Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 (Cả năm)

 a-Nội dung:

- Những truyền thống của lớp của trường.

- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy truyền thống đó.

- Kế hoạch của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường.

- Văn nghệ: Ca ngợi trường lớp

3. Chuẩn bị:

a- Về phương tiện hoạt động:

Câu hỏi thảo luận

Câu1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường

Câu 2: Do đâu có được các truyền trống đó

Câu3: Nêu các truyền thống của lớp

Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng các truyền thống của lớp

b- Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho HS chuẩn bị về ND, kế hoạch

4. Tiến hành hoạt động:

* Thảo luận về truyền thống của trường, lớp

* Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, trường

* Văn nghệ : Văn nghệ tổ lớp hát ( Bài hát tập q định)

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 (Cả năm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 8: 
Tuần 1: Bầu cán bộ lớp.
1/ Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Có khả năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung:
- Báo cáo tổng kết của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp.
Hình thức
- Nghe chỉ tiêu để bầu - Lớp thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết
3/ Chuẩn bị
Phương tiện.
- Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học vừa qua.
- Lấy biểu quyết bầu.
- Xen kẽ vài tiết mục văn nghệ.
Về tổ chức.
Giáo viên chủ nhiệm cùng với cán bộ lớp năm cũ xây dựng bản báo cáo kết quả hoạt động của năm trước
- Dự kiến cán bộ lớp – Với tiêu chuẩn cần có, thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công người đọc bản báo cáo kết quả hoạt động năm cũ: Lớp trưởng
- Bầu chủ toạ và thư ký.
- Phân công bộ phận trang trí lớp.
4. Tiến hành hoạt động
* Lớp trưởng báo cáo tổng kết hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua.
* Cả lớp thảo luận góp ý kiến.
* Chủ tọa tổng kết ý kiến.
* Bầu cán bộ lớp mới: Lớp trưởng, Lớp phó, Tổ trưởng, Tổ phó
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ.
5. Kết thúc hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm căn dặn cán bộ lớp một lần nữa.
Nhắc nhở lớp giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ lớp làm tốt công việc được giao.
Tháng 9: Chủ điểm: Truyền thống Nhà trường
Tuần 1: 	Tôi là học sinh lớp 8
1. Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh
Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8
* Tự giác, quyết tâm cao trong học tập
* Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a- Nội dung
- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b- Hình thức
Trao đổi, thảo luận
3. Chuẩn bị
a- Phương tiện: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi thảo luận
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8.
“Vị trí, vai trò và trách nhiệm của Học sinh lớp 8”
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm gì ở năm học này? Vì sao?
Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan? Khách quan?)
Cho học sinh ghi lại những kết quả thảo luận trên vào giấy
b- Về tổ chức: 
- Giáo viên chủ nhiệm họp cán bộ phân công chuẩn bị công việc.
4. Tiến hành hoạt động
* Khởi động
- Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học.
- Lớp trưởng làm chủ toạ đọc câu hỏi 1 và 2.
- Học sinh trao đổi theo tổ - Đại diện trình bày.
Lớp góp ý, bổ sung à thống nhất về vị trí, nhiệm vụ.
* Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học
* Văn nghệ: Lớp phó văn nghệ giới thiệu các tiết mục VN chuẩn bị của mỗi tổ lên biểu diễn ( bài hát quy định )
5. Kết thúc hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tuần 2: 	 Phát huy truyền thống của lớp 
của trường
1.Yêu cầu : Giúp học sinh
