Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều)

Chủ đề 5: MÙA XUÂN CỦA EM

Tuần 17: NGÀY TẾT QUÊ EM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG EM

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được nội dung nhà trường phổ biến về việc tìm hiểu các lễ hội mùa xuân của quê hương.

- Nhiệt tình tham gia theo yêu cầu của nhà trường.

2. Gợi ý cách tiến hành

Nhà trường /GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phổ biến cho HS nội dung, hình thức tìm hiểu về lễ hội quê hương. Nội dung, hình thức tập tring vàoL

- Tìm hiểu (hoặc hỏi bố mẹ, người lớn) về các lễ hội của quê hương.

- Sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội của quê hương,

- Hướng dẫn các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức cho Hs tham gia các hoạt động tìm hiểu về lễ hội quê hương.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt.

- Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc.

2. Chuẩn bị

Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp.

3. Các hoạt động cụ thể

 

doc121 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tiến hành
GV tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về những người có công với quê hương”. Nội dung triển khai gồm
- Giới thiệu chủ đề hội thi “Tìm hiểu về những người có công với quê hương”
- Mục đích tổ chức hội thi: tạo sân chơi để HS tìm hiểu và thể hiện hiểu biết về các kiến thức lịch sử của Việt Nam
- Thời gian tổ chức hội thi: triển khai thời gian tổ chức theo kế hoạch của nhà trường
- Hình thức thi: Mỗi lớp chọn một số tiết mục tham gia hội thi
- Lưu ý với HS lớp 1: Các em lựa chọn các tiết mục tham gia hội thi như: kể chuyện về lịch sử, đóng vai về nhận vật lịch sử
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
- Nhận biết được những người anh hùng của quê hương
- Biết chia sẻ cảm xúc về những người anh hùng của quê hương khi được nghe kể chuyện và trò chuyện cùng nhau
- Hào hứng khi nghe kể chuyện và mạnh dạn chia sẻ với các bạn
2. Chuẩn bị
- Câu chuyện kể về tấm gương của chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng
- Chuẩn bị bài hát về các gương anh hùng của quê hương
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện về những người anh hùng của quê hương(về lòng dũng cảm, về sự giản dị trong cuộc sống)
a. Mục tiêu
Giúp HS biết được một vài hình ảnh về những người anh hùng của quê hương ( về lòng dũng cảm, về sự giản dị trong cuộc sống)
b. Cách tiến hành
Trước khi kể chuyện, GV hỏi HS: Các em được nghe hay được xem phim về những người anh hùng của quê hương mình chưa? Hãy cho thầy/cô các bạn biết về tên cảu người anh hùng đó
	Sau đó, GV kể chuyện về tấm gương chị Võ Thị Sáu hoặc một nhân vật lịch sử nào đó của quê hương mình. Trong khi kể chuyện, GV có thể mời HS cùng tham gia kể chuyện (nếu các em biết)
c. Kết luận
HS đã được làm quen với các nhân vật lịch sử qua nghe kể kể chuyện và tìm hiểu về các nhân vật đó
Hoạt động 2: Chia sẻ về các anh hùng của quê hương
a. Mục tiêu
HS nhận ra được những nét đẹp đáng yêu của các anh hùng sau khi các em được nghe kể chuyện
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau theo từng cặp đôi hoặc theo nhóm bạn. HS tự do nói về hiểu biết của mình về những người anh hùng của quê hương, Có em nói “ Chị Võ Thị Sáu dũng cảm thật” hoặc “Tớ cũng muốn làm đội viên như anh Kim Đồng”
- GV cùng HS trao đổi, chia sẻ sao cho có được nhiều ý kiến hay nhất, thú vị nhất từ phía HS
c. Kết luận
HS bước đầu biết thể hiện ý kiến của mình về những người anh hùng của quê hương
SINH HOẠT LỚP: HÁT VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hát được một số bài hát ca ngợi các vị anh hùng của quê hương, đất nước.
- Tự hào về lịch sử Việt Nam
2. Gợi ý các tiến hành
- GV tổ chức cho HS tập hát và trình diễn một số bài hát về những người anh hùng của địa phương, đất nước
- Gợi ý một số bài hát:
+ Em mơ gặp bác hồ- Sáng tác: Xuân Giao
+ Kim Đồng – Sáng tác: Phong Nhã
+ Biết ơn chị Võ Thị Sáu – Sáng tác: Nguyễn Đức Toàn
Tuần 16: EM LÀM VIỆC TỐT
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THAM GIA NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT
1. Mục tiêu
Sau hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, HS thược hiện được một số việc làm cụ thể để giúp đỡ các bạn nhỏ ở vùng khó khăn như: chia sẻ sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường tổ chức Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý
- Thông báo với HS về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Ngày hội làm việc tốt
- HS đóng góp sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ dành tặng các bạn nhỏ ở những vùng khó khăn
- Đại diện HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia Ngày hội việc làm tốt
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM LÀM VIỆC TỐT
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh
- Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa hoặc máy chiếu; miếng xốp hoặc bìa cứng để vẽ hoặc làm mô hình cây việc tốt, keo dán
- Giấy màu, bút vẽ, bút viết
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Chia sẻ việc tốt em đã làm
a. Mục tiêu
HS tự liên hệ bản thân và chia sẻ về những việc làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi
	+ Bạn đã làm gì để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh?
	+ Bạn làm việc đó khi nào?
	+ Bạn cảm thấy như thế nào sau ki làm những việc đó
- HS thảo luận cặp đôi
- 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp
- GV và HS cùng nhận xét và khen ngợi những bạn đã làm được những việc tốt phù hợp để giúp đỡ mọi người
c. Kết luận
Khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, em nên sẵn sàng giúp đỡ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp như: giúp học bài; giúp đỡ, thăm hỏi khi bạn bị đau, ốm; chia sẻ khi bạn có chuyện buồn; giúp đỡ bố mẹ việc nhà; quan tâm; chăm sóc ông bà cha mẹ
Hoạt động 2: Cây việc tốt
a. Mục tiêu
Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thực hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường
b. Cách tiến hành
(1) Cá nhân làm bông hoa việc tốt:
HS cắt xé giấy màu để tạo thành những bông hoa, chiếc lá hoặc quả. Viết hoặc vẽ lên mỗi bông hoa, chiếc lá hoặc quả một việc tốt mà mình đã thực hiện trong ngày.
(2) Cả lớp cùng làm cây việc tốt:
- GV giới thiệu Cây việc tốt được làm bằng mô hình (xốp, bìa cứng) hoặc tranh vẽ cây việc tốt (có thân, có cành)
- Từng HS dán những bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt mà bản thân đã thực hiện lên Cây việc tốt
(3) Trưng bày và giới thiệu cây việc tốt: 
- Một số HS lên thuyết trình về bông hoa, chiếc lá hoặc quả việc tốt của mình
- GV trung bày Cây việc tốt ở cuối lớp hoặc hành lang của lớp học
SINH HOẠT LỚP: CẢM XÚC CỦA EM TRONG NGÀY HỘI LÀM VIỆC TỐT
1. Mục tiêu
	HS nó thái độ yêu thương và tinh thần sẻ chia với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. Gợi ý cách tiến hành
GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia Ngày hội làm việc tốt theo gợi ý:
- Em và các bạn đã làm gì trong Ngày hội làm việc tốt?
- Em nghĩ những món quà em dành tặng các bạn nhỏ ở vùng khó khăn có ý nghĩa như thế nào?
- Nếu được gặp các bạn nhỏ ở vùng khó khăn em sẽ nói với bạn điều gì?
- Cảm xúc của em về Ngày hội làm việc tốt?
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỂ
1. Kết quả HS đạt được trong chủ đề
- HS hiểu rằng các em được sống và học tập trong môi trường hòa bình hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha ông để bảo vệ, giữ gìn và xây dựng đất nước.
- HS thực hiện được một số việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn thế hệ cha ông như: thăm hỏi, động viên gia đình liệt sĩ, tìm hiểu lịch sử Việt Nam
- HS hiểu và thực hiện được những việc làm cụ thể để chia sẻ khó khăn với người khác, đặc biết là các bạn nhỏ bị thiên tai, lũ lụt
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá
2.1 Các biểu hiện cảu HS mà Gv có thể quan sát để đánh giá
GV đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS về chủ đề “Biết ơn” qua quan sát một số biểu hiện hành vi cảu HS
- Nói được nhiệm vụ của các chiến sĩ bộ đội là bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hòa bình
- Thực hiện được một số thao tác đội hình, đội ngũ, duyệt binh tập làm các chiến sĩ bộ đội
- Bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ qua việc làm cụ thể như: viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương bình, liệt sĩ
- Kể được tên và công lao của một số người có công địa phương
- Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn
2.2 Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
HS tự đánh giá theo một số câu hỏi, mẫu phiếu sau:
1. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hiện việc em đã tham gia để tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước là thương binh liệt sĩ
TT
Các hoạt động
Đánh giá của em
☺
😐
☹
1
Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ



