Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

Khối 1 Hoạt động trải nghiệm

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình

- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình

2. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK

- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương

 1) Mục tiêu

HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình

2. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về gia đình (trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK.

- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy, khăn lau mặt

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương

 a) mục tiêu

HS tham gia một số tình huống giả định để rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm chăm sóc

 b) Cách tiến hành

- GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp

Nội dung tình huống:

Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này?

TÌnh huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân. Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì?

- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm

- Một số nhóm đóng vai trước lớp

 c) Kết luận

Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có khả năng:
- Biết được thành tích của lớp mình trong phong trào rèn nền nếp
- Tự tin thực hiện nền nếp trong học tập và sinh hoạt
II. CÁCH TIẾN HÀNH
- Nhà trường sơ kết, đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của các lớp trong tuần qua, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
	+ Thực hiện nền nếp đi học đầy đủ, chuyên cần đúng giờ
	+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường trong học tập sinh hoạt
	+ Tích cực giữ gìn, bảo quản đồ dùng, thiết bị học tập
- Hướng dẫn lớp đánh giá cụ thể việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của lớp mình tuần qua trong giờ sinh hoạt
Tập võ cổ truyền, bài thể dục, BDHS năng khiếu.
	* Tồn tại- hạn chế:
- Học sinh tham gia viết, giải bài chất lượng chưa cao.
- Chất lượng tham gia các bài viết về thầy cô chưa tốt.
- Nề nếp HS chưa tốt, trong các tiết học còn lộn xộn.
2. Triển khai trong tuần 9:
- Tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông.
- Trao cờ thi đua cho các lớp xuất sắc.
- Tổ chức sinh hoạt CLB TDTT: Tập luyện đội tuyển, thi đấu
- Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, tìm kiếm tài năng nhí, nới lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, cổng trường an toàn giao thông.
- GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ
_________________________________________
 Chiều: Thứ hai, ngày 9 tháng11 năm 2020
 Âm nhạc
 Chủ đề 3: TÌNH BẠN
 Ôn tập bài hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA
 Nhạc cụ ;
 Trải nghiệm và khám phá:	
 Vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau
I. MỤC TIÊU:
Hát đúng cao độ, trường độ bài Mời bạn vui múa ca. Hát rõ lời và thuộc lời.
Chơi động tác tay, chân thể hiện được mẩu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Mời bạn vui mua ca.
II. CHUẨN BỊ GV: 	
*GV: Chơi đàn hát thuần thục bài hát : Mời bạn vui múa ca
Thực hành chơi động tác tay, chân, các hoạt động và trải nghiệm và khám phá
*HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động
 - Trò chơi Mình ngồi bên nhau để khởi động 
B. Dạy bài mới
1. Ôn tập bài hát : Mời bạn vui múa ca (10’)
GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng. Sau đó, cho HS hát cùng nhạc đệm 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.
GV đàn và yêu cầu HS lắng nghe để nhận biết giai điệu và trình lại câu hát.
Ví dụ : Bầu trời xanh, nước long lanh.
GV cho HS thực hiện tương tự với câu hát khác. GV sữa sai cho HS (Nếu có)
GV cho HS hát kết hợp vận động.
2. Nhạc cụ: (15’)
a. Cách chơi động tác tay, chân.
GV làm mẩu, sau đó GV hướng dẫn HS tìm cách chơi một số động tác tay, chân như: Giậm đều 2 bàn chân xuống đất, luôn để gót chậm đất.
- Vỗ đều 2 bàn tay xuống đùi
- Vỗ đều 2 tay.
b. Thể hiện tiết tấu
GV chơi tiết tấu làm mẩu (GV đếm 1-2-3-4 thay cho đọc đơn – đơn- đen- đen.
Sau đó, yêu cầu HS luyện tiết tấu theo hướng dẫn.
c.Ứng dụng đệm cho bài hát Mời bạn vui múa ca 
- GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát cả bài Mời bạn vui múa ca
