Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 4 đến tuần 9

H§TT 1

CHỦ ĐIỂM: BIẾT ƠN THẦY CÔ

I/ Mục tiêu : Giúp HS :

- GDHS tinh thần nhớ ơn thầy cô

- Hiểu công lao to lớn của người Thầy và nghĩa vụ đáp lại của HS.

- Kính trọng biết ơn Thầy Cô. Phát huy truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc.

II. Chuẩn bị :

1/ Phương tiện : Một số câu hỏi :

- Thảo luận ý kiến chung về tầm quan trọng của việc “ biết ơn thầy cô”

- GVCN góp ý

- Những tư liệu sưu tầm được ( sách ,báo , câu chuyện ,các tư liệu lịch sử ,tranh ảnh .) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam .

- Chuẩn bị các câu hỏi:

 

doc15 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 4 đến tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: 
Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2015
HĐTT 1
ChÊp hµnh An toµn giao th«ng
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Hiểu và chấp hành luật giao thông
- Thông qua tiểu phẩm, HS biết được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
- GDHS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thong. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II/CHUẨN BỊ:
 +Các tình huống giao thông
Kịch bản: Phạt vi cảnh.
Tranh ảnh về tình trạng giao thong đường bộ,.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Khởi động: Hát tập thể bài : Quê hương tươi đẹp
2/ Bài mới :
*Hoạt động 1 : Giới thiệu các tình huống giao thông
- Đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Người điều khiển xe máy, xe đạp điện lạng lách đánh võng
- Người điều khiển xe máy, xe đạp điện có đội mũ BH nhưng người ngồi sau không đội mũ BH
- HS thảo luận và tră lời các tình huống trên đúng hay sai.
- Gv: nhận xét
*Hoạt động 2 : Thi sắm vai tiểu phẩm .
- Đại diện mỗi tổ lên bốc thăm thứ tự trình diễn.
Các nhóm thảo luận, trình bày – Nhận xét bổ sung.
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm
- GV hướng dẫn trao đổi nội dung : 
Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dừng xe?
Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát?	
Theo em, nếu tai nạn xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại gì ?
- HS xung phong trả lời
- GV nhận xét-Đánh giá.
*Hoạt động 4 : Biểu diễn văn nghệ
Thể loại : đơn ca, song ca, tốp ca, múa
3/ Củng cố
 	- Gv: Các em phải biết chấp hành luật giao thông, đi bên phải, và nhắc nhở bố mẹ khi đưa các em đến trường phải đội mũ BH.
- GV nhận xét, dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 1 tháng 10 năm 2015
HĐTT 1
Ho¹t ®éng §éi – Sao
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TuÇn 5:
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
ChÊp hµnh An toµn giao th«ng
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
- Hiểu và chấp hành luật giao thông
- Thông qua tiểu phẩm, HS biết được sự cần thiết của việc chấp hành an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
- GDHS ý thức tự giác và thói quen đúng đắn khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II/CHUẨN BỊ:
 +Các tình huống giao thông
Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ,.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Khởi động: 
Hát tập thể bài : Mời bạn vui múa ca
2/ Bài mới :
*Hoạt động 1 : Giới thiệu các tình huống giao thông
- Tình huống 1:
 Đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Tình huống 2:
Người điều khiển xe máy, xe đạp điện sö dông r­îu, bia
- Tình huống 3:
 Người điều khiển xe máy, xe đạp điện chở tử 2 người trở lên.
- HS thảo luận và tră lời các tình huống trên đúng hay sai.
- Gv: nhận xét
*Hoạt động 2 : cho các em xem một số tình huống giao thông trên màn hình
- Sau khi xem các tình huống giao thông trên em có nhận xét gì?
- Đáng sợ nhất là tình huống nào?
- Bản thân em sẽ chấp hành luật giao thông như thế nào?...
- Hs trả lời
- GV nhận xét
*Hoạt động 3 : Biểu diễn văn nghệ
- Gv mời từng nhóm lên biểu diễn
Thể loại : đơn ca, song ca, tốp ca, múa 
