Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Phạm Ngọc Anh

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được khái niệm đất nước, cộng đồng; hiểu được quyền của các em được hưởng sự quan tâm chăm sóc của, cộng đồng.

- HS hiểu được trách nhiệm của em đối với đất nước và cộng đồng.

- HS biết yêu quê hương, đất nước, quí mến những người sống xung quanh mình, phục vụ mình.

- HS biết tôn trọng pháp luật và những qui định của cộng đồng. Co thái độ bất bình với những việc làm sai trái, xâm phạm đến quyền trẻ em.

- HS biết tự giác thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự công cộng, vệ sinh môi trương, luật an toàn giao thông.

- HS biết tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.

II. Các tích hợp giáo dục:

Thực hành:

 Chủ đề 2: Hành vi văn hóa học đường.

 + Trải nghiệm

III. Chuẩn bị hoạt động:

- Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng.

- Phiếu học tập.

IV. Các hoạt động dạy- học:

 

docx63 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Phạm Ngọc Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC: 2018 - 2019
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TUẦN 14: 
THAM QUAN DI TÍCH VĂN HOÁ, 
DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA QUÊ HƯƠNG 
I.mục tiêu : 
-HS biết đánh giá, nhận xét các mặt hoạt động trong tuần qua, khắc phục và đưa ra các biện pháp hạn chế một số mặt yếu.
- Giúp học sinh tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hoá của quê hương. Làm cho các em càng ngày càng yêu quê hương hơn.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 4: Lo lắng quá mức. 
+ Nhận biết
III.đồ dùng dạy học :
- Bảng nhận xét, phương hướng.
- Các địa điểm di tích lịch sử, văn hoá của quê hương; phim ảnh về quê hương.
- Bảng nhận xét của tổ trưởng, lớp trưởng.
- Các tiết mục văn nghệ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2:Nhận xét –đánh giá công tác tuần qua.
Mục tiêu:HS biết nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động tuần qua
- GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét chung về các mặt học tập, lao động của lớp.
- Đưa ra hướng khắc phục và phương hướng tuần tới.
Hoạt động 3: Tham quan, nghe kể, xem phim di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về các di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
*GV chốt lại
Hoạt động 4:Nhận biết
- HS nêu nguyên nhân dẫn đến việc lo lắng quá mức.
- HS nêu hậu quả của việc lo lắng quá mức.
- GV nhậ xét, kết luận.
Hoạt động 4 :Văn nghệ
- Cho học sinh hoạt văn nghệ ca hát về chủ đề 
- Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí. 
- Nhận xét tiết sinh hoạt.
-HS nhắc lại đề bài
-HS thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển cử cán bộ tổ 1, 2, 3, 4. lên nhận xét các mặt hoạt động trong tuần
+HS thảo luận trong tổ tự đánh giá các mặt hoạt động dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+Tổ trưởng hận xét trước lớp những ưu, khuyết điểm của tổ mình.
+ Lớp trưởng nhận xét chung và xếp loại vị thứ từng tổ.
- Học sinh lắng nghe
-HS quan sát tranh, trả lời.
- HS sinh hoạt văn nghệ ca hát các bài hát về chủ đề văn hoá địa phương. 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5D
NĂM HỌC: 2018 - 2019
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TUẦN 15: 
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIỮ GÌN TƯỢNG ĐÀI 
LIỆT SĨ TT HÒA HIỆP TRUNG
I. Mục tiêu:
- Biết giữ gìn, chăm sóc tượng đài liệt sĩ thị trấn Hòa Hiệp Trung.
- Giáo dục học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
- Biết trân trọng và giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
- Giáo dục các em lòng biết ơn, tự hào, kính trọng anh bộ đội.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 4: Lo lắng quá mức. 
 + Ứng xử
III. Đồ dùng dạy học:
- Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ ở địa phương
- Các tiết mục văn nghệ.
IV. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Kế hoạch
- Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch.
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng.
- GV nêu chủ đề
- GV Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 2: Hoạt động chăm sóc giữ gìn tượng đài liệt sĩ thị trấn Hòa Hiệp Trung