 	- Hiểu truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
- Biết trân trọng những truyền thống đó. Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu cá nhân của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
 a-Nội dung:
- Những truyền thống của lớp của trường.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy truyền thống đó.
- Kế hoạch của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường.
- Văn nghệ: Ca ngợi trường lớp
3. Chuẩn bị:
a- Về phương tiện hoạt động: 
Câu hỏi thảo luận
Câu1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường
Câu 2: Do đâu có được các truyền trống đó
Câu3: Nêu các truyền thống của lớp
Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng các truyền thống của lớp
b- Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho HS chuẩn bị về ND, kế hoạch
4. Tiến hành hoạt động:
* Thảo luận về truyền thống của trường, lớp
* Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, trường
* Văn nghệ : Văn nghệ tổ lớp hát ( Bài hát tập q định)
5- Kết thúc hoạt động :
Giáo viên nhắc nhở học sinh phát huy truyền thống của lớp, trường phấn đấu rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, giúp ích vào việc xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn
Chủ điểm tháng 10 : Chăm ngoan học giỏi
 Tuần 1: Làm thế nào để học tốt
1- Yêu cầu : Giúp HS
 Hiểu ý nghĩa lời Bác Hồ dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động.
a- Nội dung:
* Nội dung và ý nghĩa của việc “ Học tập tốt”
* Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
* Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
b- Hình thức hoạt động
Trao đổi thảo luận chủ đề: “ Làm thế nào để học tập tốt”
3/ Chuẩn bị:
a- Phương tiện hoạt động.
Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tốt của cá nhân chuẩn bị.
Phấn, Bảng minh hoạ.
b- Về tổ chức:
GVCN: Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức hoạt động theo chủ đề trên. Giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia.
4/ Tiến hành hoạt động:
* Trao đổi thảo luận:
Chủ đề: “ Làm thế nào để học tập tốt “
Yêu cầu mỗi học sinh phát biểu ý kiến: Trao đổi tranh luận.
* Văn nghệ: Đơn ca, Song ca, Ngâm thơ.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét chung buổi sinh hoạt chủ đề: “ Làm thế nào để học tập tốt “
- Động viên các em thực hiện tốt kinh nghiệm và phương pháp học tập mà các em đã thảo luận - Nâng cao chất lượng học tập đạt kết quả cao trong học tập.
Tuần 2 	“Hát về mái trường và quê hương”
I/ Yêu cầu giáo dục
* Giúp học sinh: Phát triển tiềm năng văn nghệ, biết thêm các bài hát về tuổi học trò, về mái trường thân yêu và quê hương đất nước phát động phong trào văn nghệ của lớp, có tình cảm với trường lớp, quê hương càng yêu cuộc sống hồn nhiên tuổi học trò.
Lạc quan, tự tin trong học tập và rèn luyện.
II/ Nội dung, hình thức hoạt động
a) Nội dung
Các bài hát, bài thơ về nhà trường, về quê hương về tuổi học trò.
b) Hình thức hoạt động
Thi hát về chủ đề “Mái trường và quê hương”
III/ Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện: Sưu tầm, lựa chọn các bài hát, bài thơ, điệu múa
b) Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức thi, động viên các cá nhânđăng ký các tiết mục tham gia dự thi.
IV/ Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
b) Cuộc thi
- Ban giám khảo công bố thể lệ thi và cách thức chấm điểm.
- Ban giám khảo cho điểm và ghi lên bảng 
V/ Kết thúc hoạt động 
1) Học sinh tự đánh giá xếp loại. 
Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi” em thu hoạch được những gì để có phương hướng học tập - rèn luyện tốt hơn.
Câu 2: Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
Tốt		Trung bình 
Khá 	Yếu 
2) Tổ đánh giá xếp loại
Tốt		Trung bình 
Khá		 Yếu 
Chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”
