Giáo án Hoạt đông ngoài giờ lên lớp lớp 2

TUẦN 6 : BÀI 2 CÙNG HÁT VỚI BẠN BÈ

1.1 Mục tiêu hoạt động.

- HS biết hát một số bài hát có nội dungnói về tình bạn.

- Gioá dục HS biết: thương yêu, đoàn kết, chan hoà với bạn bè.

1.2 Quy mô hoạt động

- Tổ chức theo quy mô lớp.

1.3 Tài liệu và phương tiện

- Tuyển tập các bài hát có chủ đề về nhà trường dành cho HS.

1.4 Các bước tiến hành

+ Bước 1: Chuẩn bị

- Trình diển 2, 3 tiết mục văn nghẹ có nội dung nói về tình bạn

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt đông ngoài giờ lên lớp lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013
Tháng 9: Chủ đề : Mái trường thân yêu của em
Tuần 1: Bài 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường
Mục tiêu hoạt động
- Học sinh biết được truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua;các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của GV và HS nhà trường.
- Giáo dục HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó
Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển.
Tư liệu về truyền thống giảng dạy của các thế hệ GV và HS nhà trường.
 Các bước tiến hành.
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1,2 tuần GV chuẩn bị đầy đủ các tư liệu về truyền thống nhà trường qua từng giai đoạn phát triển
- Chọn một vài HS có khả năng nói to, rõ ràng để cùng GV giới thiệu thành tích nhà trường đã đạt được qua từng giai đoạn khi cả lớp đến thăm quan phòng chuyền thống nhà trường, phòng truyền thống đội TNTPHCM phân công cho mỗi HS chỉ giới thiệu một mảng hoạt động.
- GV hướng dẫn chuẩn bị đọc, giới thiệu thành tích, truyền thống của nhà trường.
+ Bước 2: HS tham quan, tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
- GV đưa HS tham quan và giới thiệu.
- Tên trường, ý nghĩa của cái tên đó.
- Trướng được thành lập ngày tháng năm nào.
- HS thứ nhất giới thiệu danh sách những GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi trong năm học vừa qua.
- HS thứ hai giới thiệu những HS của trường đã đạt thành tích nổi bật về học tập, văn nghệ, thể thao trong năm học vừa qua.
- HS thứ ba giới thiệunhững danh hiệu trường đã đạt được trong những năm học trước.
- HS thứ tư giới thiệu thành tích của đội trong năm học vừa qua
- HS thứ năm giời thiệu các danh hiệu đội đã đạt được trong những năm học trước.
+ Bước3: Nhận xét - đánh giá
- HS trở về lớp GV tổ chớc cho HS thảo luận các câu hỏi:
- Chúng ta vừa tham quan phong truyền thống nhà trường , các em có thấy tự hào không? Vì sao?
- Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS của trường?
+ GV kết luận: Thầy mong muốn mỗi người trong lớp ta hãy phấn đấu học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp thêm những thàng tích quý báu vào trang sổ truyền thống của nhà trường.
.
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 1013
Tuần 2: Bài 2: Tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”
Mục tiêu hoạt động
- Thông qua tiểu phẩm “ Cái bàn biết đau giáo dục HS biết giữ bàn nghế và các đồ dùng học tập trong lớp.
- HS biết giữ gìn và boả vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của HS, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản
- Nội quy nhà trường
1.4 Các bước tiến hành
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, mỗi đội thi được nhận kịch bản tiểu phẩm “ Cái bàn bết đau”. GV cho HS đọc phân vai nhiều lần. Các đội tiến hành tập để trình diễn tiểu phẩm trong giờ sinh hoạt tuần tới.
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
- Chọn bạn dẫn chương trình.
+ Bước 2: HS tập diễn
- Các tổ chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn là các nhân vật trong tiểu phẩm
- HS tiến hành tập diễn
Trước một ngày, các tổ chọn một nhómchính thức thay mặt cho tổ trình diễn tiểu phẩm trước lớp.
+ Bước3: Trình diễn tiểu phẩm
- Văn nghệ chào mừng
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, mời các tổ lên bốc thăm thứ tự biểu diễn
- GV khuyến khích các nhóm khi trình diễn cố gắng: nói rõ ràng, kết hợp được cử chỉ điệu bộ, khi trình diễn phù hợp nhân vật
- Các tổ tiến hành trình diễn tiểu phẩm
- GV hướng dẫn HS trao đổi tiểu phẩm:
- Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì?