- Cho HS tham gia các hoạt động chăm sóc sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, nhà tình nghĩa.
- Hướng dẫn học sinh:
+ Tiến hành vệ sinh: nhặt cỏ, quét dọn
+ Giao lưu, kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ người địa phượng.
* Tổng kết: Những hoạt động thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn nhằm tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước
Hoạt động 3: Ứng xử
-HS tìm hiểu một số cách để hạn chế việc lo lắng quá mức.
+ Thay đổi nhận thức.
+ Thay đổi hành vi.
Hoạt động 4: Văn nghệ.
-Cho học sinh hoạt văn nghệ ca hát về chủ đề quê hương
-Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí. 
-Nhận xét tiết sinh hoạt.
-HS nhắc lại đề bài
- HS thực hiện
- HS tham gia
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS quan sát tranh, trả lời.
-HS sinh hoạt văn nghệ ca hát các bài hát về chủ đề quê hương 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TUẦN 16: 
KỈ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/12
I.Mục tiêu : 
- HS biết nhận xét các mặt hoạt động trong tuần qua và đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại.
- Cho HS biết kỉ niệm lần thứ 22 năm ngày Quốc phòng toàn dân.
- Qua đó tuyên truyền giáo dục truyền thống anh bộ đội cụ Hồ.Học sinh học tập theo gương anh bộ đội về tác phong nhanh nhẹn, tinh thần bảo vệ Tổ quốc. 
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 4: Lo lắng quá mức. 
 + Trải nghiệm
III.Đồ dùng dạy học :
- Bảng nhận xét ,phương hướng.
- Tài liệu về ngày Quốc phòng toàn dân và Quân đội nhân dân Việt Nam(22/12)
- Bảng nhận xét của tổ trưởng, lớp trưởng..
IV.Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Sinh hoạt kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
 Mục tiêu: HS biết ngày Quốc phòng toàn dân.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+Ngày 22/12 là ngày gì ?
GV chốt : Ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
+Kỉ niện ngày Quốc phòng toàn dân là ngày nào ?
+Cách đây 22 năm là ngày kỉ niện ngày Quốc phòng toàn dân.Vậy năm thành lập là năm nào ?
*GV hướng dẫn: 
+Ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân là gì ?
*GV giảng : Có ý nghĩa là toàn dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
=> GV giáo dục học sinh
 Hoạt động 3:Trải nghiệm
-Hoạt động nhóm: Từng thành viên trong nhóm kể ra tình huống làm mình lo lắng quá mức.
-GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Vui chơi ca hát theo chủ đề anh bộ đội.
- Cho học sinh hoạt ca hát theo chủ đề 
- Nhận xét tiết sinh hoạt.
-HS nhắc lại đề bài
- HS thảo luận theo cặp.
- HS xung phong trả lời.
- Ngày 22/12
- HS phát biểu
-HS phát biểu theo hiểu biết.
-HS thảo luận đưa ra ý kiến.
-HS chọn bài biểu diễn.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1&2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 17: 
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CA NGỢI BỘ ĐỘI
I.Mục tiêu : 
-HS biết.nhận xét các mặt hoạt động trong tuần qua, khắc phục và đưa ra các biện pháp hạn chế một số mặt yếu.
- Tổ chức các tiết mục văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, người có công với đất nước
- Giúp học sinh yêu quê hương, đất nước.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 5: Bị cha mẹ hiểu lầm. 
 + Quan sát
III.Đồ dùng dạy học :
-GV: - Bảng nhận xét, phương hướng.
 - Các tiết mục văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, người có công với đất nước
-HS: Bảng nhận xét của tổ trưởng, lớp trưởng.
 Các tiết mục văn nghệ.
IV. Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Kế hoạch
- GV thông báo cho các khối lớp kế koạch tổ chức hội diễn văn nghệ “Hội diễn văn nghệ ca ngợi chú bộ đội”.
- Nội dung và thể loại: Tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm có nội dung:
+ Ca ngợi công ơn anh bộ đội
+ Ca ngợi tình đồng đội
+ Ca ngợi tình bạn
+ Các bài hát về hoạt động Đội
- Thành lập Ban tổ chức hội diễn
- Các lớp xây dựng chương trình biểu diễn của lớp mình và luyện tập 
Hoạt động 2: Quan sát
-HS quan sát tranh tìm hiểu tâm trạng và cách phản ứng của một HS khi bị cha mẹ hiểu lầm.
-GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Hội diễn văn nghệ
- GV tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu
- Các tiết mục văn nghệ được trình diễn.
- Kết thúc, GV mời đại biểu lên tặng quà, hoa cho các tiết mục xuất sắc.
- Kể chuyện về gương chiến đấu của một chiến sĩ bộ đội
- HS TL
- HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
-HS quan sát tranh, trả lời.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 18: 
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hs biết được Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau.
- Biết được môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.
- Có những hành vi để bảo vệ môi trường như vệ sinh lớp học, bỏ rác vào đúng nơi quy định.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 5: Bị cha mẹ hiểu lầm. 
 + Nhận biết
III. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh ảnh về môi trường.
- Dụng vụ làm vệ sinh.
IV. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Giới thiệu
- Giới thiệu nội dung yêu cầu cần thiết của bài học.
- Nêu cho học sinh biết được Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống và sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên.
Hoạt động 2: Giáo dục bảo vệ môi trường
- GV Nêu môi trường xung quanh em?
- Giới thiệu cho học sinh biết một số ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống của con người như hạn hán, lụt bão, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- GV: Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV: nhận xét, bổ sung.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh, làm thao tác cho HS.
- Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, từng tổ với từng công việc cụ thể phù hợp với các em.
- Quan sát học sinh làm để giúp đỡ các em làm chưa đúng.
Hoạt động 3: Nhận biết
-HS tìm hiểu và trao đổi với bạn về những nguyên nhân có thể khiến cho em bị cha mẹ hiểu nhầm.
-GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4:Văn nghệ.
- Cho học sinh hoạt văn nghệ ca hát 
- Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí. 
- Nhận xét tiết sinh hoạt.
-HS nhắc lại đề bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Lớp học, sân trường, cây cối, con vật, nhà ở.
- Cần vệ sinh lớp học sạch sẽ, sân trường sạch đẹp, nhà cửa thoáng mát, không trèo cây bẻ lá, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- HS xem
- HS thực hành làm
-HS quan sát tranh, trả lời.
-HS sinh hoạt văn nghệ ca hát 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 19: 
THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, VIỆN BẢO TÀNG 
VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu : 
- Giáo dục cho đội viên lòng tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là truyền thống của chính mảnh đất mà mình đang sống.
- Củng cố và hun đúc những giá trị nhân văn, lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ cha anh đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh thân mình để quê hương có được cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.
- Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành quả tốt đẹp của lớp người đi trước, luôn hướng về quá khứ đẹp đẽ, oanh liệt để làm niềm tin vững chắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
- Giáo dục các em biết yêu quý lao động.
- Học sinh phải thực hiện với tinh thần, thái độ nghiêm túc.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 5: Bị cha mẹ hiểu lầm. 
 + Ứng xử
III.Đồ dùng dạy học :
- GV: - Bảng nhận xét, phương hướng.
 - Các địa điểm di tích lịch sử, văn hoá của quê hương; phim ảnh về quê hương.
- HS: Bảng nhận xét của tổ trưởng, lớp trưởng.
 Các tiết mục văn nghệ.
IV. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Nhận xét –đánh giá công tác tuần qua.
Mục tiêu:HS biết nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động tuần qua
- GV nêu yêu cầu
- gv nhận xét chung về các mặt học tập, lao động của lớp.
- đưa ra hướng khắc phục và phương hướng tuần tới.
Hoạt động 3: tham quan, nghe kể, xem phim di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
* tổ chức cho hs:
- làm vệ sinh sạch sẽ khuôn viên đài tưởng niệm.
- trang trí đài tưởng niệm tạo nên không khí trang nghiêm và thẩm mĩ.
- tổ chức thăm viếng thường xuyên để giáo dục truyền thống tư tưởng cho giáo viên và học sinh.
* tổ chức nghe kể chuyện:
- học sinh được nghe nói chuyện truyền thống văn hóa của địa phương, lịch sử di tích địa phương.