- GV cho HS luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo hình thức cá nhân theo cặp hoặc theo nhóm. GV phân công nhóm A thể hiện nhóm B hát
3.Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau (10p)
- GV làm mẩu HS quan sát: Cách lấy hơi với âm thanh to nhỏ khác nhau.
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
+ Tổ 1: Vỗ tay với âm thanh nhỏ.
+ Tổ 2: Vỗ tay với âm thanh trung bình.
+ Tổ 3: Vỗ tay với âm thanh hơi to.
+ Tổ 4: Vỗ tay với âm thanh rất to.
- GV cho HS chơi trò chơi: Vỗ tay theo kí hiệu bàn tay. GV giơ 1 ngón taythif tổ 1 vỗ tay, GV giơ 2 ngón tay thì tổ 2 vỗ tay. GV giơ 3 ngón tay thì tổ 3 vỗ tay. GV giơ 4 ngón tay thì tổ 4 vỗ tay.GV nắm bàn tay thì tất cả im lặng.GV xòe bàn tay lên và vẫy thì cả 4 tổ cùng vỗ tay.
- GV gọi HS lên xung phong lên chơi trò chơi.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nôi dung tiết học.
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại yêu cầu của chủ đề này và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay.
 ________________________________
Khối 1 Luyện Âm nhạc	
LUYỆN HÁT MÚA: MỜI BẠN VUI MÚA CA
 Làm bài tập trong vở bài tập
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết hát kết hợp các động tác múa phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
 - Biết hát kết hợp chơi động tác tay chân.
 - Làm các bài tập trong vở thực hành Âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
 Đàn phím điện tử
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Khới động
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát Mời bạn vui múa ca
- GV mở nhạc đệm HS nghe và hát lại bài hát
- GV cho cả lớp hát kết hợp chơi động tác tay chân
- Luyện theo tổ nhóm cá nhân
- Luyện biểu diễn: HS lên biểu diễn theo cá nhân, cặp đôi, nhóm
- HS nhận xét – GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập trong vở thực hành Âm nhạc
- GV hướng dẫn những bài tập còn lại trong chủ đề 3
C. Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học
- Tổng kết chủ đề 3 và nêu giáo dục qua chủ đề.
 _____________________________________________
 Khối 1 Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình
- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương
	1) Mục tiêu
HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về gia đình (trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK.
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy, khăn lau mặt
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương
	a) mục tiêu
HS tham gia một số tình huống giả định để rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm chăm sóc
	b) Cách tiến hành
- GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp
Nội dung tình huống: 
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này?
TÌnh huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân. Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì?
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
	c) Kết luận
Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình
 __________________________________________________
 Chiều : Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2019
 ÂM NHẠC KHỐI 4
 TIẾ T 8
 Học hát bài: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
 Nhạc và lời: Phong Nhã
 I. Mục tiêu:
- HS biết hát theo giai điệu và lời ca,biết tác giả bài hát là NS Phong Nhã
- Biết gõ đệm theo nhịp theo phách 
II. GV Chuản bị:
1. Gv chuẩn bị đồ dùng
- Đàn, nhạc cụ gõ 
2. Hs chuẩn bị.
- Nhạc cụ gõ , Tập bài hát 4
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động: 
- Cả lớp hát bài tập thể. 
- Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
- Gv giới thiệu nội dung bài học hôm nay
2. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài  Trên ngựa ta phi nhanh
Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca,biết tác giả bài hát là NS Phong Nhã
Cách tiến hành:
- GV dẫn dắt vào bài : Là một sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã viết về quê hương đất nước Việt Nam với những hình ảnh thật đẹp và những ước mơ của các bạn nhỏ trên mọi miền tổ quốc 
- GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe
- GV gọi 1 HS đọc lời ca và cả lớp đọc thầm
- HS học hát nối tiếp đến hết bài
