Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 12 - Chủ đề Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng

- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên hoặc một bài hát có chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc ca ngợi quê hương, đất nước. Ví dụ: Thanh niên làm theo lời Bác – Hoàng Hòa.

- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 02: “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”.

- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.

- Vỗ tay

- Tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của buổi nói chuyện và báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Ở nước ta, đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đồng bộ, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm đã được đề ra ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986). Đại hội VI đã phản ánh sự đổi mới rất cơ bản trong tư duy kinh tế của Đảng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, về cơ chế, chính sách kinh tế. Cùng với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4 – 1988) về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp và chính sách mở cửa đã phát huy nội lực, thu hút ngoại lực cho xây dựng và phát triển đất nước. Chính đường lối đổi mới kịp thời, đúng đắn đưa nước ta từng bước thoát dần ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước đạt được nhiều thành tựu mới trong xây dựng đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 12 - Chủ đề Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	- Ca ngợi Bác Hồ:
	+ Ca ngợi Hồ Chủ tịch – Nhạc: Lưu Hữu Phước. Lời: Lưu Hữu Phước – Nguyễn Đình Thi.
	+ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng – Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
	+ Bên lăng Bác Hồ.
	+ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người (có đĩa bán ở nhà sách) – Trần Kiết Tường, sáng tác năm 1962.
	+ Người sống mãi trong lòng miền Nam – Nguyễn Đồng Nai (1969).
	+ Mang hình Bác chúng ta lên đường – Cao Việt Bách (1969).
	+ Bác đang cùng chúng cháu hành quân – Nhạc và lời: Huy Thục (1970).
	+ Đêm Trường Sơn nhớ Bác – Nhạc: Trần Chung. Lời: Trích thơ Nguyễn Trung Thu.
	+ Tiếng hát trên thành phố mang tên Người. Nhạc: Cao Việt Bách. Lời: Cao Việt Bách – Đăng Trung. 
	+ Bác Hồ một tình yêu bao la – Thuận Yến (1979).
	+ Lời Bác dặn trước lúc đi xa – Trần Hoàn (1989).
	+ Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh – Nhạc và lời: Xuân Hồng.
	- Ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
	+ Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh – Văn Ký (1971).
	+ Thanh niên làm theo lời Bác – Hoàng Hòa.
	+ Lên đàng – Lưu Hữu Phước – Huỳnh Văn Tiểng.
	+ Khát vọng tuổi trẻ - Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
	+ Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ - Nhạc và lời: Triều Dâng.
	+ Dấu chân tình nguyện – Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
	+ Mùa hè xanh – Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
	+ Bài ca thanh niên tình nguyện. Nhạc và lời: Nguyễn Thành An.
	+ Hành trình nối vòng tay lớn - Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên.
	+ Hành trình chào kỷ nguyên mới – Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên.
	+ Khúc hát thanh niên – Nhạc và lời: Lê Phùng.
	Có thể hát một số bài hát ca ngợi quê hương, đất nước. Trang trí cho buổi sinh hoạt và chuẩn bị quà phát thưởng.
* Hoạt động 3: Học sinh phân công người sưu tầm và tập luyện các bài hát theo chủ đề quy định. Soạn, công bố và nắm vững thể lệ thi để tham gia thi đạt kết quả tốt. Chuẩn bị trang phục, đạo cụ (nếu có).
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
-Khởi động, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động tháng 02 (5 phút)
*Hoạt động 1: Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước (20 phút).
- Báo cáo
* Hoạt động 2: Tọa đàm: Thanh niên với lý tưởng cách mạng (30 phút)
-Nghe nói chuyện
- Thảo luận
* Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn (30 phút)
- Tổ chức cuộc thi, hội thi qua các vòng
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên hoặc một bài hát có chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc ca ngợi quê hương, đất nước. Ví dụ: Thanh niên làm theo lời Bác – Hoàng Hòa.
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 02: “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”.
- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.
- Vỗ tay
- Tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của buổi nói chuyện và báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Ở nước ta, đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đồng bộ, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm đã được đề ra ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986). Đại hội VI đã phản ánh sự đổi mới rất cơ bản trong tư duy kinh tế của Đảng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, về cơ chế, chính sách kinh tế. Cùng với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4 – 1988) về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp và chính sách mở cửa đã phát huy nội lực, thu hút ngoại lực cho xây dựng và phát triển đất nước. Chính đường lối đổi mới kịp thời, đúng đắn đưa nước ta từng bước thoát dần ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước đạt được nhiều thành tựu mới trong xây dựng đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6 – 1996), Đảng ta khẳng định: nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng một số mặt chưa vững.
Hiện nay, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện nhưg vẫn trong tình trạng kém phát triển so với nhiều nước trong khu vực và thế giới (Đại hội X của Đảng – 4 – 2006). Nhưng nhìn lại, sau hơn 20 năm đổi mới (1986 – 2008), chúng ta thấy rằng: sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, củng cố niềm tin tất thắng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thành tựu ấy được khái quát thành những điểm cơ bản sau:
a) Tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất. Nước ta đã hoàn thành được lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế: 
. 7 – 1995: gia nhập ASEAN
. 3 – 1996: gia nhập ASEM
. 11 – 1998: gia nhập APEC
. 7 – 11 – 2006: gia nhập WTO, là thành viên thứ 150.
Sáng 16 – 10 giờ New York (17 – 10 – 2007 giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu Việt Nam vào ghế ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu áp đảo 183/190 phiếu ủng hộ niên khóa 2008 – 2009. Hội đồng bảo an là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan đến tương lai của nhân loại; góp phần thự hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tranh thủ nguồn lực cho xây dựng đất nước, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất đưa ra phán quyết bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận được những vấn đề nóng trên thế giới. Sự kiện này chứng tỏ vị thế của Việt Nam đã và ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, được nhân dân thế giới tin yêu.
b) Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 là 7,51% đạt mức kế hoạch đề ra (riêng năm 2005 là 8,43%). Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao (hàng dệt may, giày da). Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế. Dự kiến năm 2008, GDP sẽ tăng từ 8,5 đến 9%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20 đến 22%.
c) Cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm 2005: 
- Cơ cấu ngành: 
+ Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP là 41%.
+ Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản là 20,9%.
+ Tỷ trọng dịch vụ là 38,1%.
- Cơ cấu lao động:
+ Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội: 17,9%.
+ Lao động trong các ngành dịch vụ: 25,3%.
+ Lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: 56,8%.
Đến năm 2010, cơ cấu ngành trong GDP (tổng sản phẩm trong nước sẽ là:
+ Nông nghiệp: 15 – 16%.
+ Công nghiệp và xây dựng: 43 – 44%.
+ Dịch vụ: 40 – 41%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm 2010, mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam là: 15 tỷ USD.
d) Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Văn kiện Đại hội VIII (1996): “nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước”. Hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục tăng qua các năm (Văn kiện Đại hội X của Đảng, tr.57). Ví dụ: năm 2007, ODA hỗ trợ vào Việt Nam đạt 4,44 tỷ USD (Thời sự Việt Nam, thứ 5, ngày 29 – 11 – 2007). Cũng trong năm 2007, Việt Nam đã có thể thu hút FDI đạt kỷ lục là 19 tỷ USD (Tin trong nước HTV 7, tối 18 – 12 – 2007). Nguồn tin thời sự Việt Nam ngày 16 – 02 – 2008 cho biết: năm 2007, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 20,3 tỷ USD.
Bộ Công thương Việt Nam đã nêu: mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 58,6 tỷ USD.
Cuối năm 2006, có 74 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam.
e) Khoa học – kỹ thuật có nhiều tiến bộ đáng kể.
Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp.
f) Lĩnh vực văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm đi khá nhiều.
Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, được đầu tư nhiều hơn. Đến hết năm 2005, có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS. Hiện đang đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học và sau đại học.
Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005 còn 7%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005. Năm 2000, bình quân thu nhập đầu người đạt trên 300 USD/người/năm; năm 2004: 562 USD/người/năm; năm 2007: 729 USD/người/năm. Nếu GDP tăng từ 7,5 đến 8%/năm thì thu nhập bình quân ở nước ta năm 2009 dự kiến là 950 USD/người/năm và năm 2010 là 1050 – 1100 USD/người/năm. Tuổi thọ trung bình của dân số nước ta tăng từ 67,8 tuổi (năm 2000) lên 71,5 tuổi (năm 2005).
Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ bác sĩ đạt 7 người/10.000 dân; trên 90% hộ dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, 75% dân cư nông thôn có nước sạch. 
=> Học sinh phải có trách nhiệm trước những yêu cầu của của quê hương, đất nước.
- Tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của buổi nói chuyện.
Các em có quyền bày tỏ quan điểm của mình về những điều được đề cập trong buổi tọa đàm này, có quyền được thu thập thông báo, thông tin, các em cần đòi hỏi để thực hiện quyền này.
- Thực hiện cuộc nói chuyện, trao đổi thông tin với học sinh.
- Nhắc lại một số nét cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ 1925 đến 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân dâng cao:
 8/1925, cuộc bãi công tiêu biểu của hơn 1000 công nhân binh xưởng Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã giành thắng lợi lớn.
Trong 2 năm 1926 – 1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhân trong cả nước, tiêu biểu là công nhân nhà máy sợi Nam Định (7 – 1926), đồn điền Cam Tiên (12 – 1926), đồn điền Phú Riềng (tháng 8, 9 – 1927).
1928, bãi công đã nổ ra tại mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá Laruy (Larue) ở Sài Gòn (19 – 2), các nhà máy xay Chợ Lớn (23 – 2), sở dầu Hải Phòng (13 – 3), đồn điền cao su Lộc Ninh (18 – 4), nhà máy cưa Bến Thủy (11 – 4), nhà máy tơ Nam Định (23 – 11). Trong năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy chai Hải Phòng (23 – 4), nhà máy xe lửa Tràng Thi ở Vinh (16 – 5), nhà máy sửa chữa ôtô Aviat ở Hà Nội (28 – 5), sở dầu Hải Phòng (23 – 9), nhà máy xi măng Hải Phòng (22 – 10). 
Các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tinh thần đoàn kết giai cấp, ý thức tổ chức của công nhân.
Phong trào nông dân phát triển khá mạnh ở nhiều vùng trong nước. 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi (Rạch Giá) đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ chiếm đất quyết liệt đến đổ máu. Nông dân tại nhiều làng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nổi lên đấu tranh chống bọn địa chủ cướp đất, bãi sa bồi, đòi chia ruộng công, chống nhũng lạm của bọn cường hào.
Phong trào công nhân và nông dân đã có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì phong trào cách mạng dâng cao đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của đội tiên phong cách mạng có đủ bản lĩnh để lãnh đạo cuộc cách mạng của toàn dân tộc, đó là Đảng Cộng sản. Đó là lý do để 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam:
. 17 – 6 – 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập ở Hà Nội.
. Mùa thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập.
. 1 – 1- 1930, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời từ trong phái “tả” của Đảng Tân Việt.
Như vậy, trên một đất nước Việt Nam mà có 3 tổ chức cộng sản cùng tồn tại, lại có một mục đích chung là đấu tranh cách mạng chống đế quốc giành độc lập, cùng đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Lúc bấy giờ, tình hình thế giới diễn ra hết sức phức tạp, thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, nhân dân thuộc địa bị bóc lột nặng nề. Mâu thuẫn xã hội diễn ra rất gay gắt mà 3 tổ chức cộng sản nêu trên lại có mâu thuẫn nhau, tổ chức nào cũng muốn lôi kéo lực lượng quần chúng về phía mình. Sự tồn tại 3 tổ chức hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn, nên đòi hỏi phải có một đảng thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, ngày 3 – 2 – 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hợp nhất 3 tổ chức cộng sản này thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ thành lập Đảng, Chương trình hành động. Tất cả đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam, đây cũng chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tròn 79 tuổi (3/2/1930-3/2/2009). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa 3 yếu tố:
. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
. Chủ nghĩa yêu nước hay phong trào yêu nước.
. Phong trào công nhân.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu và có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã hợp nhất các tổ chức cộng sản, nhất trí thông qua một đường lối chính trị đúng đắn, là cơ sở thống nhất về tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng Việt Nam, tránh chia rẽ giữa các đảng phái, tạo nên truyền thống đoàn kết của Đảng và dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, là điều kiện cơ bản quyết định những thắng lợi quan trọng, oanh liệt, đưa nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc ở những năm sau. Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của nhiều năm chuẩn bị công phu về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí tiền bối; của cuộc đấu tranh gian khổ chống chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa thoả hiệp, chống sự khủng bố, lừa bịp của chủ nghĩa thực dân.
+ Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam có bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc để lãnh đạo cách mạng, “Nó chứng tỏ rằng, giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Hồ Chí Minh).
- Nêu rõ mục tiêu xây dựng đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là sự cụ thể hóa lý tưởng cách mạng của Đảng.
- Gợi ý cho học sinh thảo luận:
1/ Thế nào là dân giàu? Tại sao dân có giàu thì nước mới mạnh? Nhà nước ta đã làm gì cho dân giàu nước mạnh? Tại sao nước phải mạnh? Thế nào là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh? Sự công bằng, dân chủ, văn minh được thể hiện như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay ở xã hội ta?
(Nếu học sinh trả lời chưa phù hợp, hoặc hiểu chưa đúng thì giáo viên sẽ giải đáp).
2/ Muốn có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc cho cá nhân mình thì có gì trái với lý tưởng của Đảng không?
Đáp: Không. Vì mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người; thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản (Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.4).
- GV: Có thể giới thiệu khái quát 8 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng theo tinh thần Đại hội X của Đảng (4-2006) khi giải đáp cho học sinh câu hỏi này và để học sinh hiểu được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội:
+ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Do nhân dân làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
3/ Có khi nào dân giàu mà nước không mạnh không?
Đáp: có.
4/ Nếu bạn làm một nghề kiếm được ít tiền hơn những bạn khác thì có sự công bằng giữa bạn và các bạn ấy không? Có phải công bằng là ai cũng giống ai không?
Đáp: Vẫn có sự công bằng vì:
+ “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” đôi khi cũng dẫn đến thu nhập khác nhau giữa những người trong cùng một nghề trong xã hội ta hiện nay.
+ Nếu bạn và các bạn khác không làm cùng một nghề, do nhu cầu của thị trường lao động, tính chất, đặc điểm, vị trí, vai trò của ngành nghề mà thu nhập của cá nhân là nhiều hay ít. Ví dụ: tiền lương cho những người làm trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thường cao hơn các ngành nghề khác.
Cần phân biệt rõ “công bằng” trong phân phối thu nhập với “cào bằng”, vì trước đổi mới năm 1986, do phân phối sản phẩm nông nghiệp theo hình thức “cào bằng” đã làm triệt tiêu động lực sản xuất của người dân khi tham gia kinh tế hợp tác xã.
4/ Theo em, xã hội văn minh có bỏ tục lệ cúng Thành hoàng làng hay không?
Đáp: Xã hội văn minh với nền văn hoá tiên tiến phải biết kế thừa những giá trị, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Lễ cúng Thành hoàng làng, vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó, thể hiện sự tri ân, lối sống có nghĩa có tình, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam – văn hóa tín ngưỡng trong tổ chức đời sống cá nhân. 
5/ Chỉ cần dân giàu, không cần nước mạnh có được không?
Đáp: Không! Vì nếu nước không mạnh (VD: về quân sự, tiềm lực quốc phòng) thì sẽ không bảo vệ được thành quả xây dựng đất nước, nền độc lập dân tộc, cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân.
- Giới thiệu các hình thức thi, chọn 2 đội thi, cử ra Ban Giám khảo, thư ký tổng hợp các vòng thi, cách tiến hành, thang điểm chấm, cách tính điểm.
Ví dụ: 
+ Vòng 1: Thi “Nốt nhạc vui”, hai đội cùng nghe một đoạn nhạc không lời trên máy hát đĩa CD và nhanh tay phát tín hiệu để được ưu tiên trả lời trước đoán tên bài hát là gì. Chủ đề của nhạc nền là các bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ca ngợi quê hương. Nếu thấy đoán tên bài hát từ nhạc không lời khó quá thì có thể thay bằng nhạc có lời rồi đoán tên bài hát. Nếu không chuẩn bị được máy hát đĩa CD thì có thể mời 1 hoặc 2 ca sĩ của lớp lên hát một đoạn bài hát cho hai đội đoán tên.
+ Vòng 2: Thi “Ai nhanh hơn” hoặc “Ai đoán tài thế?”.
Lần này, người dẫn chương trình nêu tên bài hát (hợp chủ đề), hai đội nhanh tay phát tín hiệu (giơ tay hoặc dùng cờ hiệu), (hoặc NDCT sẽ chỉ định lượt trả lời cho mỗi đội) để trả lời đoán tên tác giả (và năm sáng tác). Lưu ý: sau khi người dẫn chương trình đọc tên bài hát xong, nói chữ “hết” thì hai đội mới phát tín hiệu xin trả lời, phát tín hiệu trước thì sẽ phạm quy. Nếu đội A trả lời sai, NDCT có thể mời đội còn lại trả lời để có cơ hội ghi điểm. Số lượng bài hát dự đoán có thể từ 5 đến 10 bài, nên chọn các bài phổ biến hoặc gần gũi với học sinh. Đáp án có thể do N

File đính kèm:

  • dochoat_dong_ngoai_gio_len_lop_thang_2.doc
Giáo án liên quan