Giáo án Hoạt đông ngoài giờ lên lớp lớp 4

BÀI 2

CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI

1.1 Mục tiêu hoạt động.

- HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3

- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáovà tôn trọng quý nến bạn gái.

1.2 Quy mô hoạt động.

Tổ chức theo quy mô lớp.

1.3 Tài liệu và phương tiện.

- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu.

- Giấy mời các bạn gái và cô giáo.

- Hoa, bưu thiếp quà tặng.

- Lời chúc mừng các bạn gái, các bài thơ, bài hát .

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt đông ngoài giờ lên lớp lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 2
Chủ đề: em yêu tổ quốc việt nam
Thực hiện chiều: Thứ ba ngày 08 thàng 02 năm 2010
Tuần 23
Bài 1: Mời bạn đến thăm quê tôi
 1.1 Mục tiêu hoạt động.
HS trình bày được những hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hoá của que hương mình.
Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể. 
Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước; tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương.
1.2 Tài liệu và phương tiện.
- Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sách báo Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.
1.3 Cấc bước tiến hành.
- Bước 1 :chuẩn bị
Trước thời gian thi khoảng 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
- Nội dung: - Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Hình thức: - Thi hùng bện cá nhân hoặc theo nhóm.
- Mỗi nhóm dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 – 7 phút
- Thi theo hình thức nhóm thì có những nội dung sau:
+Phần1 : chào hỏi
+Phần 2: Phần thi hùng biện
+ Phần 3: Các nhóm trình diển các tiết mục văn nghệ.
Hình thức chấm điểm:
 +Phần1: 2,5 điểm
 +Phần2 : 5 điểm
 +Phần3 : 2,5 điểm
Cấc giải thưởng:
+ 1 giải cá nhân: Dành cho người diễn thuyết hay nhất.
+ Giải tập thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3, 1 giải khuyến khích.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi
- Đội văn nghệ của lớp biểu diển 1 tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Dẩn chương trình tuyên bố lí do.
- Giới thiệu nội dung chương trình và thể lệ cuộc thi
- Giới thiệu ban giám khảo và thang điểm từng phần.
+ Tiến hành cuộc thi:
- MC giới thiệu các đội thi. Các đội dự thi giới thiệu về thành phần dự thi của đội mình.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung
- Ban giám khảo chấm và cho điểm.
Bước 3: Tổng kết đánh giá trao giải.
----------------------------------------------------------------------------------------
Thực hiệ chiều Thứ ba ngày15 tháng 02 năm 2011
Tuần 24
Bài 2: giao lưu hát dân ca
1.1 Mục tiêu hoạt động
- HS biết sưu tầm các bài hát dân ca ở địa phương mình và các địa phương khác.
- Thông qua buổi giao lưu này HSthêm yêu mến, gắn bó với trường lớp
1.2: Tài liệu và phương tiện:
- Các tập bài hát dân ca, các bài đân ca quen thuộc của địa phương.
1.3 Các bước tiến hành:
- Trước thời gian thi khoảng 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
- Nội dung: - Thi hát các bài dân ca, ca ngợi đảng, Bác hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô.
Hình thức thi: Thi hát dân ca giữa các đội.
- Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi
- Cử ban giám khảo.
- Các giải thưởng:
+ 1 giải cá nhân: Dành cho người hát dân ca hay nhất.
+ Giải tập thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3, 1 giải khuyến khích
- Đối với HS: - Thành lập bantổ chức cuộc thi.
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức.
Bước 2: Tiến hành thi:
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu nội dung, ban giám khảo và thang điểm cho từng phần.
- Phần 1:Thi đơn ca:
- Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia biểu diển.
- Mỗi cá nhân được tham gia một tiết mục.
- Ban giám khảo cho điểm Thư kí tổng hợp chọn ra một tiết mục đơn ca hay nhất.
Phần 2:
Giao lưu hát dân ca giữa các nhóm.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi theo thứ tự đã chọn. 
- Ban giám khảo chấm điểm. 
+ Cả tổ đúng nhạc, thể hiện được sắc thái chủ đềvà giai điệu của bài dân ca(5 điểm)
+ Biểu diển tự nhiên sinh động, kế hợp động tác hợp lí (3 điểm)
+ Tác phong nhanh nhẹn, trang phục đẹp (2 điểm)
+ Mỗi câu hỏi, câu đố sẽ được cộng 1điểm.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá:
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Mời thầy giáo chủ nhiệm lên trao giải thưởng.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