- Vì sao cô giáo cho rằng, cái bàn biết đau?
- Ai tán thành hành động của Vinh ở phần cuối tiểu phẩm?
Văn nghệ kết thúc.
+ Bước 4: Nhận xét đánh giá
- HS chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mình thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật mình thích nhất
- GV tổng kết, khên ngợi cả lớp tham gia tập luyện tiểu phẩm. Khen ngợi các nhóm đại diện trình diễn tiểu phẩm thành công, thể hiện tốt vai diển của mình
- Cả lớp cùng than gia hoạt động “ Chỗ ngồi tôi sạch nhất
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Tuần 3: Bài 3: Vui trung thu
1.1 Mục tiêu hoạt động
- HS hiểu: Trong tết Trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích
- HS biết cách làm mặt nạ để vui trung thu.
- Rèn đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của học sinh.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Một số loại mặt nạ truyền thống.
- Các nguyên liệu để làm mặt nạ: giấy bìa cứng, hộp màu, dây chun loại sợi nhỏ, kéo, keo dán
ảnh về các loại mặt nạ truyền thống.
Các bước tiến hành
+ Bước 1 Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
- Trong dịp tết trung thu mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổ trẻ yêu thích.
- Làm một mặt nạ đơn giản cần có: Giấy bìa cứng, bút vẽ, hộp màu, dây chun,, kéo, keo
- Mỗi cá nhân suy nghĩ mình sẽ làm mặt nạ hình gì để tập vẽ
- GV treo những bức ảnh sưu tầm về mạt nạ để các em quan sát học tật.
+Bước 2:Hướng dẫn HS cách làm mặt nạ
- Làm khuôn hình mặt nạ
- Đặt miềng bìa lên khuôn mặt của mình,vẽ hình khuôn mặt, mắt,mồm sao cho hình vừa vẽ to hơn hình khuôn mạt mình.. Cắt rời ra khỏi miếmg bìa.
- Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình
- Có thể cắt thêm các bộ phận( tai, mũi, râu, tóc, sừng)
- Sau khi hoàn thành phần trang trí đục hai lỗ để sâu quai đeo
+ Bước 3: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số sản phẩm đẹp treo lên tro cả lớp học tập.
- GV tổng kết khen ngợi các em đã có nhiều sáng tạo, tạo ra những mạt nạ sinh động, ngộ nghĩnh
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Tuần 4: Bài 4 Tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”
Mục tiêu hoạt động
- Thông qua tiểu phẩm HS hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi than gia giao thông.
- Giáo dục HS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản “ Phạt vi cảnh”
1.4Các bước tiến hành
+ Bước1: Chuẩn bị
GV phổ biến:
- Mỗi tổ nhận kịch bản tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”. Các tổ tiến hành phân vai đọc tiểu phẩm. 
+ Bước2: HS thi đọc và hiểu nội dung tiểu phẩm
- GV cung cấp kịch bản
- Các tổ chia nhóm đọc ohân vai trong nhóm GV khuyến khích HS đọc rõ ràng.
- Thi đọc trước lớp
- HS chọn bạn có giọng đọc mình thích nhất.
- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm
a: Vì sao bố khong đồng ý khi bị chú cảch sát yêu cầu dừng xe?
b: Em hãy nhận xét thấi độ của chú cảnh sát.
c: Theo bạn, nếu tai nạn giao thông xảy ra gây những thiệt hại gì?
+ Bước3: Nhận xét đánh giá
- Gv khen ngợi cả lớp có ý thức luyện đọc phân vai. Khen ngợi các em đã được bạn mình bầu chọn có giọng đọc hay.
1.5 Tư liệu tham khảo ( Sách hướng dẫn).
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
Tháng 10 : Chủ đề : Vòng tay bè bạn
Tuần 5: Bài 1 Trò chơi “Tôi yêu các bạn”
1.1 Mục tiêu hoạt động
- HS biết thêm một trò chơi tập thể.
- Rèn cho HS khả năng uan sát nhanh, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn
 1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Mỗi HS một chiếc ghế.
- Khoảng sân rộng để chơi.
- Phần thưởng cho người chiến thắng
1.4 Các bước tiến hành
+ Bước 1 Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn chơi:
- HS ngồi ghế theo một vòng tròn.
- Quản trò đứng giữa vòng tròn.
- Bắt đầu trơi, quản trò quan sát và hô to một đặc điểm chung của một số bạn trong lớp: Ví dụ: + Tôi yêu các bạn áo hoa.
 + Tôi yêu các bạn áo trắng
 + Tôi yêu các bạn tổ trưởng, tổ phó
 + Tôi yêu các bạn nam.
 + Tôi yêu các bạn nữ.
 + Tôi yêu các bạn tốc dài.
 + Tôi yêu các bạn tóc ngắn
..
- Khi đó các bạn có đặc điểm được nêu phải đứng dậy, chạy đổi chỗ cho nhau. Trong khi đó, quản trò nhanh chân chiếm lấy một ghế ngồi. Người bị mất ghế sẽ thay quản trò đứng ở giửa vòng hô tiếp.
