Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

· Khái niệm bản sắc văn hóa: Là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết lại với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa hay cũng gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc.

· Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có bản sắc văn hóa riêng. Đó là những nét đặc thù trong lễ hội, tập quán, trong hương ước làng xã, trong nếp sống mới ở từng khu phố,

1. Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc

· Phong tục, tập quán là những tục lệ, thói quen đã thành nếp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận, tuân theo.

· Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán tốt cần được duy trì và phát huy. Song cũng có những phong tục, tập quán đã bị lạc hậu so với tiến bộ của xã hội, cần phải bị phê phán và loại bỏ.

 

doc70 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tranh phòng chống các tệ nạn xã hội,tích cực lên án,đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh
Biết cách từ chối, biết tự vệ khi bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội,biết vận động bạn bè,người thân đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và thu nhận thông tin về các tệ nạn xã hội có ảnh hương xấu đến đạo đức,lối sống
Các quyền được bảo vệ của thanh niên học sinh tránh bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội
Đi sâu tìm hiểu các tệ nạn mà thanh niên có nhiều nguy cơ mắc phải,đặc biệt là mại dâm,ma túy
Cung cấp những thông tin cần thiết để học sinh hiểu rõ tác hại của các tệ nạn xã hội:
Con đường lây nhiễm HIV/AIDS, căn bệnh chết người và các lọai bệnh lây qua tiêm chích, quan hệ tình dục bừa bãi
Hủy hoại sức khỏe: suy nhược cơ thể, có thểchết người,đặc biệt vị thành niên không thể phát triển bình thường
Suy thoái đạo đức,lối sống,thuần phong mĩ tục của người Việt Nam
Hủy hoại kinh tế cá nhân và gia đình
Mất đi tình cảm gia đình,bạn bè, người thân
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Chuẩn bị tài liệu cung cấp cho học sinh bằng các liên hệ với các tổ chức: Đòan thanh niên, Ủûy ban dân số,gia đình và trẻ em, trung tâm y tế để có tài liệu.Xác định nội dung cần thảo luận và chuẩ bị các kiến thức trọng tâm cho học sinh thảo luận. 
Sọan một số tình huống để các em tập xử lí nhằm khắc sâu các hiểu biết: mại dâm,ma túy là tệ nạn xã hội rất nguy hiểm
Gợi ý cho học sinh khẳng định vai trò của ĐOÀN THANH NIÊN, trách nhiệm của bạn bè với nhau và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội
Hội ý với cán bộ lớp và cán bộ Đoàn dể phân công chuẩn bị các nội dung:
Quan niệm của các em nam(nữ) về mại dâm, ma túy
Các em nữ: Cách cư xử với bạn nam khi bạn đó có biểu hiện nghiện ma túy
Các em nam: Cách cư xử khi bạn nữ có biểu hiện nghiện ma túy hoặc gặp tình huống có nguy cơ bị lạm dụng tình dục
Có thể chuẩn bị cho học sinh diễn tiểu phẩm về cảnh người nghiện ma túy với các biểu hiện đặc trưng để các em hiểu rõ
Học sinh:
Phân công các tổ chuẩn bị các nội dung hoạt động
Chuẩn bị một số câu hỏi tình huống và đáp án cho buổi tọa đàm
Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của đội bạn
Chuẩn bị các thắc mắc (nếu có) để nêu ra cho các bạn và thầy cô giải đáp
TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG
Thời gian
Chuẩn bị của MC
Hoạt động
Nội dung
Nêu mục đích yêu cầu của cuộc thi .
Giới thiệu thành viên tham gia và thể lệ cuộc thi
Nêu vấn đề: Ma túy và mại dâm là 2 tệ nạn xã hội ngày càng thâm nhập vào mọi đối tượng đặc biệt là học sinh. Để đẩy lùi tệ nạn này mỗi người, mỗi thành viên chúng ta phải tích cực vận động,tuyên truyền phòng chống ngăn chặn các tệ nạn trên không cho thâm nhâp vào chính bản thân mình bạn bè và người thân.
Khởi động:
Trình bày tiểu phẩm
Một bạn trong lớp (nam) nghiện ma túy, bỏ bê học hành. Các bạn cùng lớp khuyên nhũ động viên, giúp bạn từ giã ma túy.
Chuẩn bị một số câu hỏi,cho điểm mỗi câu đúng 10đ,sai 0đ
Tổng kết điểm,khen thưởng đội về nhất
Họat động 1.
Thi hái hoa dân chủ.
Lớp chia làm 4 nhóm, cử đại diện lên trả lời câu hỏi.
Hướng cho các bạn thảo luận các yêu cầu:
Nguyên nhân
Hậu quả
Cách phòng chống
Mời 4 bạn của mỗi đội lên vẽ 1 bức tranh thể hiện một số vấn đề liên quan đến ma túy
Họat động 2: Cho xem 1 đọan phim minh họa.
Họat động 3: 
Vẽ tranh
Thuyết trình tranh vẽ
Qua đọan phim cho lớp thảo luận và đi đến kết luận
Bạn sẽ làm gì nếu trong lớp có bạn nghiện ma túy hay bị xâm phạm tình dục ?
Có người nghiện nói: “Việc hút hít là việc riêng của tôi, các bạn không được xen vào chuyện của người khác”. Bạn suy nghĩ như thế nào về câu nói đó ?ù
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Giáo viên tổng kết đánh giá những hiểu biết của học sinh về phòng chống các tệ nạn xã hội. Nhấn mạnh tác hại của ma túy, mại dâm.
Mỗi em viết một bản thu họach.
 KỶ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22 - 12
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc phòng tòan dân vì nó gắn với ngày thành lập QĐNDVN. Từ đó thấy được trách nhiệm của thanh niên trong việc phát huy truyền thống vẻ vang của cha anh.
Có hành động tích cực học tập, rèn luyện, xứng đáng với truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc phòng tòan dân bằng các hình thức:
Thông qua tài liệu tìm hiểu về những tấm gương anh hùng liệt sĩ.
Thi hát, Đọc thơ ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi quân đội Việt Nam anh hùng, Ca ngợi truyền thống của địa phương
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Mời PH (nếu có) đã từng tham gia bộ đội, thanh niên xung phong nói chuyện với lớp
Nếu ở lớp có học sinh là con cháu bộ đội, thanh niên xung phong thì giao cho các em đó chuẩn bị phát biểu về ông cha mình
Học sinh:
Chuẩn bị một số bài hát, thơ về bộ đội, thanh niên xung phong Chuẩn bị các câu hỏi trao đổi với người đến nói chuyện.
TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG
Thời gian
Chuẩn bị của MC
Hoạt động
Nội dung
Nêu mục đích của lễ kỉ niệm
Ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân
Mời PH là bộ đội, thanh niên xung phong kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ về ngày 22-12 (nếu có)
Hay học sinh là con cháu bộ đội phát biểu.
Chia lớp làm 4 nhóm cử đại diện lên trình bày
Nêu một số gợi ý
Khởi động
 Tập thể trình bày 1,2 tiết mục văn nghệ
Hoạt động 1:
Kể chuyện của phu huynh
Hoạt động 2:
Thi hát, Đọc thơ
Hoạt động 3:
Cho lớp viết bài thu hoạch
Có thể hát tập thể hay cử 1,2 bạn hát những bài hát theo đúng chủ đề.
Tập thể lớp trao đổi với người nói chuyện.
Cảm nghĩ của Bác, Chú như thế nào khi được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương, đất nước?
Viết về truyền thống anh hùng của quân dân cả nước nói chung và địa phương nói riêng
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, Khen thưởng đội về nhất.
Dựa vào bài thu họach của học sinh giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
 BÁO CÁO THU HOẠCH VỀ TÌM HIỂU HỌAT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Học sinh hiểu được nội dung hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương và những việc cần phải làm để bảo vệ môi trường.
Có thái độ tôn trọng sự trong sạch của môi trường và tích cực bảo vệ bằng những hành động thiết thực.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các nội dung cụ thể của bảo vệ môi trường:
Bảo vệ nguồn nước sạch.
Bảo vệ môi trường xanh , sạch, đẹp.
Bảo vệ không khí không bị ô nhiễm.	
Bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
Tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm, bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Những hoạt động cụ thể : không xả rác bừa bãi, không tham gia phá hoại môi trường.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên
Thông báo cho học sinh những nội dung cần tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường như đã nêu
Qui định hình thức, thời gian báo cáo( trình bày trước tập thể không quá 5 phút)
Phát động phong trào vẽ tranh biếm họa.
Học sinh
Chuẩn bị báo cáo ở nhà, có thể sưu tầm tranh để minh họa.
Vẽ một số tranh biếm họa như: xả rác bừa bãi, phá hoại cây cối, săn bắn chim thú.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Tg
Chuẩn bị của MC
Hoạt động
Nội dung
Giới thiệu mục đích, yêu cầu của buổi trình bày
Mời đại diện mỗi tổ lên báo cáo vấn đề được phân công.
Nêu 1 số câu hỏi gợi y.ù
Mời 1 bạn của mỗi tổ lên vẽ tranh.
Nếu không đủ thời gian thì tiếp tục tranh luận.
Khởi động: Trình bày tiểu phẩm.
Hoạt động 1: Báo cáo thu họach.
Hoạt động 2: Học sinh tranh luận.
Hoạt động 3: Vẽ tranh biếm họa.
Việc giữ vệ sinh nơi công cộng (công viên)
Các vấn đề đã nêu ở trên.
Nếu địa phương tổ chức đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường bạn có tham gia không ? Tại sao?
Một số hành vi sai trái trong bảo vệ môi trường: xả rác, phá hoại cây xanh, săn bắn thú 
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Giáo viên khẳng định lại: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Nêu những tấm gương bảo vệ môi trường và trách nhiệm cụ thể của học sinh.
Đánh giá kết quả họat động và sự tiếp thu của học sinh thông qua quá trình hoạt động.
THÁNG 1
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Giúp học sinh hiểu các em có quyền được thu nhận những thông tin và nâng cao hiểu biết về giá trị của các di sản văn hoá, về truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nước.
Giúp các em phân tích và đánh giá về giá trị các di sản văn hoá và truyền thống văn hoá.
Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng và quan tâm tới việc bảo vệ các di sản văn hoá của địa phương, của đất nước.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Quan niệm về di sản văn hoá: Hiểu khái niệm về di sản văn hoá và một số điều luật có liên quan.
Giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuật...của các di sản văn hoá: Phản ánh trình độ của đất nước, bản sắc và chế độ chính trị trong mỗi giai đoạn.
Quyền trẻ em được thừa hưởng các di sản văn hoá: Được thể hiện ở điều thứ 13, 30 và 31 trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Tìm hiểu một số thông tin về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương, của đất nước.
Đọc và tìm hiểu điều 30, 31 (trang 141, 142 – SGV) về quyền trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc.
Gợi ý và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu về chủ đề qua các phương tiện truyền thông.
Xây dựng một số câu hỏi thảo luận.
Học sinh:
Từng tổ phân công nhau tìm hiểu, lựa chọn và sắp xếp thông tin về các di sản văn hoá và một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Mỗi tổ cử một đại diện trình bày ý kiến của mình.
Ban cán sự phân công học sinh trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Thời gian
Hoạt động của MC
Hoạt động 
Nội dung
F Chuẩn bị một tờ giấy cỡ lớn (giấy lịch) theo mẫu:
1. (dán giấy che chữ lại)
2 .................................
3 .................................
4 .................................
5 .................................
Đền thờ Bác:
Chín chữ cái, một di tích lịch sử thuộc tinh Hậu Giang.
Gợi chúng ta nhớ về Người Cha già dân tộc.(Gợi ý)
Con số may mắn: 2 điểm
Bến Ninh Kiều:
Mười một chữ cái, niềm tự hào của người dân Cần Thơ.