Chủ đề: hát mừng thành phố anh hùng
I) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh
- Phát triển tiềm năng văn nghệ biết thêm nhiều về bài hát ca ngợi thành phố anh hùng
- Mừng thành phố kỷ niệm 200 năm đô thị tỉnh ly-10 năm thành lập thành phố Thanh Hoá.
- Những bài hát về tuổi học trò, về quê hương tổ quốc, kích thích phong trào của lớp đặc biệt là những bài hát về thầy cô giáo chào mừng 20/11.
- Từ đó xây dựng tình yêu thương thành phố tươi đẹp của mình, lạc quan tự tin trong học tập - góp phần xây dựng quê hương, thành phố mình ngày một tươi đẹp hơn.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động 
a) Nội dung
Các bài hát, bài tổ về tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ về thầy cô giáo, về mái trường thân yêu.
b) Hình thức hoạt động
- Thi hát theo chủ đề “Hát mừng thành phố anh hùng”
III/ Chuẩn bị hoạt động
a) Phương tiện hoạt động 
- Sưu tầm lựa chọn các bài hat, bài thơ, điệu múa, kể chuyện, tấu theo chủ đề trên.
- Một số nhạc cụ (như đàn, sáo)
- Hoa và tặng phẩm.
b) Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức thi động viên các cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia dự thi.
- Cử ban giám khảo.
- Cử người dẫn chương trình.
- Cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục và có kế hoạch tập luyện.
- Cử nhóm trang tríd và chuẩn bị tặng phẩm.
- Dự kiến mời đại biểu.
IV/ Tiến hành hoạt động 
a) Cuộc thi
Ban giám khảo công bố thể lệ thi và cách điểm (thanh điểm 10)
Người dẫn chương trình giới thiệu các bạn có tiết mục lên trình diến.
- Ban giám khảo cho điểm và ghi lên bảng.
- Công bố kết quả, trao thưởng và tặng hoa cho cá nhân và nhóm đạt từ nhất -ba.
IV/ Kết thúc hoạt động 
* Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của cá nhân, tổ chức và cô giáo chủ nhiệm lớp theo bốn loại: Tốt-khá-trung bình-yếu.
*) Học sinh tự đánh giá xếp loại: Trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Qua cuộc thi “Hát về thành phố anh hùng” em thu hoạch được những gì để có phương hướng học tập tốt hơn (viết ngắn gọn).
Câu 2: Tham gia hoạt động chủ đề trên bản thân em đạt ở mức độ nào?
Chủ điểm tháng 12	Tiếp bước cha anh
Chủ đề: Giao lưu với cựu chiến binh
I) Yêu cầu giáo dục: Giao lưu với cựu chiến binh nhằm giáo dục học sinh 
- Hiểu sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội cụ Hồ.
- Tự hào yêu quý và biết ơn bộ đội cụ Hồ: “Kính trọng và biết ơn các cựu chiến binh”.
- Biết noi gương bộ đội cụ Hồ, đoàn kết giúp đỡ nhau học tập tốt, ừen luyện tốt, quyết tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
II/ Nội dung và hình thức
a) Nội dung
- Những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời người lính.
- Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang.
b) Hình thức hoạt động
- Giao lưu kể chuyện.
- Thảo luận.
- Văn nghệ.
III/ Chuẩn bị
a) Phương tiện
- Câu hỏi 
- Bài hát
- Tặng phẩm để tặng cựu chiến binh 
b) Tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm nhờ chi hội phụ huynh mời một vài bác cựu chiến binh của địa phương để kể cho học sinh nghe những kỷ niệm.
- Hướng cho học sinh sưu tầm các câu chuyện về gương chiến đấu của bộ đội cụ Hồ.
- Phong cách người điều khiển - trang trí lớp.
IV/ Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
b) Giao lưu với các cựu chiến binh
c) Liên hoan văn nghệ về bộ đội cụ Hồ.
- Đánh giá buổi giao lưu.
- Nhận xét ưu, nhược điểm để rút kinh nghiệm.
Chủ điểm tháng 1	“Mừng đảng, mừng xuân”
Thi tìm hiểu về đảng
I/ yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng 3/2.
- Tuyên truyền cho học sinh về truyền thống 75 năm thành lập Đảng cộng sản việt nam.
- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn Đảng lãnh đạo.
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn Đảng.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