-----------------------------------------------------------------------------------
Thực hiện chiều Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
Tuần 25
Bài 3: Thăm quan một di tích lich sử, di tich văn hoá ở địa phương.
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- Giúp HS hiểu thêm về các di tích lich sử, văn hoá; về truyền thống đáu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông; về các danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn những di tích lịch sử, danh thắng ở quê hương.
1.2 Tài liệu và phương tiện;
- Tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, tư liệu
1.3 Các bước tiến hành:
- Bước 1: Mời người dẫn chương trình, thuyết minh về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quần thể di tích lịch sử, văn hoá tại địa phương.
- Thành lập ban tổ chức thăm quan.
- Xây dựng kế hoạch thăm quan.
Chuẩn bị trước một số câu hỏi, câu đố, trò chơi, bài hát
Bước 2: Tiến hành buổi thăm quan:
+ ổn định tổ chức, đội hình
- GV chủ nhiệm yêu cầu các tổ trưởng báo cáo quân số.
+ Tiến hành buổi thăm quan:
- HS thăm quan theo hướng dẫn của hướng dẫn viên.
- Giải đáp những thắc mắc của HS trong quá trình thăm quan.
- Trong quá trình giải lao GV có thể tổ chức cho HS chơi một số trò chơi.
Bước 3: Tổng kết , đánh giá:
GV có thể nêu một số câu hỏi thảo luận:
- Buổi thăm quan đã để lại cho em những ấn tượng gì?
- Em có suy nghĩ và hành động gì trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử.
.
- GV nhận xét đánh giá ý thức thái độ của học sinh.
---------------------------------------------------------------
Thực hiện chiều thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Tuần 26
Bài 4: Giao lưu trò chơi dân gian
1.1Mục tiêu hoạt động.
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian.
- Rèn luyên sức khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi.
Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi.
1.2Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện.
- Tuyể tập các trò chơi dân gian.
- Một số tranh ảnh, đĩa hình về cách thức tổ chức các trò chơi.
1.4 Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
+ Đối với GV
- GV cần phổ biến cho HS nắm được:
- Nội Dung: - Thi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
- Hình thức: - Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi từ 5 – 7 người, các điịo chơi sẽ thi đấu với nhau.
Thành lập ban tổ chức cuộc thi
- Ban tổ chức lợa chọn các trò chơi dân gian phù hợp.
- Thành lập ban giám khảo.
- Các giải thưởng.: Giải dành cho tập thể và cá nhân.
+ Đối với HS:
- PHân công trang trí , kê bàn ghế.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ.
- Các đội chơi đăng kí môn chơi với ban tổ chức. 
Bước 2: Tiến hành cuộc thi.
- Trước khi tổ chức thi các trò chơi dân gian, đội văn nghệ của lớp biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Người điều khiển chương trinh tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu ban giám khảo, tiêu chí chấm điểm.
- Các đội thực hiện các nội dung thi theo đăng kí.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng:
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Trong lúc ban giám khảo hội ý riêng đội văn nghệ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Công bố kết quả cuộa thi và giải thưởng.
- Mời đội đoạt giải lên nhận phần thưởng.
- Tuyên bố kết thúc hội thị
Tháng 3
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
Tuần 27
Chiều Thứ ba ngày 08 tháng 03 năm 2011
Bài 1
Trò chơi mái ấm gia đình
1.1: Mục tiêu hoạt động:
- HS nắm được cách chơi và luật chơi trò chơi “ái ấm gia đình”
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình; biết thông cảm với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình.
1.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Các bước tiến hành
- GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho HS.
- Tên trò chơi: Mái ấm gia đình
- Cách chơi:
+Tất cả đứng thành hình vòng tronvà điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 người làm thành một gia đình: Người số 1 và số2 là bố, mệ người số 3 là con. Từng cặp bố mẹ sẽ đứng đối diện nhau,nắm tay nhau và giơ lên cao làm thành một mái nhà cho con đứng ở trong.
+ Quản trò đứng giữa vòng tròn cùng với 2 HS do không đủ nhóm để thành lập một gia đình. Bắt đầu chơi, Quản trì hô đổi nhà. Khi đố tất cả các người con phải chạy đổi sang một mái nhà khác. ai chậm chân sẽ bị người không có nhà chiếm mất. Khi đố người bị mất nhà sẽ bị đứng giữa vòng tròn và quản trò lại tiếp tục hô đổi nhà cứ như vậy trò chơi trò chơi diễn ra cho đến hết thời gian.