Hoạt động 4 : Ứng xử
-HS trao đổi với bạn về một số cách ứng xử khi bị cha mẹ hiểu lầm.
-GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 5 :văn nghệ
- Cho học sinh hoạt văn nghệ ca hát về chủ đề .
- Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí. 
- Nhận xét tiết sinh hoạt.
-HS nhắc lại đề bài
-HS thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển cử cán bộ tổ 1, 2, 3, 4. Lên nhận xét các mặt hoạt động trong tuần
+HS thảo luận trong tổ tự đánh giá các mặt hoạt động dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+Tổ trưởng hận xét trước lớp những ưu, khuyết điểm của tổ mình.
+ Lớp trưởng nhận xét chung và xếp loại vị thứ từng tổ.
- Học sinh thực hiện
- HS lắng nghe
-HS quan sát tranh, trả lời.
- HS sinh hoạt văn nghệ ca hát các bài hát về chủ đề văn hoá địa phương. 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 20: 
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường hay đi đường.
- Nhớ và kể lại tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
- GD HS thực hiện dúng quy định an toàn giao thông đường bộ.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 5: Bị cha mẹ hiểu lầm. 
 + Trải nghiệm
III. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhận xét, phương hướng.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Các bức tranh ảnh về an toàn giao thông đường bộ.
IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . Hoạt động 2: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn.
 - Cho HS quan sát các tranh vẽ và thảo luận nhóm đôi để chỉ ra tình huống, đồ vật nào là nguy hiểm ?
Chốt ý : Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo dọa nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt, đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau, bị thương. Như thế là nguy hiểm.
- Tránh những tình huống nói trên là đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh.
Hoạt động 3 : Kể chuyện
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và yêu cầu các bạn trong nhóm kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào ?
+ Kết luận : Khi đi chơi, ở nhà, ở trường, hay lúc đi đường, các em có thể gặp một số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để dảm bảo an toàn.
Hoạt động 4 :Trải nghiệm
-HĐ nhóm : Từng thành viên trong nhóm trình bày về tình huống mình đã bị cha mẹ hiểu lầm, HS còn lại thảo luận tìm ra cách ứng xử.
-GV nhận xét, kết luận.
Củng cố, dặn dò:
 - Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần : 
- Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- Không đi bộ 1 mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô.
- Không chạy chơi dưới lòng đường.
- Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
- Thực hiện dúng quy định an toàn giao thông đường bộ.
- Nhận xét tiết học
- HS hát
- Nghe giới thiệu
- Quan sát
- Em và các bạn chơi búp bê là đúng, là an toàn.
- Dùng kéo dọa bạn là sai, là nguy hiểm
- Các bạn trong nhóm kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau
-HS nêu và thảo luận.
- HS lắng nghe và thực hiện
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 21: 
GIÁO DỤC VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I. Mục tiêu:
-HS biết đánh giá, nhận xét các mặt hoạt động trong tuần qua.
-HS hiểu rõ lí do cần phải chải răng hay lợi ích của việc chải răng thường xuyên.
-HS hiểu và chải răng ngay sau khi ăn.
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 6: Cô đơn khi ở nhà. 
 + Quan sát
III. Đồ dùng dạy học:
-Tranh 1 em HS đang chải răng.
-Một cái chén, đũa , muỗng dơ dính thức ăn.
-Tranh mô hình một chiếc răng sâu.
-Thau và nước rửa.
IV. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
*Mục tiêu :HS biết được tại sao phải chải răng.
-GV treo tranh: Em bé đang chuẩn bị chải răng
+ Các em thấy bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn sắp làm gì ?
+Vậy em nào biết chải răng đểlàm gì?
-Cho HS thấy 1 cái chén dơ, đũa , muỗng dơ dính thức ăn.
Hỏi :Muốn cho chén, đũa, muỗng sạch các em phải làm gì ?
-Dùng thau và nước rửa cho HS xem.
+ Em nào biết tại sao chúng ta phải chải răng sau khi ăn ?
+Các em có muốn chải răng như bạn trong hình không ?
*GV kết luận
-Cho HS đọc thuộc lòng câu ghi nhớ:
 Em có hàm răng trắng tinh
 Nên ăn nhai kĩ cười thật xinh