2
Thăm nghĩa trang liệt sĩ



3
Tìm hiểu về người có công ở địa phương




2. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp thể hienj việc em đã tham gia Ngày hội làm việc tốt
TT
Các hoạt động
Đánh giá của em
☺
😐
☹
1
Góp sách vở ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn



2
Góp quần áo cũ ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn



3
Quyên góp tiền ủng hộ các bạn ở vùng khó khăn



4
Viết thư thăm hỏi, động viên các bạn ở vùng khó khăn



3. Đánh dấu + vào khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em khi tham gia Ngày hội làm việc tốt
TT
Các hoạt động
Cảm xúc của em
☺
😐
☹
1
Tham gia ngày hội làm việc tốt




Chủ đề 5: MÙA XUÂN CỦA EM
Tuần 17: NGÀY TẾT QUÊ EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG EM
1. Mục tiêu 
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được nội dung nhà trường phổ biến về việc tìm hiểu các lễ hội mùa xuân của quê hương.
- Nhiệt tình tham gia theo yêu cầu của nhà trường.
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường /GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phổ biến cho HS nội dung, hình thức tìm hiểu về lễ hội quê hương. Nội dung, hình thức tập tring vàoL
- Tìm hiểu (hoặc hỏi bố mẹ, người lớn) về các lễ hội của quê hương.
- Sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội của quê hương,
- Hướng dẫn các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức cho Hs tham gia các hoạt động tìm hiểu về lễ hội quê hương.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt.
- Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc.
2. Chuẩn bị
Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp.
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Chia sẻ về ngày Tết quê em.
a. Mục tiêu
Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa.
b. Cách tiến hành 
GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt của ngày Tết quê em theo gợi ý:
- Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào?
- Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế nào?
- Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu?
- Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống?
- Cảm xúc của em khi Tết đến?
c. Kết luận
Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình, dân tộc Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháp hoa đón chào năm mới.
Hoạt động 2: Tập trang trí cho ngày Tết
a. Mục tiêu
HS làm được một số việc cụ thể tập trang trí cho ngày Tết truyền thống.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức lớp thành các nhóm, thảo luận về việc các em sẽ làm để trang trí ngày Tết theo gợi ý:
+ Em sẽ trang trí gì cho ngày Tết?
+ Để trang trí em cần dụng cụ, vật liệu gì?
+ Em sẽ trang trí cho ngày Tết như thế nào?
- Các nhóm sử dụng đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị để tập trang trí cho ngày Tết.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tập trang trí cho ngày Tết.
c. Kết luận
Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng câu đối, hoa, cây cảnh, tranh vẽ với mong muốn đón một năm mới tràn đầy vui vẻ, hạnh phúc.
SINH HOẠT LỚP: GIỚI THIỆU TRANH ẢNH VỀ LỄ HỘI MÙA XUÂN CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được các lễ hội của quê hương
- Bước đầu hình thành long yêu quê hương
2. Gợi ý cách tiên hành
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, trao đổi, chia sẻ theo nhóm về nội dung:
+ Ở quê em có những lễ hội nào? Hãy kể tên các lễ hội đó.
+ Cử đại diện trình bày trước lớp kết quả thảo luận
- GV liệt kê tên các lễ hội của quê hương mà các nhóm đã trình bày
- Bổ sung các lễ hội của quê hương (nếu có)
- Hướng dẫn HS treo tranh ảnh về lễ hội của quê hương sưu tầm được: Hướng dẫn các tổ trừng bày các sản phẩm đã sưu tầm được tại các vị trí đã phân công; cử đại diện tổ giới thiệu các sản phẩm đã sưu tầm được.
- Sau khi đã nghe các tổ giới thiệu các sản phẩm, các nhóm có thể đi xem các sản phẩm của mỗi tổ và đánh giá
- GV đánh giá ching các sản phẩm sưu tầm được của các tổ, đồng viên khen ngợi HS đã thực hiện tốt công việc.