- GV nhận xét
3/ Củng cố
 	- Gv: Các em phải biết chấp hành luật giao thông, đã uống rượu bia thì không được điều khiển xe máy, không được chở quá số người cho phép.
- GV nhận xét .
- Dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 8 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
An toµn giao th«ng
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
Hiểu và chấp hành luật giao thông
Thông qua tiểu phẩm, HS biết được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
GDHS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II/CHUẨN BỊ:
 +Các tình huống giao thông
Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ,.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Khởi động: 
Hát một bài tập thể
2/ Bài mới :
*Hoạt động 1 : Giới thiệu các tình huống giao thông
- Tình huống 1:
 Đi xe máy không sử dụng đèn xi nhan khi rẽ
- Tình huống 2:
Người đang điều khiển xe máy, xe đạp điện sö dụng điện thoại di động.
- Tình huống 3:
 	Người điều khiển xe máy không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông
- HS thảo luận và tră lời các tình huống trên đúng hay sai.
- Gv: nhận xét
*Hoạt động 2 : cho các em xem một số tình huống giao thông trên màn hình
- Sau khi xem các tình huống giao thông trên em có nhận xét gì?
- Đáng sợ nhất là tình huống nào?
- Bản thân em sẽ chấp hành luật giao thông như thế nào?...
- Hs trả lời
- GV nhận xét
*Hoạt động 3 : Biểu diễn văn nghệ
- Gv mời từng nhóm thi đua biểu diễn văn nghệ
Thể loại : đơn ca, song ca, tốp ca, múa 
GV nhận xét
3/ Củng cố
 	- Gv: Các em phải biết chấp hành luật giao thông, không được sö dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt phải luôn tuân thủ các tín hiệu giao thông khi lưu thông trên đường.
- GV nhận xét .
- Dặn dò
	Tuần 6	Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
VÖ sinh c¸ nh©n
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
- Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
- GDHS ý thức tự giác và thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II/CHUẨN BỊ:
 +Các tình huống về giữ gìn vệ sinh cá nhân
Tranh ảnh minh họa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Khởi động: 
Hát 1 bài hát tập thể
2/ Bài mới :
*Hoạt động 1 : Giới thiệu các tình huống 
	-Giáo viên sử dụng tranh minh họa các tình huống
	- Tình huống 1: 
	Bạn nữ đang chơi sau đó vào ăn cơm nhưng không rửa tay
	- Tình huống 2:
	Bạn nam đang tắm rửa sạch sẽ
	- Tình huống 3: 
	Bạn nam uống nước lã
* Hoạt động 2: Nêu một số câu hỏi hiểu biết
	- Theo em các hành động trong các bức tranh trên thì hành động nào là đúng, hành động nào chưa đúng? 
	- Những hành động đó có lợi hay hậu quả gì?
	- Ở nhà em đã giữ gìn vệ sinh cá nhân như thế nào?
	- Học sinh trả lời.
	- GV nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3 : Giải lao
- Gv tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi giân dan
	- HS chơi theo hướng dẫn
3/ Củng cố
 	- Gv: Giữ gìn vệ sinh cá nhân là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, vì vậy các em phải biết tự giác giữ gìn vệ sinh, hằng ngày phải tắm rửa sạch sẽ, ăn chín uống sôi
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
VÖ sinh m«i tr­êng
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
- Biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- GDHS ý thức tự giác và thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II/CHUẨN BỊ:
 +Các tình huống về giữ gìn vệ sinh môi trường
Tranh ảnh minh họa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Khởi động: Hát 1 bài hát tập thể
2/ Bài mới :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tình huống 
	- Giáo viên sử dụng tranh minh họa các tình huống
	- Tình huống 1: Một bạn đang vứt rác bừa bãi
	- Tình huống 2: Các bạn học sinh đang dọn dẹp vệ sinh 
	- Tình huống 3: Một nhà máy thải nước thải ra sông.
 * Hoạt động 2: Nêu một số câu hỏi hiểu biết
