Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021
* Khởi động: (3p)
Cho học sinh đứng dậy vỗ tay phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới
đến”.
+ Bài hát nói lên nội dung gì?
Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen(16p)
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu và làm quen” ở ngay tại
sân trường. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác.
- Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. Sau đó GV có
thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo.
* Kết luận
Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau.
Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích(14)
GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau:
- HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. GV hỏi
để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “ Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích.
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết
chọn bạn nào.
* Kết luận
HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này
và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ.
TUẦN 2 Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm (lớp 1) Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC Tuần 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhanh chóng làm quen với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học - Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình. - Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường tiểu học - Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2 - Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1 3. Các hoạt động dạy học * Khởi động: (3p) Cho học sinh đứng dậy vỗ tay phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới đến”. + Bài hát nói lên nội dung gì? Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen(16p) - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu và làm quen” ở ngay tại sân trường. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác. - Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. Sau đó GV có thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo. * Kết luận Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè. Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích(14) GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau: - HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “ Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích. - GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết chọn bạn nào. * Kết luận HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ. 4.Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những học sinh tích cực phát biểu ************************************ Thứ 5/6 ngày 24/25 tháng 9 năm 2020 Tiết 3/4 Mĩ thuật (lớp 5) CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu - Nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt. - Thể hiện tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác nhau. II.Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: Gợi mở, trực quan, thực hành luyện tập. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. III.Đồ dùng dạy học * GV: SGK, hình minh họa. * HS: Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, bìa, gương, ảnh chụp chân dung IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2. Hoạt động khởi động(3p) Trò chơi : Đoán tâm trạng qua khuôn mặt: Gọi 4,5 học sinh lên thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt , các học sinh khác theo dõi và nhận xét. 3.Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (12p) - Giới thiệu chủ đề : ( Chân dung tự họa ). - HS quan sát hình1.1sgk để tìm hiểu về chân dung tự họa và cách vẽ chân dung tự họa. - GV đặt câu hỏi: + Thế nào là chân dung tự họa? + Tranh chân dung tự họa thể hiện khuôn mặt, nửa người hay cả người? + Tranh chân dung tự họa thường vẽ theo hình thức nào?( vẽ theo quan sát, vẽ theo trí nhớ) có thể vẽ bằng những chất liệu gì? + Bố cục màu trong tranh thể hiện ntn? + Những bộ phận nào đối xứng nhau qua trục dọc, nhận xét các bộ phận đó.(bằng nhau, giống nhau..) * GV chốt: - Tranh chân dung tự họa vẽ theo quan sát qua gương hoặc vẽ theo trí nhớ thể hiện đặc điểm của khuôn mặt và trạng thái cảm xúc của người vẽ. Tranh chân dung tự họa có thể vẽ khuôn mặt, nữa người hoặc cả người và thể hiện bằng nhiều hình thức, chất liêu như vẽ màu, xé/ cắt dán bằng giấy màu, vải, đất nặn, Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện (6p) - GV cho HS xem một số tranh vẽ chân dung và hỏi HS làm thế nào để được những sản phẩm mĩ thuật như thế này. - HS xem h1.2 để tìm hiểu về cách vẽ chân dung. cách vẽ: + Vẽ phác các bộ phận chính của chân dung như phần đầu, cổ, vai, thân + Vẽ các bộ phận mắt, mũi, miệng, tóc.. + Vẽ màu hoàn thiện theo ý thích . - GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện bằng cách cho xem hình minh họa hoặc thị phạm vẽ bảng cho HS xem. - Ngoài cách thực hiện trên còn cách nào khác không ? ( HS có năng khiếu ). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(12p) * GV nêu yêu cầu: Thể hiện chân dung tự họa qua gương hoặc qua trí nhớ. - HS thực hành, giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn thêm cho HS. 4. Cũng cố dặn dò(1p) - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc