Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm

HỘI VUI HỌC TẬP

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI

CÁCH MẠNG

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học

- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học tự nhiên trong xã hội

- Biết được một số gia đình có công với cách mạng địa phương mình

- Quí trọng các gia đình có công với cách mạng

- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ

II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kĩ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập và đối với gia đình có công với cách mạng.

- Kĩ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với ngưyơì khác trong hội vui học tập.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui học tập, xây dựng kế hoạch

- Kĩ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi được phân công nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch nhóm.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong hoạt động

- Trò chơi giáo dục - Đóng vai

- Hoạt động nhóm nhỏ - Hỏi chuyên gia

IV. Tài liệu và phương tiện

- Một số tiết mục văn nghệ.

- Mẫu lập kế hoạch.

- Giấy, bút.

- Một quả bóng màu trang trí đẹp.

V.Tiến trình hoạt động:

1.Khám phá: Trò Chơi “Kể tên các gia đình có công với cách mạng”

- Lớp trưởng: Đoàn Trang yêu cầu các bạn đứng thành vòng tròn và giới thiệu luật chơi: Khi quả bóng được tung đến tay ai, người đó phải kể tên các gia đình hoặc thành viên trong gia đình có công với cách mạng ở địa phương mà em biết, lần lượt người này sẽ tung quả bóng cho người tiếp theo. (Lưu ý: không tung bóng hai lần cho một bạn). Quả bóng tiếp tục được tung cho tất cả mọi thành viên trong lớp (nếu đủ thời gian) hoặc cho đến khi không còn bạn nào có ý kiến nữa.

- Trong qua trình cả lớp chơi trò chơi thư kí: Phạm Thảo ghi tên các gia đình có công với cách mạng lên bảng.

- Kết thúc trò chơi, Đoàn Trang mời một bạn đọc to những thông tin ghi trên bảng và tổng hợp danh sách gia đình có công với cách mạng.

- Đoàn Trang giới thiệu hoạt động tiếp theo.

2. Kết nối

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phươn

- Đoàn Trang: Hỏi cả lớp xem những bạn nào ở cùng khu vực với từng gia đìnhcó công với cách mạng được ghi trên bảng và yêu cầu những bạn đó đứng riêng ra một bên.

+ Sau đó Đoàn Trang chia các bạn trong lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 8 bạn), tiếp theo Đoàn Trang chia các bạn ở cùng khu vực với các gia đình có công với cách mạng về các nhóm và yêu cầu các nhóm lựa chọn một hoặc hai gia đình có công với cách mạng được ghi ở trên bảng và thảo luận các câu hỏi sau:

“Tìm hiểu về tên gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình”( Tên gia đình, địa chỉ nhà ở, công lao đóng góp của gia đình đối với cách mạng, hoàn cảnh hiện nay của gia đình, .)

- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Đoàn Trang: kết luận về hoạt động.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.

- Đoàn Trang: yêu cầu các nhóm xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.

- Đoàn Trang lưu ý các nhóm. Phần việc của các nhóm phải đáp ứng được những câu hỏi như:

a) Nhóm của các bạn cần và muốn biết gì về chủ đề này?

b) Các bạn cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?

c) Các bạn cần đi đến đâu để lấy được thông tin?

d) Ai có thể giúp các bạn lấy được thông tin?

e) Các bạn phân công công việc cho các thành viên trong nhóm ntn để lấy thông tin?

- Đại diện từng nhóm báo cáo kế hoach trước lớp:

*Từng tổ lập đề án giúp đỡ:

+ Tên gia đình có công với cách mạng + Hoàn cảnh của gia đình

+ Mục tiêu cần đạt + Những người thực hiện

+ Nội dung giúp đỡ + Thời gian và kế hoạch thực hiện

+ Từng tổ báo cáo kế hoạch trước lớp

- Lớp góp ý bổ sung

- Bích Ngọc tổng kết hoạt động. Các nhóm đến động viên, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ một số việc vừa sức.

 

doc42 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................
Chủ điểm tháng 12.
.
 Các hoạt động của chủ điểm:
Thảo luận chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”.
Hội vui học tập.
Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Hoạt động thứ nhất.
THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” .
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống
- Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong hoạt động 
Trình bày tích cực. – Hỏi và trả lời.
Làm việc nhóm. - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ
IV. Tài liệu và phương tiện 
- Các tư liệu(sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin ) nói về truyền thống cách mạng. 
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác.
V. Tiền trình hoạt động
1) Khám phá: Lớp trưởng nêu yêu cầu hoạt động của lớp
- 4 tổ trưng bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng theo vị trí phân công.
+ Yêu cầu : Sản phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như : hình ảnh của các anh hùng liệt sỹ, các bài viết về cuộc đấu tranh anh dũng của những người con của quê hương đất nước, 
GVCN : gợi ý và đề nghị HS quan sát các sản phẩm đó và hỏi : « Đã bao giờ các em được nhìn thấy những hình ảnh này về quê hương, đất nước của mình chưa ? »
- Lớp trưởng mời một vài bạn phát biếu ý kiến.
GVCN nêu tiếp yêu cầu : mời đại diện 3 tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình.
2) Kết nối:
 Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu
Trịnh Huyền mời đại diện 4 tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu
+ Tổ 1 : Ngần
+ Tổ 2 : Vũ Huyền
+ Tổ 3 : Thanh Toan
+ Tổ 4 : Trần Huyền
- Kết thúc phần trình bày của 4 tổ, các thành viên trong lớp tiến hành HĐ hỏi - đáp
+ Có thể đặt câu hỏi cụ thể với những phần nội dung chưa rõ để đại diện tổ trả lời.
+ HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
 Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ 
 Trịnh Huyền giới thiệu 2 tiết mục văn nghệ 
 + Tốp ca nam bài: ca ngợi Tổ quốc
 + Đơn ca nữ của bạn Lan Anh bài: Màu áo chú bộ đội.
3) Thực hành – Luyện tập
 Hoạt động 3: Chia sẻ cặp đôi – Thảo luận
- Lớp trưởng nêu câu hỏi để cả lớp cùng tham gia suy nghĩ, trả lời:
+ Truyền thống cách mạng của quê hương, bao gồm những truyền thống nào? Hãy kể tên những truyền thống đó?
+ Hãy kể tên những tấm gương anh hùng liệt sỹ của xã Yên Đức và tỉnh Quảng ninh.
+ Trường mình có bao nhiêu Thầy giáo và nhân viên tham gia bảo vệ Tổ quốc?
+ HS phải làm gì để xứng đáng với truyền thống đó?
- HS cả lớp suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi.
4) Vận dụng
- GVCN đề nghị HS hãy phán ánh những kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương cho những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ. 
VI. Tư liệu 
- Các bài hát phục vụ cho hoạt động:
+ Ca ngợi Tổ quốc (Nhạc và lời: Hoàng Vân)
+ Màu áo chú bộ đội (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý)
 * Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
Ngày soạn :.................................
 Ngày giảng : .........................
Hoạt động 2:
HỘI VUI HỌC TẬP
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI 
CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học
- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học tự nhiên trong xã hội 
- Biết được một số gia đình có công với cách mạng địa phương mình
- Quí trọng các gia đình có công với cách mạng
- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập và đối với gia đình có công với cách mạng.
- Kĩ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập.
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với ngưyơì khác trong hội vui học tập.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui học tập, xây dựng kế hoạch
- Kĩ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi được phân công nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch nhóm.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong hoạt động
- Trò chơi giáo dục - Đóng vai
- Hoạt động nhóm nhỏ	 - Hỏi chuyên gia
IV. Tài liệu và phương tiện 
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Mẫu lập kế hoạch.
- Giấy, bút.
- Một quả bóng màu trang trí đẹp. 
V.Tiến trình hoạt động:
1.Khám phá: Trò Chơi “Kể tên các gia đình có công với cách mạng”
- Lớp trưởng: Đoàn Trang yêu cầu các bạn đứng thành vòng tròn và giới thiệu luật chơi: Khi quả bóng được tung đến tay ai, người đó phải kể tên các gia đình hoặc thành viên trong gia đình có công với cách mạng ở địa phương mà em biết, lần lượt người này sẽ tung quả bóng cho người tiếp theo. (Lưu ý: không tung bóng hai lần cho một bạn). Quả bóng tiếp tục được tung cho tất cả mọi thành viên trong lớp (nếu đủ thời gian) hoặc cho đến khi không còn bạn nào có ý kiến nữa.
- Trong qua trình cả lớp chơi trò chơi thư kí: Phạm Thảo ghi tên các gia đình có công với cách mạng lên bảng.
- Kết thúc trò chơi, Đoàn Trang mời một bạn đọc to những thông tin ghi trên bảng và tổng hợp danh sách gia đình có công với cách mạng.
- Đoàn Trang giới thiệu hoạt động tiếp theo.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phươn
- Đoàn Trang: Hỏi cả lớp xem những bạn nào ở cùng khu vực với từng gia đìnhcó công với cách mạng được ghi trên bảng và yêu cầu những bạn đó đứng riêng ra một bên. 
+ Sau đó Đoàn Trang chia các bạn trong lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 8 bạn), tiếp theo Đoàn Trang chia các bạn ở cùng khu vực với các gia đình có công với cách mạng về các nhóm và yêu cầu các nhóm lựa chọn một hoặc hai gia đình có công với cách mạng được ghi ở trên bảng và thảo luận các câu hỏi sau:
“Tìm hiểu về tên gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình”( Tên gia đình, địa chỉ nhà ở, công lao đóng góp của gia đình đối với cách mạng, hoàn cảnh hiện nay của gia đình, ...)
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đoàn Trang: kết luận về hoạt động.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
- Đoàn Trang: yêu cầu các nhóm xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
- Đoàn Trang lưu ý các nhóm. Phần việc của các nhóm phải đáp ứng được những câu hỏi như:
a) Nhóm của các bạn cần và muốn biết gì về chủ đề này?
b) Các bạn cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?
c) Các bạn cần đi đến đâu để lấy được thông tin?
d) Ai có thể giúp các bạn lấy được thông tin? 
e) Các bạn phân công công việc cho các thành viên trong nhóm ntn để lấy thông tin?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kế hoach trước lớp: 
*Từng tổ lập đề án giúp đỡ:
+ Tên gia đình có công với cách mạng + Hoàn cảnh của gia đình
+ Mục tiêu cần đạt + Những người thực hiện
+ Nội dung giúp đỡ + Thời gian và kế hoạch thực hiện
+ Từng tổ báo cáo kế hoạch trước lớp 
- Lớp góp ý bổ sung
- Bích Ngọc tổng kết hoạt động. Các nhóm đến động viên, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ một số việc vừa sức... 
3. Thực hành - luyện tập
Hoạt động 3: Sắm vai giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
- Bích Ngọc yêu cầu các nhóm giữ nguyên các thành viên như các hoạt động trên, sau đó giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
- Các nhóm chuẩn bị phân vai và tập thử.
- Các nhóm sắm vai.
- Sau phần sắm vai của mỗi nhóm, Bích Ngọc hỏi cả lớp:
+ Vai diễn vừa rồi đã thể hiện được hoạt động giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng chưa?
+ Nhận xét về diễn xuất của các bạn trong nhóm vừa sẵm vai
- Bích Ngọc tổng kết hoạt động.
4. Vận dụng
- Phạm Khuyến yêu cầu mỗi bạn về nhà áp dụng những kế hoạch của tổ mình đã xây dựng. 
- GVCN phát biểu ý kiến kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi học sinh trong lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy tinh thần phấn đấu vươn lên học tập của lớp.Từ đó mỗi học sinh hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ,.) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy tinh thần học tập của lớp.
VI. TƯ LIỆU
MẪU LẬP KẾ HOẠCH( sử dụng cho hoạt động 2:
STT
Hoạt động
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Người thực hiện
Người hỗ trợ
 * Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
Ngày soạn : ...../....../.....
Ngày giảng: ...../....../.....
Chủ điểm tháng 1.
 Các hoạt động của chủ điểm:
1.Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.
2. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
Hoạt độngthứ nhất
TÌM HIỂU VỀ 
SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC.
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.
- Không ngừng học tập và rèn luyên, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày. 
- Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Trình bày suy nghĩ.
- Kĩ năng tự tin, lắng nghe, phản hồi, giao tiếp, ứng xử trong giao lưu.
- Kĩ năng quản lí thời gian, kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong hoạt động.
- Suy nghĩ, thảo luận, cặp đôi chia sẻ.
- Động não, biểu đạt sáng tạo.
- Trình bày một phút.
- Hỏi và trả lời.
- Trò chơi giáo dục.
IV. Tài liệu và phương tiện