	- Theo em các hành động trong các bức tranh trên thì hành động nào là đúng, hành động nào chưa đúng? 
	- Những hành động đó có lợi hay hậu quả gì?
	- Ở nhà em đã giữ gìn vệ sinh môi trường như thế nào?
	- Học sinh trả lời.
	- GV nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3 : Giải lao
- Gv tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi giân dan
	- HS chơi theo hướng dẫn
``3/ Củng cố
- Gv: Giữ gìn vệ sinh môi trường là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và tất cả mọi người, vì vậy các em phải biết tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường..
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.
	Tuần 7	Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
Trò chơi dân gian: Bỏ khăn
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng di chuyển nhẹ nhàng, bí mật; tính nhanh nhẹn, khéo léo, tập trung chú ý và khả năng phán đoán cho người chơi.
- Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết.
II. Chuẩn bị: 
	- Một chiếc khăn mỏng.
	- Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
III. Các hoạt động:
Ổn định lớp: Hát một bài tập thể
Hoạt động:
Giới thiệu trò chơi:
- GV nêu mục đích ý nghĩa và yêu cầu của trò chơi cho học sinh nghe
- Quy định số người chơi: 10 - 15 bạn, ngồi thành vòng tròn.	
b. Hướng dẫn cách chơi
- Chuẩn bị chơi:
+ Người chơi ngồi thành vòng tròn trên sân.
+ Chọn ra một người đứng giữa sân tay cầm một cái khăn.
Bắt đầu chơi: Quản trò hô “ Nhắm mắt lại” thì người chơi nhắm mắt, người cầm khăn đi một vòng và bỏ khăn sau lưng một người chơi bất kỳ và đi tiếp. 
Quản trò hô “Mở mắt”, người chơi mở mắt ra, không được ngoái đầu ra sau mà dùng tay quơ sau lưng xem mình có bị bỏ khăn không, nếu không bị thì ngồi yên, nếu bị bỏ khăn thì nhanh chóng cầm khăn và đuổi bắt người bỏ khăn sau lưng mình. Bắt được thì người chơi thắng, người bỏ khăn thua và bị phạt.
c. Luật chơi:
- GV nêu rõ luật chơi: Người chơi phải nhắm mắt thật chặt, không được hé. Không được quay đầu nhìn mà chỉ dùng tay để quờ tìm khăn.
Khăn không được bỏ quá gần hoặc quá xa tầm với của người chơi.
Nếu bạn bỏ khăn chạy thoát và ngồi vào vị trí của bạn bị bỏ khăn thì bạn bạn đó phải thay thế làm người bỏ khăn để tiếp tục trò chơi.
d. Tổ chức cho học sinh chơi
- Chia lớp thành 2 nhóm (hai đội chơi riêng)
- Học sinh tham gia trò chơi.
3. Củng cố:
- HS hát một bài tập thể.
- GV nhắc lại nội dung tiết học và nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 22 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
Trò chơi dân gian: Trộm trứng gà
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện sức khỏe cho người chơi bằng những động tác của tay chân kết hợp với óc mưu trí, dũng cảm; sự nhanh nhẹn và khôn khéo bảo vệ bản thân mình nếu có những tình huống bất trắc xảy ra trong cuộc sống cho người chơi
- Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết.
II. Chuẩn bị: 
	- 4- 5 hòn đá (Giả làm trứng)
	- Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
III. Các hoạt động:
Ổn định lớp: Hát một bài tập thể
Hoạt động:
a. Giới thiệu trò chơi:
- GV nêu mục đích ý nghĩa và yêu cầu của trò chơi cho học sinh nghe
- Quy định số người chơi: 4-5 bạn một nhóm.
 b. Hướng dẫn cách chơi
- Chuẩn bị chơi:
+ Trên sân vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 2m, ở giữa để những hòn đá giả làm những quả trứng gà. 	
+ Một bạn giả làm con gà mái ngồi chính giữa vòng tròn trong tư thế gà mẹ đang ấp trứng.
+ Những người chơi còn lại giả làm chuột chạy xung quanh vòng tròn, miệng kêu “chít chít”
- Bắt đầu chơi: Khi nghe hiệu lệnh chơi, các con chuột tìm cách đoạt lấy bằng được các quả trứng bằng cách chạy đi chạy lại để dụ gà mẹ ra khỏi ổ trứng. Gà mẹ thì cố gắng bảo vệ các quả trứng của mình bằng các động tác xòe tay, miệng kêu “Cục ta cục tác” và đá mấy con chuột đang định trộm trứng.
c. Luật chơi:
- Chuột và gà chỉ được chơi trong vòng tròn quy định.