+ Luật chơi:
- Ghế đã có người ngồi thì không ai dược ngồi nữa.
- Ai có đặc điểm như bạn đã nêu mà không đứng dậy đổi chỗ là phạm luật.
- Ai không có đặc điểm như vậy mà đứng dậy cũng phạm luật.
Tổ chức cho HS chơi thử.
 Chho HS chơi thật
+ Nhận xét đánh giá
- Nhận xét ý thức tham gia của HS, khên ngợi khả năng quan sát nhanh, quyết định đúng của HS khi chơi.
..
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
Tuần 6 : Bài 2 Cùng hát với bạn bè
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- HS biết hát một số bài hát có nội dungnói về tình bạn.
- Gioá dục HS biết: thương yêu, đoàn kết, chan hoà với bạn bè.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Tuyển tập các bài hát có chủ đề về nhà trường dành cho HS.
1.4 Các bước tiến hành
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Trình diển 2, 3 tiết mục văn nghẹ có nội dung nói về tình bạn
+ Hình thức: Mỗi tổ là một đội biểu diễn.
+ Hát tốp ca, song ca, đơn ca, đọc thơ.
+ GV cung cấp một số lời bài hát cho HS
*Bước2: HS luyện tập
- Các tổ chọn bài hát, tiến hành luyện tập dưới sự giúp đỡ của GV.
* Bước 3: Liên hoan văn nghệ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi liên hoan văn nghệ.
- Các đội lên tự giới thiệu và trình diễn các tiết mục văn nghệ
* Bước 4: Nhận xét đánh giá
- MC mời giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét buổi liên hoan văn nghệ.
- GV khen ngợi cả lớp mạnh dạn, tự tin tham gia tích cực, sôi nổi trong buổi liên hoan văn nghệ. Lời ca tiếng hát luôn mang đến niềm vui, tình thân thiện trong mỗi tập thể. Chúc các em sẵn sàng mang lời ca tiếng hát của mình để tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái trong học tập, trong sinh hoạt tập thể.
+ Tư liệu tham khảo.
- Các bài hát: Mời bạn cùng vui ca, tình bạn thân ( trong chương trình lớp 1)
- Các bài hát khác như: Đường và chân . Lớp chúng mình đoàn kết. Thiếu nhi thế giới liên hoan.
.
Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tuần 7 Bài 3: Tiểu phẩm chú lợn nhựa biết nói
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Thông qua tiêut phẩm giáo dục HS có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp dỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.
1.2 Quy mô hoạt động
 - Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản “Chú lợn biết nói”
- Mặt nạ lợn hoặc con lợn bằng nhựa.
- Hình ảnh về các hoạt động của trường.
1.4 Các bước tiến hành
* Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 tuần GV cho HS luyện đọc phân vai tiểu phẩm:
- Dán nội dung tiểu phẩm xuống bảng tư liệu cuối lớp.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ xung phong sắm vai một trong các nhân vật có trong tiểu phẩm, bào cáo cho GV vào các ngày trong tuần.
- Lớp chuẩn bị một con lợn nhựa hoặc mặt nạ lợn để các nhóm trình diễn.
- CHọn ngưới dẫn chương trình
GV chia các nhóm đóng tiểu phẩm theo đăng kí của HS và theo sự điều khiển của GV sau khi đã thống nhất với HS. 
- Dành thời gian cho các nhóm tập dưới sự giúp đỡ của GV và các bạn.
* Bước 2: Trình diễn tiêut phẩm.
- MC tuyên bố lí do, thông qua chương trình.
- Mời các nhom lần lượt lên trình diễn, GV hướng dẫn cả lớp trao đổi nội dung tiểu phẩm
+ Bạn Sơn nuôi lợn nhựa bằng cách nào?
- Sơn đã dùng tiền tiết kiệm nuôi lợn để làm gì?
- MC mời các bạn:
 - Bạn hãy chon người trình diễn hay. Vì sao?
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình, 
- Cả lớp hát bài con heo đất.
* Bước 3: Nhận xét đánh giá
- MC mời GV nhận xét.
- GV tổng kết khen ngợi tinh thần tập thể của cả lớp đã cung tham gia tập với các bạn đóng tiểu phẩm. Thông qua những lần tập luyện này, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn thông minh hơn khibiết kết hợp giữa điệu bộ cùng với lời nói phù hợp với các nhân vật trong tiểu phẩm. 
1.5 Tư liệu tham khảo
Bài hát con heo đất 
.
Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013
Tuần 8 Bài 4: Trò chơi “ Nhìn hình, biết chữ”
Mục tiêu hoạt động
- Hướng dẫn HS tham gia một trò chơi hoạt động.
- HS biết quan sát tranh ảnh, viết tên các hình ảnh có trong tranh ảnh đó.
