật lớp 2
CLB MĨ THUẬT: CHỦ ĐỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận biết nội dung chủ đề: Thầy cô và mái trường.
- Thực hiện được chủ đề: Thầy cô và mái trường theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
* GV: SGK , Một số sản phẩm của học sinh.
* HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, vật liệu tìm được, bút chì, bút màu
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(2p).
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Hoạt động quan sát, nhận biết (8p).
- GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm với hình thức chất liệu khác nhau về chủ đề Thầy cô và mái trường.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiệu nội dung chủ đề:
+ Em hãy nêu hình ảnh, nội dung, màu sắc ở mỗi sản phẩm.
+ Cho biết hình thức, chất liệu thể hiện?
- HS quan sát, thảo luận và chia sẻ cảm nhận.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2:. Hướng dẫn thực hiện (6p).
- GV hướng dẫn minh họa cách thực hiện chủ đề cho cả lớp xem.
- Một vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (18p).
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và các bạn sẽ thực hiện nội dung gì? bằng hình thức, chất liệu gì?
- Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình.
- HS thực hành cá nhân theo sự phân công của nhóm trưởng.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS các nhóm.
- GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh, sản phẩm nào đẹp để triển lãm ở phòng Mĩ thuật.
3. Nhận xét, dặn dò (1p).
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
 - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_11_tiep_nam_hoc_202.doc