- GV sửa sai cho HS trong khi tập về phách nhịp các chỗ luyến và cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn, cách lấy hơi để hát hết câu hát dài
- HS thực hiện toàn bài theo đàn
- GV gọi 1 số HS hát 
Luyện tập: Phụ trách văn nghệ lớp tổ chức cho các bạn hoạt động theo Tổ- nhóm 4, 2, cá nhân. 
- HS - GV nhận xét và biểu dương trước lớp
 b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. 
Mục tiêu: - Biết gõ đệm theo nhịp theo phách 
Cách tiến hành:
- GV làm mẫu - HS theo dõi và ghi nhớ 
 Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh Nhịp * * * * Phách * * * * * * ** 
- GV đàn và bắt nhịp
- HS thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo phách và nhịp
- GV sửa sai cho HS về cách vỗ tay
- HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân với yêu cầu: HS có năng khiếu hát đúng giai điệu thực hiện được cả 2 kiểu vỗ, HS không có năng khiếu biết hát theo đàn và vỗ tay theo nhịp 
* Gv cho học sinh hát và gõ tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể
- HS và GV cùng nhận xét sửa sai – biểu dương.
3. Cũng cố : 
HS hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài
 ____________________________________________
 Chiều : Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2019
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 5
 Chủ đề: Chúng em với an toàn giao thông
A. MỤC TIÊU
- Giúp HS tìm hiểu một số kiến thức đơn giản về ATGT.
- Rèn luyện cho HS một số KN cơ bản như: KN đi đúng đường dành cho người đi bộ, KN hợp tác nhóm, KN xác định mục tiêu.Giúp HS tự xây dựng cho bản thân kĩ năng tham gia giao thông an toàn.
- Giúp HS hình thành thái độ tôn trọng luật giao thông, bước đầu có phản ứng với các hành động vi phạm luật giao thông, biết động viên người xung quanh tham gia đúng luật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3 giá treo tranh .
40 lá cờ, các thẻ đáp án A, B, C
18 biển báo giao thông
3 thẻ đèn tín hiệu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Khởi động:
- HS vừa đi vòng tròn, vừa bá vai và hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Trong bài hát Em đi qua ngã tư đường phố các bạn nhỏ đang chơi gì trên sân trường nào?
- Vậy khi tham gia giao thông tại sao chúng ta phải tuân thủ các quy định của giao thông? (HS: để đảm bảo an toàn)
- GV: Các em ạ khi tham gia giao thông chúng ta phải tuân thủ cac quy định của giao thong để đảm bảo an toàn. Vậy tiết HĐNGLL hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ.
Cô xin trân trọng giới thiệu với lớp chúng ta hôm nay có cô giáo  về dự với lớp chúng ta.
Và đặc biệt hơn nữa trong tiết học hôm nay cô xin được giới thiệu có ba đội chơi. Đôi thứ nhất là Đội Chim non, đội thứ hai là Đội Ong vàng, đội thứ ba là đội Sáo nâu. Cô chúc cả ba đội chơi tự tin và hoàn thành xuất sắc phần thi của mình.
Hoạt động 2: Trải nghiệm và khám phá
1. Trải nghiệm
Đầu tiên các em sẽ được trải nghiệm với 10 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ được thưởng 1 lá cờ. Mỗi câu hỏi các em suy nghĩ trong vòng 10 giây và đưa ra đáp án. Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Ở thành thị, khi đi bộ trên đường em phải đi ở phần đường nào?
Đi trên vỉa hè.
Đi ở giữa lòng đường.
Đi sát mép đường bên phải.
Câu 2: Khi ngồi lên xe máy em đội gì?
Đội ô
Đội mũ bảo hiểm.
C. Đội nón. 
Câu 3: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường?
Đá bóng trên đường.
Vừa chạy vừa nô đùa trên đường.
Cả hai ý trên.
Câu 4: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
Vẫn đi bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
Vui chơi cùng các bạn.
Câu 5: Bố đã dắt xe máy ra để chở em đi học nhưng em không tìm thấy mũ bảo hiểm, em nên làm gì?
Lấy mũ mềm đội lên và ngồi sau xe máy để đi học.
Nói với bố một bữa không đội cũng không sao và ngồi lên xe để đi học.
 Tìm cho được mũ bảo hiểm rồi mới đi học.
Câu 6: Bố chở em trên đường đi học về bằng xe máy, em thấy một bạn( đầu không đội gì) đang chạy bộ phía bên trái đường, em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bạn và cho người khác?
Nhắc bạn hãy đi vào mép phải của đường, chạy như thế rất nguy hiểm.
Mời bạn lên xe và về cùng.
Bảo bạn chạy thật nhanh về nhà kẻo muộn.
Câu 7: Khi qua đường, em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình?