- Luật chơi: 
+ Khi có hiệu lệnh đổi nhà của quản trò, tất cả những người con đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi sẽ bị phạt.
+ Một mái nhà chỉ có một người con. Vì vậy, nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa.
- Tổ chức cho HS chơi thử. 
- Tổ chức cho HS chơi thật.
- Thảo luận sau trò chơi.
+ Em nghĩ gì khi luôn có một mái nhà?
+ Em nghĩ gì khi bị mất nhà?
+ Qua trò chơi này em rút ra điều gì?
- GV kết luận: Được sống trong một mái ấm gia đình là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải yêu quý gia đình mình, thương yêu và quan tâm đến những người thân trong gia đình mình. Đồng thời chúng ta cần phải biết thông cảm, chia sẻ với những bạn nhỏ thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
Tuần 28
Chiều thứ ba ngày 15 tháng 03 năm 2011
Bài 2
Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáovà tôn trọng quý nến bạn gái.
1.2 Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện.
- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu.
- Giấy mời các bạn gái và cô giáo.
- Hoa, bưu thiếp quà tặng.
- Lời chúc mừng các bạn gái, các bài thơ, bài hát.
1.4 Các bước tiến hành
+ Bước 1 chuẩn bị.
- Trước khoảng một tuần các bạn nam trong lớp bàn với thầy giáo chủ nhiệm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị
- Trang trí lớp học:
- Trên bảng viết bằng phấn màu dòng chữ “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3” 
- Bàn GV trải khăn bày lọ hoa.
- Bàn ghế kê theo hình chữ U
- Nói lời tham giự buổi lễ t[is các bạn gái.
+ Bước2: Chúc mừng cô và các bạn gái.
- Trước khi buổi lễ Bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo và các bạn gái và mời ngồi váo hàng ghế danh dự.
- Mở đầu một bạn HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các bạn HS nam hô to: Chúc mừng 8 – 3.
- Lần lượt từng HS nam lên nói câu chúc mừng ngắn và tặng quà, hoa cho các bạn gái.
- Các bạn HS gái nới lời cảm ơn.
- Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ. Các bạn HS nam sẽ lên hát, đọc thơ về chủ đề ngày 8 – 3 các bạn HS nữ cũng tham gia góp vui.
Kết thúc cả lớp sẽ hát bài lớp chúng mình đoàn kết.
Tuần 29
Chiều thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011
Bài 3
Kể chuyện về những người phụ nữ việt nam tiêu biểu
Mục tiêu hoạt động
- HS biết được một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
- HS có thái độ tôn trọng phụ nữ và các bạn gái trong lớp, trong trường.
1.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện.
- Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
1.4 Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện:
+ Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực:chính tri, quân sự, văn hoá, kinh tế
+ Hình thức kể: có thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh
- HD HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu.
- Đồng thời GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể.
Bước 2: Kể chuyện
- Lần lượt từng cá nhân lên kể chuyện.
- Sau mỗi câu chuyện GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện bạn vừa kể?
+ Ngoài các thông tin vừa nghe,em còn biết thêm về người phụ nữ đó?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra được điều gì?
Bước3: Đánh giá
- HS cả lớp bình chon câu chuyên hay nhất và người kể chuyện hay nhất.
-----------------------------------------------
Tuần 30
Chiều thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2011
Bài 4
Thi học sinh thanh lịch
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục HS:
+ Thái độ mạnh giạn, tự tin, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị của người HS tiểu học.
1.2 Quy mô hoạt động
- Thực hiện theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Sân khấu, thiết bị âm thanh.
- Hoa, phần thưởng để tặng cho các danh hiệu
1.4 Các bước tiến hành
Bước 1: chuẩn bị
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi và ban giám khảo.
- Xây dựng kế hoạch cuộc thivà tiêu chí chấm thi từng phần.
- GV phổ biến kế hoạch cuộc thicho HS trước khoảng 1 tuần.
- Nội dung thi gồm 4 phần
+ Thi trình diễn đồng phục HS.
+ Thi trình diễn trang phục tự chọn.
+ Thi tài năng
+ Thi ứng xử
- Hình thức thi: Thi làm hai vòng
- Vòng 1 sơ khảo
- Vòng 2 chung khảo
+ Các giải thưởng chính: Giải nhất, nhì, ba;
- Các lớp cử HS tham gia dự thi
- Các thi cinh luyện tập chuẩn bị dự thi
Bước 2: Thi sơ khảo:
- Sau 2 tuần chuẩn bị luyện tập, các thí sinh phải trảo qua vòng thi sơ khảo. Ban giám khảo chọn ra một số HS để tiếp tục thi vòng thi chung khảo.