 Cô bảo rằng nhờ em ăn tối
 Đó là vì em siêng chải răng.
+) Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
*Mục tiêu : HS biết khi nào chải răng.
-GV chia nhóm.
-Treo tranh: Em bé chải răng sau khi ăn
*Nhóm 1: Bạn trong tranh đang làm gì ?
Bạn ấy chải răng khi nào ?
*Nhóm 2:Khi ăn xong các em làm gì ?
*Nhóm 3:Các em sẽ chải răng vào lúc nào?Mấy lần trong ngày?Lần chải nào là quan trọng nhất ?
*Nhóm 4:Nếu không có bàn chải sau khi ăn xong em làm gì ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
*GV kết luận
-Cho HS xem 2 chén : 1 chén vừa ăn xong và một chén dơ không rửa có kiến vào.
=> Giải thích cho HS:Răng cũng vậy, nếu không chải răng sau khi ăn, vi trùng sẽ bò vào làm tiết axít từ sự lên men thức ăn và làm thủng răng ngay.
=> GV hướng dẫn HS khi nào chải răng.
-Cho HS ghi nhớ:
 Với bàn chải trong tay
 .
 Em chải răng thật chăm.
Hoạt động 3: Quan sát
-HS quan sát hình minh họa và mô tả một số tình huống khiến bạn trong hình cảm thấy cô đơn khi ở nhà.
-GV nhận xét, kết luận.
-Dặn dò.
-HS nhắc lại đề.
-HS quan sát trả lời.
-Chải răng.
-Để lấy sạch thức ăn đọng lại trên răng và nướu sau khi ăn.Để tránh khỏi đau nướu và sâu răng.
-HS xem
-Rửa chén , đũa , muỗng sạch sẽ.
-Vì sau khi ăn thức ăn bám quanh răng cần phải chải răng để lấy sạch thức ăn bám quanh răng để phòng bệnh sâu răng và viêm nướu.
-HS phát biểu.
-HS đọc thuộc lòng và ghi nhớ
-HS chia 4 nhóm thảo luận theo nội dung yêu cầu.
-Chải răng sau khi ăn.
-Chải răng.
-Buổi sáng, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
-Lấy nước xúc miệng cho sạch răng.
-Đại diện nhóm trình bày –Các nhóm khác bổ sung.
-HS xem mô hình chiếc răng sâu.
-HS quan sát tranh, trả lời.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5D
NĂM HỌC: 2018 - 2019
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
TUẦN 22: 
VĂN NGHỆ CA NGỢI QUÊ HƯƠNG, 
ĐẤT NƯỚC, ĐẢNG, BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng. 
II. Các tích hợp giáo dục:
Thực hành: 
 Chủ đề 6: Cô đơn khi ở nhà. 
 + Nhận biết
III. Đồ dùng dạy học:
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi,... liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Chuông báo giờ của BGK
- Micro, loa, âmpli, bảng ghi đáp án; bút dạ, máy chiếu, phông vv... (nếu có thì hay)
IV. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài . 
Hoạt động 2 : Chuẩn bị
* Đối với GV: Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu tìm hiểu về Đảng.
- Thể lệ:
- Số lượng câu hỏi (15 câu)
- Mỗi lớp cử ra 3-5 HS tham gia giao lưu.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi.... và đáp án. Lưu ý có câu hỏi phụ dành cho khán giả.
- Cử BGK là các thầy cô giáo có uy tín.
- Mời các thầy cô giáo làm cố vấn cho từng chủ đề.
- Chọ người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí.
- Phân công các tiết mục văn nghệ
- Dự kiến đại biểu mời tham dự.
* Đối với HS: Tích cực chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
 Hoạt động 3 : Tổ chức cuộc thi
Thi kể chuyện
-Mỗi tổ cử một đại diện lên bốc thăm số thứ tự kể chuyện
-Lần lượt theo số thứ tự đã bốc thăm, các câu chuyện được trình bày cho cả lớp cùng nghe. Người kể sau khi kể xong cần nói rõ nội dung câu chuyện muốn nói gì. 
Biểu diễn văn nghệ
-Dẫn chương trình lần lượt mời các học sinh lên trình bày các tiết mục văn nghệ
-Học sinh lần lượt lên trình bày các bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm đã đăng kí trước đó.
- Giáo viên: Nhận xét tuyên dương.
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình, các phần giao lưu
- Giới thiệu BGK
- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố,... Sau thời gian 30 giây các thí sinh giơ đáp án trả lời. Các thí sinh trả lời sai sẽ tự giác rời khỏi sàn thi đấu.
- Trong quá trình cuộc thi người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Hoạt động 4 : Tổng kết và trao giải.
- BGK đánh giá nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội.
- Trong thời gian BGK hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.
- Công bố kết quả và tiến hành trao giải thưởng.
- Ngoài giải thưởng cho cá nhân BGK cần có thêm giải thưởng cho tập thể có nhiều thí sinh tham gia nhất.
Hoạt độn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_5_nam_hoc_2019_2020.docx