A. Đi cùng và nắm tay người lớn.
B. Quan sát phía trước, phía sau trước khi bước xuống lòng đường.
 	C. Cả hai phương án trên. 
Câu 8: Theo em đi bộ như thế nào là an toàn nhất?
Đi dưới lòng đường, đi hàng một, không đùa giỡn, xô đẩy nhau,chú ý tránh xe
Đi thành một hàng ngang với 3, 4 bạn cùng đi
 Đi sát lề bên phải, đi hàng một, không đùa giỡn, xô đẩy nhau, chú ý tránh xe
Câu 9: Hãy cho biết phương tiện nào dưới đây là phương tiện giao thông đường bộ?
Xe đạp, xe đạp điện
 Xe gắn máy, xe cấp cứu, xe taxi, xe tải
 Cả 2 ý trên
Câu 10: Học sinh tiểu học được phép đi xe đạp loại nào?
A. Xe đạp mi ni
B. Xe đạp người lớn.
C. Xe địa hình
- Qua phần thi này em rút ra được cho mình điều gì khi tham gia GT? (3-4 HS)
- Giả sử bố mẹ chở em trên xe máy nhưng không đội mũ cho em em sẽ nói gì với bố mẹ?
2. Phần thứ hai là phần khám phá: Các em sẽ tìm hiểu một số biển báo cấm thuộc giao thông đường bộ thông qua trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Bước 1: GV giới thiệu tên trò chơi. 
Bước 2: GV phổ biến luật chơi:
Nhiệm vụ của các em là ghép thông tin nội dung của biển báo giao thông tương ứng với các biển báo có trên giá . Trong vòng 3 phút các em phải ghép xong các tấm biển báo. Mỗi biển báo được ghép đúng nội dung các em được thưởng một lá cờ. Trong 3 phút các em có quyền thay đổi tấm ghép cho phù hợp với biển báo giao thông.
Bước 3: 
+ HS chơi trên nền bài hát “Chúng em với An toàn giao thông” 
Bước 4: 
Giáo viên tổng kết và nêu tên đội chiến thắng. 
Cả lớp tuyên dương đội thắng.
Bước 5: Củng cố hoạt động:
 	Các em ạ đây là các biển báo giao thông đường bộ mà chúng ta thường gặp. Khi tham gia giao thông ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của các chú công an thì chúng ta cần tuân thủ theo các biển báo giao thông.
Hoạt động 3: Trò chơi Làm theo tín hiệu
Bước 1: GV nêu luật chơi
- Cô nói: "Ô tô xuất phát", HS làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, HS dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh HS tiếp tục chạy.
- Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", HS dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng HS đi từ từ chậm lại. Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ HS phải dừng lại.
Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, HS phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng. 
Bước 2: Liên hệ
Qua trò chơi này khi gặp đèn đỏ , đèn xanh, đèn vàng em phải làm gì?
Gọi 1 HS trả lời
GV: Các em ạ qua trò chơi này cô muốn nhắn nhủ với các em là khi tham gia giao thông nếu gặp đèn đỏ chúng ta dừng lại, đèn vàng chúng ta đi chậm và dừng lại, khi nào đèn xanhbaatj lên chúng ta mới được phép qua đường.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
Như vậy qua 2 hoạt động cô thấy chúng ta đã biết được một số quy định trong luật giao thông và các em cũng đã biết cách tham gia giao thông an toàn. Cô chúc cả lớp mình luôn tham gia giao thông đúng luật và an toàn nhé.
 Chiều : Thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2019
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 4 
 CHỦ ĐỀ: CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ MỤC TIÊU : Thông qua các hoạt động, Giúp HS :
- Biết thêm về các kiến thức giao thông
- Có ý thức chấp hành luật giao thông và tuyên truyên cho người thân cùng thực hiện.
II/ CHUẨN BỊ : Giấy màu làm biển báo, bút màu , giấy A3. keo dán. Giá vẽ
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Phần mở đầu( 2P)
-HS ngồi thành hình chữ U
GV: Cho học sinh khởi động bai hát Cô dạy bé bài học giao thông.
Các em ạ, Vấn đề an toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. 
 Gv: Trước khi vào bài học cô mơi các em nghe nghe thông điêp giao thông để tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông . 
? Em có suy nghĩ gì về những thông tin vừa nghe.( Hs suy nghĩ trả lời khi tham gia giao thông chúng ta phải tuân thủ cac quy định của giao thong để đảm bảo an toàn.)
GV nói:Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội. nguyên nhân xẩy ra tai nạn phần lớn do ý thức của người tham gia giao thông. Tiết HDNGLL hôm nay sẽ có tên là Chúng em với ATGT nhằm giúp các em hiểu biết thêm về luật giao thông 