Bước 3: Thi chung khảo.
- Vòng chung khảo sẽ được tổ chức trọng thể với sự tham dự của toàn thể HS.
- Văn nghệ chào mừng.
- MC tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời.
- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, công bố chương trình cuộc thi, danh sách ban giám khảo, danh sách các thí sinh dự thi.
- Thi trình diễn đồng phục HS.
- Thi trình diễn trang phục tự chọn.
- Thi tài năng.
- Sau ba phần thi trên MC công bố danh sách 5 HS sẽ lọt vào vòng thi ứng xử
Bước 4: Tổng kết cuộc thi.
+ Trưởng ban tổ chức nhận xét về kết quả cuộc thi.
- MC công bố các giải phụ,mời các vị đại biểu lên sân khẩutao giải cho các thí sinh.
- MC lần lượt công bố các giải 3,2,1 của cuộc thi. Mời các vị đại biểu trao giải cho các thí sinh.
- GV, HS lên tặng hoa và chúc mừng HS.
Tháng 4
Chủ đề: Hoà bình và hữu nghị
Tuần 32
Chiều thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Bài 1 Viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế
1.1 Mục đích hoạt động
- HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn.
- GIáo duch HS lòng yêu hoà bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
1.2 Quy mô hoạt động
- Có thể tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút, phong bì thư, tem thư.
1.4 Cách tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
GV và một số HS sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước.
Bước 2: Viết thư
GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam ta yêu chuộng hoà bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không chỉ có bạn bè trong lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước mà còn có bạn bè trên khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi trên thế giới tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hoà bình, đều là bạn bè của nhau.
- Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- Hướng dẫn HS cách viết thư:
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, lớp.
+ Có thể viết thư cho một hoặc nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau.
+Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhom, lớp; kể về cuộc sống và học tập của em, về con ngưới và cảnh vật quê mình. Hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế, bày tỏ tình đoàn kế, hữu nghị với các bạn quốc tế.
- Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân, nhonh, lớp mình.
- HS tiến hành viết thư theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV có thể đọc thử một lá thư cho cả lớp nghe.
GV hướng dẫn cho HS gửi thư qua đường bưu điện
+ GV kết luận : Việc làm của các em hôm naycó ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước con nhười Việt Nam chúng ta thầy tin rằng các em thiếu nhi quốc tế sẽ rất vui mờmg, phấn khởi khi nhận được bức thư này của các em và viết thư trả lời các em. Chúc các em sớm nhần được thư trả ời của các bạn thiếu nhi quốc tế.
Tuần 33
Chiều thứ ba ngày19 tháng 4 năm 2011
Bài 2 Trò chơi du lịch vòng quanh thế giới
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hoá của một số quốc gia trên thế giới.
- Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
1.2Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Một bản đồ thế giới, tên thủ đô các quốc gia.
Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia
- PHần thưởng dành cho người chơi có số điểm cac nhất.
1.4 Các bước tiến hành
Bước 1: chuẩn bị
- Trước khoảng một tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi cho HS. 
- Mỗi tổ cử ra một đội chơi gồm 3 HS. 
- Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước tài liệu tham khảo về đất nước, con người và văn háo của một số quốc gia trên thế giới.
Bước2: Tiến hành chơi.
- MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. trên mỗi chiếc thăm có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau thời gian 5 phút chuẩn bị phải:
+ Xác định vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới.
+ Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó.
+ Kể tên được một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc đó.
- Các đội chơi chuẩn bị thảo luận
- Lần lượt từng đội chơi trình bày, ban giám khảo cho điểm từng đội chơi.
Bước3: tổng kết và trao giải thưởng.
- Công bố kết quả cuộc thi
- Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng điểm cao nhất.
Tuần 34
Chiều thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2011
Bài 3Những cánh chim hoà bình, hữu nghị

File đính kèm:

  • docHOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP 4b.doc