- Con chuột nào bị gà vỗ cánh hoặc đá trúng thì bị thua và phải vào thế chỗ làm gà mẹ. Nếu gà mất hết số trứng thì phải phải cõng các bạn chuột chạy 1 vòng quanh vòng tròn.
d. Tổ chức cho học sinh chơi
- Chia lớp thành nhiều nhóm chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi.
3. Củng cố:
- HS hát một bài tập thể.
- GV nhắc lại nội dung tiết học và nhận xét giờ học.
	Tuần 8	Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2015
H§TT 1
Trò chơi dân gian: Chơi U
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng chạy, nhảy, đuổi bắt nhanh, tập luyện sự dài hơi, bền sức cho người chơi.
- Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết, tinh thần tập thể, tôn trọng kỉ luật.
II. Chuẩn bị: 
	- Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
III. Các hoạt động:
Ổn định lớp: Hát một bài tập thể
Hoạt động:
Giới thiệu trò chơi:
- GV nêu mục đích ý nghĩa và yêu cầu của trò chơi cho học sinh nghe
- Quy định số người chơi: 10 - 12 bạn chia làm hai đội
b. Hướng dẫn cách chơi
- Chuẩn bị chơi: 
+ Kẻ hai vạch giữa sân làm giới hạn.
+ Hai đội chơi đứng về hai bên vạch giới hạn.
- Bắt đầu chơi:
+ Khi nghe hiệu lệnh chơi, người chơi của bên thắng đi trước, vừa đi cừa kêu “u..u..”
liên tục, vừa cố chạy sang bên kia vạch giới hạn để đạp vào một bạn phía bên kia đội bạn rồi quay về. Nếu bị đứt tiếng u trên sân là bạn bị bắt, bạn nào bị đập coi như bị chết, nếu đập được bạn nhưng bị các bạn khác giữ lại đến tắt hơi cũng là chết.
	+ Các thành viên của hai đội chơi nếu bị bắt thì chơi luân phiên nhau, nếu không bị bắt thì thành viên tiếp theo của đội đó chơi tiếp. trò chơi tiếp tục đến khi có đội chi bị chết hết.
	c. Luật chơi: 
	- Số người chơi của hai đội phải bằng nhau.
	- Nếu người chơi qua sân bị bắt mà chưa đứt tiếng u thì cố gắng chạy trở lại qua vạch giới hạn.
	- Bạn bị đập phải sẽ bị bắt giam đứng ở phía bên vạch giới hạn của đối phương chờ người đến cứu. Người bị bắt giam phải đứng ở sau lưng đối phương và cố gắng chìa tay ra để bạn cứu.
d. Tổ chức cho học sinh chơi
- Chia lớp thành nhiều nhóm chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi.
3. Củng cố:
- HS hát một bài tập thể.
- GV nhắc lại nội dung tiết học và nhận xét giờ học.
Tuần 9	Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2015
H§TT 1
CHỦ ĐIỂM: BIẾT ƠN THẦY CÔ
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
GDHS tinh thần nhớ ơn thầy cô 
Hiểu công lao to lớn của người Thầy và nghĩa vụ đáp lại của HS.
Kính trọng biết ơn Thầy Cô. Phát huy truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc.
II. Chuẩn bị : 
1/ Phương tiện : Một số câu hỏi :
Thảo luận ý kiến chung về tầm quan trọng của việc “ biết ơn thầy cô” 
GVCN góp ý 
Những tư liệu sưu tầm được ( sách ,báo , câu chuyện ,các tư liệu lịch sử ,tranh ảnh .) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam .
Chuẩn bị các câu hỏi:
Thế nào là biết ơn thầy cô ?
Tại sao phải biết ơn thầy cô ?
Lợi ích của biết ơn thầy cô ?
2/ Tổ chức :
Thảo luận 
Đăng ký thi đua theo gợi ý của GV 
III. Các hoạt động :
1/Hát tập thể bài : Em yêu trường em
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do : Sắp đến ngày 20/11 ,ngày NGVN , chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tinh thần biết ơn thầy cô .Vì sao phải biết ơn thầy cô .Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung này
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa truyền thống biết ơn thầy cô
GV viết 3 câu hỏi lên bảng để HS thảo luận .
Các tổ thảo luận.
Thư ký ghi chép ý kiến .
Đại diện tổ lên trình bày ý kiến trước lớp.
GV nhận xét giảng giải cho HS hiểu thêm .
*Hoạt động 2 : Sinh hoạt văn nghệ 
HS xung phong hát , đọc thơ , ca dao tục ngữ, truyện theo chủ đề : Biết ơn thầy cô mà các em đã sưu tầm được.
Cả lớp hát bài : Bông hồng tặng cô 
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét buổi sinh hoạt 
GV dặn dò : Chuẩn bị bài : Bạn biết gì về công ơn của Thầy Cô .

File đính kèm:

  • dochoat_dong_TT_1_tuan_49.doc
Giáo án liên quan