Và đặc biệt hơn nữa trong tiết học hôm nay cô xin được giới thiệu có ba đội chơi. Đôi thứ nhất là Đội Chim non, đội thứ hai là Đội Ong vàng, đội thứ ba là đội Sáo nâu. Cô chúc cả ba đội chơi tự tin và hoàn thành xuất sắc phần thi của mình.
2.Các HĐ cơ bản
 HĐ1 ( 12P) Khám phá kiến thức
 Gv : Các con có thích chơi trò chơi không. 
Trò chơi : Nghe thấu đáp nhanh
Gv : Cô chia lớp Minh thành 2 đôi . Đôi thứ nhất là Đội Chim non, đội thứ hai là Đội Ong vàng. Cô chúc cả 2 đội chơi tự tin và hoàn thành xuất sắc phần thi của mình.
 Mời các nhóm đi về vị trí để chơi, cô giáo nêu luật chơi.
Luật chơi: 
Cô sẽ có 10 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận 1 bông hoa, đội nào lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lơì. Chưa đọc xong câu hỏi mà đã lắc chuông thì sẽ mất quyền trả lời.( GV phát chuông ( lon bia có bỏ hạt sạn) cho các nhóm)
TBHT : Các bạn rõ luật chơi chưa ạ?
- Vậy chúng ta bắt đầu chơi nào.
Câu hỏi 1: 
Đi bộ an toàn ở đường nông thôn là:
a) Đi sát mép đường về phía tay phải
b) Đi giữa lòng đường
c) Đi sát mép đường bên nào cũng được
? Bạn chọn đáp án nào là đúng
Đáp án a là đáp án chính xác
Câu hỏi 2:Kĩ năng đi xe đạp an toàn
Trước khi chuyển hướng ( rẽ phải, rẽ trái), học sinh phải đi chậm, giơ tay báo hiệu xin đường và chú ý quan sát các phương tiện đang đi. Chỉ chuyển hướng khi thấy an toàn.
? Đúng hay sai
Đáp án : Đúng
 Câu hỏi 3: An toàn đến trường trong mùa mưa lũ
Từ nhà đễn trường có 2 con đường bạn chọn đường nào? Vì sao?
Đường gần nhưng có chỗ bị ngập nước khoảng 30 cm( vì không an toàn)
Đường xa hơn khoảng 500 mét nhưng không bị ngập( an toàn )
Đáp án : b
Câu hỏi 4: Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng em phải làm gì?
a) Đi tiếp
b) Dừng lại
Đáp án : b
Câu hỏi 5: 
Cần đội mũ bảo hiểm khi nào :
Khi đi bộ
Khi ngồi trên xe đạp
Khi ngồi trên xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện
Đáp án: c
Câu hỏi 6: 
Khi đến ngã 3, ngã 4 người đi trên đường nào được ưu tiên đi trước?
Đường lớn hơn
Đường bé hơn
 Đáp án: a
Câu hỏi 7 :
Người điều khiển xe đạp có được sử dụng ô( dù) không ?
có
không
Đáp án: b
Câu hỏi 8: 
Người điều khiển phương tiện giao thông không được sử dụng loại nước uống nào sau đây:
Bia, rượu
Nước lọc
Sữa
Đáp án : a
Câu hỏi 9: 
Người dân có được phơi rơm rạ trên trục đường không:
có
Không
Đáp án: không vì sẽ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông,
 Câu hỏi 10:
Hành động nào sau đây là không vi phạm luật giao thông?
 Đi xe lạng lách, đánh võng.
 Xe máy chở vật cồng kềnh
Đi giàn hàng ngang trên đường
Người lái xe máy chở thêm 1 người phụ nữ và 1 em bé dưới 12 tuổi.
Đáp án :d
 Gv : Mời các bạn cùng đếm số hoa mỗi đội và công bố đội thắng cuộc.
- Các em vừa tìm hiểu khám phá thêm được một số kiến thức về an toàn giao thông rất thiết thực với các em. Bây giờ cô mời các em cùng thể hiện tài năng của mình thông qua phần thi 
3. Thử tài ( Hoạt động thực hành)
GV: Phần thi thử tài hôm nay gồm 2 nội dung :
1. Vẽ tranh về chủ đề An toàn giao thông 2.Vẽ biển báo giao thông( đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng)
Mời 2 bạn đại diện của 2 đội lên bốc thăm chủ đề cho đội mình và thuyết phục các bạn về Đội của mình.
Đội 1 ( Bốc thăm)
Đội 2 ( Bốc thăm.)
 Mời các Đội bắt đầu làm việc. Thời gian cho các bạn là 13 phút.
GV mở nhạc bài hát : Chúng em với ATGT
GV theo dõi HS làm và hướng dẫn thêm.
 Thời gian đã hết. Mời các bạn về vị trí và trưng bày sản phẩm của mình
 Đội vẽ tranh: Giới thiệu và nêu ý nghĩa bức tranh
 Đội Vẽ biển báo: Trưng bày biển đèn giao thông và nêu tác dụng của đèn giao thông
 Bây giờ đến phần quan trọng là chúng ta hãy cùng bình chọn xem đội nào thể hiện tài năng nhất và có ý nghĩa nhất bằng cách giơ tay đội mình chọn.
Như vậy đội ... đã được nhiều bình chọn nhất. Xin chúc mừng đội.
GV: Qua phần thi này cô thấy các đã rất tích cực và sáng tạo để hoàn thành công việc được giao. Xin chúc mừng tất cả các em.
3. Hoạt động ứng dụng: Chúng ta vừa được tham gia các hoạt động trong chủ đề Chúng em với ATGT. Vậy để đảm bảo ATGT cho mình và mọi người các em sẽ làm những gì ?( HS Trả lời)
GV chốt: An toàn giao thông là mang đến hạnh phúc cho mình và mọi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_khoi_1_tuan_9_nam_hoc_2020_202.doc