Tuần 18: EM YÊU THIÊN NHIÊN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TÌM HIỂU TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được yêu cầu của nhà trường về việc tìm hiểu trò chơi dân gian trong các lễ hội
- Hứng thú tìm hiểu các trò chơi dân gian.
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phổ biến cho HS tìm hiểu về các trò chơi dân gian trong các lễ hội. Nội dung chính tập trung vào:
- Nêu khái quát ý nghĩa, các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam qua trò chơi 
- Sưu tâm, tìm hiều một số trò chơi dân gian thường thấy trong các lễ hội quê hương qua các tài liệu, sách báo, bạn bè hoặc người thân.
- Nêu kế hoạch tổ chức chơi trò chơi dân gian của nhà trường,
- Hướng dẫn các lớp tổ chức cho HS tiến hành tìm hiểu về trò chơi dân gian.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU THIÊN NHIÊN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Mô tả được một số cảnh đẹp thiên nhiên trên quê hương vào mùa xuân.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên
2. Chuẩn bị
Bức tranh, ảnh hoặc video về cảnh đẹp thiên nhiên.
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Khám phá thiên nhiên mùa xuân
a. Mục tiêu
HS biết được một số cảnh đẹp thiên nhiên về mùa xuân. Từ đó có ý thức trân trọng, giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.
b. Cách tiến hành
- GV hoặc HS giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên qua bức tranh, bức ảnh, video đã sưu tầm
- GV có thể tổ chức cho HS vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên mà em yêu thích. Sau đó HS trưng bày và giới thiệu với các bạn trong lớp.
c. Kết luận
- Có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên như: cảnh núi non hung vĩ, cảnh dòng song uốn lượn, cảnh suối chảy róc rách.
- Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
a. Mục tiêu
HS biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS chia sẻ về một chuyến đi trải nghiệm thiên nhiên mà em yêu thích với cả lớp theo gợi ý:
- Em đã được đi trải nghiệm thiên nhiên ở đâu?
- Khung cảnh thiên nhiên đó có gì?
- Cảm xúc của em khi được trải nghiệm cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
c. Kết luận
Cảnh đẹp thiên nhiên mang lại cho con người cảm giác dễ chịu, tâm hồn thoải mái, thêm yêu cuộc sống. Mỗi người cần chung tay bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên.
SINH HOẠT LỚP: TẬP CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1. Mục tiêu
Sâu hoạt động, HS có khả năng:
- Tham gia các trò chơi dân gian do các lớp tổ chức.
- Tích cực, hồ hởi chơi các trò chơi dân gian.
2. Gợi ý cách tiến hành
- GV hướng dẫn các HS chia sẻ theo tổ, nhóm với một số nội dung:
+ Em hãy kể tên một vài trò chơi dân gian mà em biết.
+ Ở quên mình các em thường chơi trò chơi dân gian nào?
+ Em hãy nêu cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết.
- Tập chơi trò chơi dân gian:
+ GV giới thiệu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Lặc lò cò, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê
+ GV chia lớp thành một vài nhóm
+ Các nhóm thực hành luân phiên chơi các trò chơi dân gian.
Tuần 19: VƯỜN HOA TRƯỜNG EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tham gia được các trò chơi dân gia do nhà trường tổ chức
- Hồ hởi, tích cực chơi các trò chơi dân gian
2. Gợi ý cách tiến hành
- Dưới sự hướng dẫn của GV Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức nhà trường, các lớp tổ chức cho các em thực hành chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học: Cướp cờ, Kéo co, Chuyền bóng.
- Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề mùa xuân
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: VƯỜN HOA TRƯỜNG EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.
- Thực hiện được công việc vụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất.
- Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường lớp sạch, đẹp.
2. Chuẩn bị
- Không gian thiên nhiên trong vườn trường để HS trải nghiệm
- Dụng cụ chăm sóc cây xanh.
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Cùng đi thăm vườn hoa
a. Mục tiêu