Bạn có thể nhìn thấy tượng đài Bác Hồ, đi du thuyền, hay ngồi hóng mát cạnh bờ sông.(Gợi ý)
Ca cổ:
Bốn chữ cái, một loại hình nghệ thuật miền Tây Nam Bộ.
Lệ Thuỷ là một nghệ sĩ thành công ở lĩnh vực này. (Gợi ý)
MC: Với bến Ninh Kiều, Đền Thờ Bác, và câu giọng cổ cải lương rất Nam Bộ này là một trong số vô vàn di sản văn hoá của Việt Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng. Buổi thảo luận hôm nay với chủ đề “Tìm hiểu di sản văn hoá” giúp các bạn hiểu sâu hơn về di sản văn hoá và biết rõ hơn về quyền của HS đối với những di sản này.
Yêu cầu cá nhân trả lời.
Nếu chưa đủ ý, MC yêu cầu đại diện tổ trả lời.
Yêu cầu cá nhân trả lời.
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời (đã được phân công trước).
Chia lớp thành hai nhóm chơi.
Di sản thường được hiểu là tài sản do quá khứ để lại. Đó chính là những địa danh văn hoá và thiên nhiên, những đồ vật cổ, những nơi diễn ra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hay một di tích lịch sử có giá trị về mặt vật chất, tinh thần.
Bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
Chơi trò chơi “Con số may mắn”.
Nếu HS chọn được con số may mắn, nhóm của HS đó sẽ hiển nhiên có 2 điểm.
Nếu học sinh chọn con số thông thường (không may mắn), HS phải trả lời câu hỏi.Nếu đúng mà không cần gợi ý sẽ được 2 điểm.Nếu cần gợi ý và trả lời đúng sẽ được 1 điểm.
Thảo luận.
Khái niệm về di sản văn hoá:
Hãy nêu tên những di sản văn hoá mà bạn biết.
Có thể phân chia di sản văn hoá thành mấy loại? 
Bạn hãy cho ví dụ về hai loại di sản văn hoá này.
Bạn đã tìm hiểu được di sản văn hoá nào chưa? Hãy mô tả lại cho cả lớp cùng nghe.
Theo bạn, di sản văn hoá mà bạn A vừa kể là một di sản văn hoá vật thể hay phi vật thể ? Tại sao ?
Bạn hãy cho biết quyền trẻ em đối với các di sản văn hoá.
Trách nhiệm của học sinh phải làm gì để bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá và truyền thống văn hoá của địa phương ?
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Kết luận những luận điểm cơ bản (GVCN).
Chuẩn bị tiết 2: Hội thi diễân thời trang.
HỘI THI THỜI TRANG
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp lành mạnh của những trang phục truyền thống của dân tộc gắn với tuổi vị thành niên.
Giáo dục học sinh biết cách lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp với bản thân, biết cách phê phán và từ chối những kiểu trang phục khêu gợi, không phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Trình diễn các kiểu trang phục mùa đông, mùa xuân (nếu có).
Giao lưu giữ các tổ bằng hình thức trả lời câu hỏi.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Ban chấp hành Đoàn trường có thể phát động hội thi thời trang diễn ra ở từng lớp hoặêc khối lớp, đưa ra những yêu cầu cụ thể và gợi ý một số hình thức tiến hành để học sinh tự quyết định lựa chọn những hình thức hoạt động phù hợp với lớp.
Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để các em tổ chức hội thi theo đúng yêu cầu của đoàn trường.
Học sinh:
Cán bộ lớp giao nhiệm vụ cho mỗi tổ thiết kế 2 kiểu trang phục trên chất liệu giấy màu bìa. 
Cùng nhau chuẩn bị câu hỏi để giao lưu.
Chọn đội ngũ ban giám khảo và đề ra tiêu chuẩn chấm thi.
Chuẩn bị một vài bài hát, nhạc nền, tạo không khí sôi nổi, vui vẻ cho hội thi.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Thời gian
Hoạt động của MC
Hoạt động 
Nội dung
Giới thiệu lý do và nội dung buổi biểu diễn.
Giới thiệu ban giám khảo và tiêu chuẩn chấm điểm.
Đọc lời giới thiệu do từng tổ gởi lên (hoặc để MC của từng tổ tự giới thiệu).
Giao lưu với khán giả:(trong thời gian đợi ban giám khảo cho điểm).
Bạn thích trang phục nào trong số những trang phục mà lớp vừa trình diễn ? Vì sao ? 
Hãy phân tích rõ lí do.
Trong số những kiểu trang phục này, theo bạn, kiểu nào là phù hợp với tuổi vị thành niên chúng ta? Hãy nêu quan điểm của bạn.