- Giúp HS phát huy khả năng quan sát, miêu tả hình ảnh qua tranh ảnh.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chớc theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về phong cảnh đất nước.
1.4 Các bước tiến hành
* Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm được: Trong giờ sinh hoạt tập thể tới, các em sẽ được hướng dẫn chơi một chò chơi mang tên “ Nhìn hình, biết chữ”
- GV hướng dẫn cách chơi
+ Cách chơi: 
- GV treo bớc tranh thứ nhất, yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh đó có nhữnh cảnh vật gì?
- GV hô viết nhanh, viết nhanh, Các đội quây tròn, chụm đầu thảo luận và viết.
- GV hô hết giờ, hết giờ . Các đội nhanh chóng gắn bài lên bảng.
+ Luật chơi:
- Chữ viết sai lỗi chính tả hình ảnh đó bị loại.
- Chữ viết quá xấu, không đọc được hình ảnh đó bị loại.
- Có lệnh hết giờ vẫn viết hình ảnh đố bị loại.
GV treo tiếp bức tranh thứ hai, trò chơi được tiếp tục đến khi hết giờ.
* Bước 2: Tiến hành chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá
- Cả lớp cùng tham gia chấm và xếp loại: Đội nào viết được nhiều hình ảnh nhất, xếp loại A, còn lại là loại B.
- GV khen ngợi cả lớp đã thể hiện tinh thần đồng đội cao để dành chiến thắng.
1.5 Tư liệu tham khảo
- Một số bức tranh, ảnh phục vụ trò chơi.
Tháng 11
Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Tuần 10
Chiều thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2011
Bài 1: Giao lưu vẽ tranh ảnh về chủ đề “ thầy , cô giáo em”
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS.
- Bước đầu hình thành tình cản kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- HS yêu trường, yêu lớp.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Bút chì, bút chì màu, và các loại màu vẽ.
1.4 Các bước tiến hành
* Bước 1: Chuẩn bị.
- Trước một tuầnGV phổ biến cho HS biết được:
+ Chương trình kế hoạch cuộc giao lưu
+ Thể lệ cuộc thi
+ Nội dung vẽ tranh
- Địa điểm tổ chức giao lưu: 
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
- Ban tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- Ban giám khảo họp thống nhất các tiêu chí chấm tranh.
* Bước 2: Tổ chức giao lưu
- Các giá vẽ được sắp xếp trước các vị trí được chuẩn bị.
MC tuyên bố lí do
Mời ban tổ chức lên phát biểu khai mạc, Giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu.
- Giới thiệu ban gián khảo và danh sách những cá nhân tham gia.
- Ban tổ chức công bố nội dung, thể lệ cuộc thi
- Phát giấy vẽ cho HS tham gia thi
- Tiến hâng cuộc thi.
* Bước 3: Chấm thi
- Ban giám khảo tiến hành chấm các tranh.
- Họp thống nhất kết quả và báo cáo Trưởng ban tổ chức.
- Trong thời gian ban giám khảo chấm thi, để tạo không khí vui tươi phấn khởi, một số em lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ
* Bước 4: Công bố kết quả và trao giải
- Lễ trao giải hội thi vẽ tranh cần được tổ chức nhẹ nhàng nhưng trang trọng, sân khấu cần được trang trí đẹp.
- Mời Trưởng ban tổ chức cuộc thi lên công bố cá nhân đoạt giải.
- GV lên trao các giải thưởng cho các em.
Chủ điểm tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
Tuần 15 (Tiết 1)
Chiều thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Trò chơi ” ai giống anh bộ đội ”
1.1 Mục tiêu hoạt động
- GDHS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh.
1.2 Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện
- khoảng sân rộng để tổ chức trò chơi
1.4 Cách tiến hành
- GV phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Tên trò chơi ” Ai giống anh bộ đội” 
- Cách chơi: cả lớp đứng thành hình vòng tròn, GV đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi, cả lớp cùng hát tập thể 1 bài hát về anh bộ đội, GV hô khẩu lệnh nào đó như:
- Anh bộ đội đứng nghiêm thì tất cả phải hô “Nghiêm” và làm động tác đứng nghiêm.
- Anh bộ đội hành quân thì cả lớp phải hô” một hai, một hai” và dậm chân tại chỗ...
- Luật chơi: Ai làm sai động tác hoặc làm chậm sẽ bị phạt.
- Tổ chức chơi thử
- Tổ chức chơi thật
- GV NX và khen những HS biết làm các động tác giống anh bộ đội và nhắc nhở HS học tập tác phong nhanh nhẹn của các anh.
Tuần 16
Bài 2: Xem phim về những chiến công của anh bộ đội

File đính kèm:

  • docHDNGLL TUAN1 - TUAN10.doc