- HS hiểu để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp thì cần trông cây, hoa trong khuôn viên nhà trường.
- Yêu thiên nhiên, cố ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường học sạch đẹp.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS đi thăm vườn hoa trong trường và trao đổi, thảo luận với HS về các nội dung:
- Trong vườn có những loài hoa gì?
- Mọi người trồng hoa để làm gì?
- Để cây hoa tươi tốt chúng ta cần làm gì?
c. Kết luận
Để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp hơn thì thầy cô giáo và các em HS có thể trồng thêm cây xanh, hoa. Mỗi thành viên trong trường đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường.
Hoạt động 2: Chăm sóc vườn hoa
a. Mục tiêu
HS thực hiện được một số công việc cụ thể để chăm sóc cây, hoa trong trường như nhổ cỏ, xởi đất quang gốc cây, tưới cây.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS:
- Thảo luận, phân công kế hoạch chăm sóc vườn hoa.
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chăm sóc cây, hoa.
- Thực hiện các việc chăm sóc cây, hoa.
- Tự đánh giá kết quả của việc chăm sóc cây, hoa của bản thân và các bạn trong lớp.
- Chia sẻ về cảm xúc của em sau buổi thực hành chăm sóc cây, hoa.
c. Kết luận
Để cây, hoa phát triển tươi tốt mỗi người cần thực hiện các công việc cụ thể để chăm sóc cây như: nhổ cỏ, tưới cây.
SINH HOẠT LỚP: EM THÍCH TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÀO NHẤT?
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết chia sẻ cảm xúc sau khi chơi các trò chơi dân gian.
- Muốn được thường xuyên chơi các trò chơi dân gian.
2. Gợi ý cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm với các nội dung:
+ Em có thích chơi trò chơi dân gian không?
+ Các hoạt động khi tham gia các trò chơi dân gian đem lại cho em những cảm nghĩ gì?
+ Mong muốn của em về việc tổ chức các trò chơi dân gian ở trường và ở nhà?
- GV hướng dẫn HS nhận xét về các trò chơi dân gian:
+ Nhóm của em hoạt động có vui không?
+ Em thích vai trò nào trong mỗi trò chơi?
- GV nhận xét chung, nêu ưu điểm và hạn chế của HS trong các hoạt động, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong khi chơi trò chơi dân gian.
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện tập văn nghệ theo chủ đề mùa xuân.
- Dặn dò HS những lưu ý và nội dung cần chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.
Tuần 20: EM ƯƠM CÂY XANH
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: MÚA HÁT VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Được trải nghiệm về mùa xuân qua các bài hát
- Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
2. Gợi ý cách tiến hành
- Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp theo chủ để “Mùa xuân của em”
- Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã tham gia biểu diễn chương trình văn nghê
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM ƯƠM CÂY XANH
1. Mụctiêu
Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươitốt.
- Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có câycon.
- Thực hành được gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườntrường.
2. Chuẩnbị
- Tranh vẽ hình cây, tranh về sự phát triển của cây, tranh in hình mũi tên.
- Thẻ được đánh số từ 1 đến 5
- Hạt giống cây, đất, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước
- Bút chì, bút sáp màu
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh
a. Mụctiêu:
- HS kể tên được những bộ phận chính của cây xanh, nói được những điều kiện cần cho cây xanh pháttriển.
- HSbiếtđượcmộtsố“bệnh”củacâyxanhvànóiđượccáchchămsócvàbảo vệ câyxanh.
b. Cách tiếnhành:
GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh”
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườntrường.
- GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết,vẽ
- Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HSbáo cáo kết quả và rút ra kếtluận.
c. Kết luận:
Câyxanhgồmcácbộphậnchínhlàthâncây,rễcây,cànhlá,hoa,quả.Đểcây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thi

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_sach.doc