a) Nội dung
- Lịch sử ngày thành lập đảng 3/2/30.
- các sự kiện lịch sử của Đảng.
- Các bài thơ, bài hát về Đảng.
b) Hình thức
Thi tìm hiểu theo tổ
III/ Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện hoạt động 
Các tư liệu, tranh ảnh, câu hỏi
b) Về tổ chức
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
- Nhiệm vụ của học sinh
IV/ Tiến hành hoạt động
a- Khởi động
b- Cuộc thi
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố.
- Ban giám khảo công bố điểm 
- Văn nghệ xen kẻ
- Công bố kết quả cuộc thi
- Trao phần thưởng cho cá nhân và tập thể đạt giải
V/ Kết thúc hoạt động
Đánh giá nhận xét ưu khuyết điểm, rút kinh nghiệm.
Chủ điểm tháng 2	“Mừng đảng, mừng xuân”
Biểu diện văn nghệ mừng đảng mừng xuân
Mục tiêu 
Phát huy tềm năng văn nghệ của lớp , biết nhiều bài hát ca ngợi Đảng , ca ngợi quê hương đất nước , và ( màu xanh) mùa xuân của dân tộc . Càng tin yêu đảng , yêu quê hương đất nước 
Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ , tự tin , lạc quan , yêu cuộc sống 
Nội dung và hình thức 
Nội dung: Các bài hát , bài thơ điệu múa  ca ngợi đngr , ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân 
Hình thức : Các cá nhân , nhóm tổ biểu diện các tiết mục đã học , đăng kí và chọn lọc 
Chuẩn bị : 
Phương tiện : lựa chọn bài thơ , bài hát  liên quan đến chủ đề 
- Các tiểu phẩm tự biểu diễn
- Trang phục , trang trí , đàn nhạc cụ 
Nội dung tổ chức : GVCN nêu nội dung, hình thức
Yêu cầu các tổ , nhóm , đội văn nghệ lập kế hoạch chuẩn bị , thành lập ban tổ chức , xây dựng chương trình biểu diễn , mời đại biểu 
Tiến hành hoạt động 
Khởi động : hát tập thể , tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu 
Giới thiệu chương trình biểu diễn 
Biểu diễn văn nghệ 
Giới thiệu đại biểu , giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm , tổ lên trình bày các tiết mục đã đăng kí 
Cá nhân hoặc nhóm lên trình diễn ( thể hiện phong cách tự tin , trang phục đẹp )
Sau mỗi tiết mục cả lớp tặng hoa cả lớp cổ vũ , động viên 
Kết thúc hoạt động 
- Bế mạc cuộc thi , rút kinh nghiệm 
- Chuẩn bị hoạt động tới , ý kiến phát biểu cảm tưởng của cá nhân 
Chủ điểm tháng3 	“Tiến bước lên Đoàn ”
 I Mục tiêu 
- Cho hs tìm hiểu về lịch sử của đoàn , các thời kì phát triển của đoàn 
Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp , biết nhiều bài hát về Đoàn 
Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ , tự tin , lạc quan , yêu cuộc sống 
II Nội dung và hình thức 
Nội dung: Các câu hỏi về tìm hiều lịch sử của đoàn 
Các bài hát về đoàn , ca ngợi về sức mạnh của đoàn 
 Hình thức : Các cá nhân , nhóm tổ , trả lời các câu hỏi về đoàn , biểu diễn các tiết mục đã học , đăng kí và chọn lọc 
III Chuẩn bị : 
Phương tiện : 
- Tìm hiểu về lịch sử đoàn 
- lựa chọn bài thơ , bài hát liên quan đến chủ đề 
- Các tiểu phẩm tự biểu diễn
- Trang phục , trang trí , đàn nhạc cụ 
Nội dung tổ chức : GVCN nêu nội dung, hình thức
Yêu cầu các tổ , nhóm , đội văn nghệ lập kế hoạch chuẩn bị , thành lập ban tổ chức , xây dựng chương trình biểu diễn , mời đại biểu 
Tiến hành hoạt động 
a) Khởi động : hát tập thể , tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu 
Giới thiệu chương trình biểu diễn 
b) Trả lời các câu hỏi tìm hiểu về lịch sử đoàn 
- đại diện từng nhóm lên trả lời 
Biểu diễn văn nghệ 
Giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm , tổ lên trình bày các tiết mục đã đăng kí 
Cá nhân hoặc nhóm lên trình diễn ( thể hiện phong cách tự tin , trang phục đẹp )
Sau mỗi tiết mục cả lớp tặng hoa cả lớp cổ vũ , động viên 
V Kết thúc hoạt động 
- Bế mạc cuộc thi , rút kinh nghiệm 
- Chuẩn bị hoạt động tới , ý kiến phát biểu cảm tưởng của cá nhân 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12743471.doc
Giáo án liên quan