Công bố điểm thi.
(4 câu hỏi sau được ghi vào giấy, có thể để vào bong bóng trang trí lớp):
Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về trang phục áo dài nữ sinh?
Kiểu trang phục khêu gợi thường được thể hiện như thế nào?(chất liệu vải, kiểu may, màu sắc...).Theo bạn, học sinh chúng ta có nên sử dụng những trang phục đó không? Vì sao?
Có người cho rằng: “Thời buổi bây giờ tội gì mà không tận hưởng, mặc đủ hết những kiểu trang phục khác nhau, như thế mới chứng tỏ là biết ăn chơi”. Bạn hãy cho biết ý kiến của mình ?
Trang phục đẹp và lành mạnh là thể hiện sự hiểu biết về cách ăn mặc. Vậy theo bạn, thế nào là trang phục đẹp ? 
Một số học sinh trả lời.
Mỗi tổ cử đại diện bốc thăm câu hỏi (4 tổ).
Nếu tổ khác chưa đồng ý với ý kiến của tổ bạn, có thể bổ sung.
Mỗi tổ với 2 kiểu trang phục lần lượt trình diễn trước lớp.
Vừa trình diễn vừa giới thiệu về trang phục của từng tổ (về chất liệu, những tiện lợi và ưu điểm của trang phục này,...).
Ban giám khảo công bố điểm.
Giao lưu giữa các tổ dự thi.
Trình diễn các kiểu trang phục một lần nữa trước khi kết thúc hội thi.
Kết thúc hội thi.
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Lớp trưởng nhận xét các kiểu trang phục dự thi và kết luận học sinh có quyền được thể hiện những nét văn hoá của dân tộc bằng những ý tưởng của mình và mọi thành viên trong lớp đều có quyền được tham gia vào những hoạt động đó. 
Yêu cầu một số học sinh phát biểu cảm tưởng.
 TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Hiểu được những đặc điểm, những truyền thống văn hóa của địa phương của đất nước; hiểu về quyền được thu nhận những thông tin về truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước.
Tự hào, trân trọng những truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc mình; không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó.
Biết giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa đó.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Những nét bản sắc văn hóa của địa phương
 Khái niệm bản sắc văn hóa: Là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết lại với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa hay cũng gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc.
 Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có bản sắc văn hóa riêng. Đó là những nét đặc thù trong lễ hội, tập quán, trong hương ước làng xã, trong nếp sống mới ở từng khu phố, 
Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc
Phong tục, tập quán là những tục lệ, thói quen đã thành nếp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận, tuân theo.
Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán tốt cần được duy trì và phát huy. Song cũng có những phong tục, tập quán đã bị lạc hậu so với tiến bộ của xã hội, cần phải bị phê phán và loại bỏ.
Dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục hay và mang đậm bản sắc của người phương Đông.
Một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
Điều 30, 31 và Điều 13 (trang 142, 142 SGV).
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên
Gợi ý nơi tìm tư liệu (Thư viện trường,).
Trao đổi với đội ngũ BCS và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em trong công việc chuẩn bị.
Học sinh
Ban cán sự lớp bàn bạc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị (cái gì, như thế nào, ai là người phụ trách từng phần việc).
Mỗi tổ hình thành một đội thi từ 2 –3 người.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ gắn với nét văn hóa của địa phương mình.
Mỗi tổ tự phân công học sinh tìm hiểu về một nét truyền thống văn hóa nào đó của địa phương (ghi nhận lại dưới hình thức là một bài thu

File đính kèm:

  • docGDNG LL.doc