- Tư liệu sách báoliên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trải nghiệm, được nhận thức qua các thông tin khác.
- Những bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.
- Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Một số câu hỏi gợi ý:
Câu hỏi 1: Sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu hỏi 3: Trong thời kì bao cấp nước ta trước đay có những thành phần kinh tế nào?
Câu hỏi 4: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước về mặt văn hoá hiện nay?
Câu hỏi 5: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước trong mọi mặt như thế nào?
Câu hỏi 6: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực hiện nay cần phải đấu tranh, loại bỏ?
V.Tiến trình hoạt động:
1.Khám phá: 
- Trịnh Huyền cho cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng”
- Sau đó nêu lí do và yêu cầu của hoạt động, giới thiệu đại biểu, Ban cố vấn hoạt động.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường lối đổi mới của Đảng.
- Bích Ngọc lần lượt nêu các câu hỏi, yêu cầu cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến trao đổi.
Câu hỏi 1: Sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu hỏi 3: Trong thời kì bao cấp nước ta trước đay có những thành phần kinh tế nào?
Câu hỏi 4: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước về mặt văn hoá hiện nay?
Câu hỏi 5: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước trong mọi mặt như thế nào?
Câu hỏi 6: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực hiện nay cần phải đấu tranh, loại bỏ?
- Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề cả lớp cùng trao đổi.
- Vấn đề nào chưa rõ, xin ý kiến Ban cố vấn.
- Bạn Bích Ngọc chốt lại vấn đề thảo luận.
3. Thực hành - luyện tập
Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ:
- Trịnh Huyền mời cả lớp và các đại biểu cùng giao lưu văn nghệ.
- Sau mỗi tiết mục, khán giả cổ vũ và tặng hoa.
- Trịnh Huyền giới thiệu các tiết mục văn nghệ của 3 tổ : Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ 
ca ngợi về Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương đất nước.
- Sau đó mời các đại biểu cùng tham gia các tiết mục văn nghệ.
4. Vận dụng
- Bạn Bích Ngọc yêu cầu mỗi HS về nhà viết cảm nghĩ của mình về buổi giao lưu. 
+ Mời các đại biểu và cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”
- Bạn Bích Ngọc nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt động.
VI. TƯ LIỆU
Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. 
 (Tư liêu tham khảo/121- 122)
Bài hát: Lên đàng( Nhạc: Lưu Hữu Phước, Lời: Huỳnh Văn Tiểng)
Bài hát: Nối vòng tay lớn (Nhạc: , Lời: )
* Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
Ngày soạn : ...../....../.....
Ngày giảng: ...../...../.....
Chủ điểm tháng 1.
Hoạt động thứ hai.
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước.
 - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng xác định, tìm kiếm
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong hoạt động.
- Động não, thảo luận, hoàn tất một nhiệm vụ.
- Trò chơi giáo dục, biểu đạt sáng tạo.
IV. Tài liệu và phương tiện
 - Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa, trò chơi văn nghệ liên quan đến chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân”
 - Một số nhạc cụ, trang phục, dụng cụ hoá trang.
V.Tiến trình hoạt động:
1.Khám phá: 
- Cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng”
- Bạn Bích Ngọc nêu lí do và yêu cầu của hoạt động, giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân
Bạn Trinh Huyền nêu vấn đề:
- Hãy kể tên các câu ca dao, tục ngữ về ngày xuân, ngày tết. Hãy chọn một ca dao hoặc tục ngữ và bình luận.
- Hãy kể tên các bài thơ, bài hát về mùa xuân. Hãy chọn một bài thơ hoặc bài hát trình bày.
Các tổ thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
Cả lớp lăng nghe và góp ý kiến.
Bạn Bích Ngọc mời cô giáo chủ nhiệm đánh giá và kết luận.
3. Thực hành - luyện tập
Hoạt động 2: Thi trình diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân
Bạn Bích Ngọc mời 3 tổ cử đại diện lên bốc thăm bài hát.
- Mỗi tổ trình bày một bài.
- Sau mỗi bài bạn Bích Ngọc mời hai tổ còn lại phát biểu ý kiến đánh giá.
- GVCN đánh giá kết quả.
* Kết thúc hoạt động.
 - Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”
 - Bạn Bích Ngọc nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt động.
4. Vận dụng: GV giao nhiệm về nhà cho HS
1) Qua hoạt động, em thu hoạch được những gì bổ ích đối với bản thân em?
2) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Đảng ta.
3) Em sẽ làm gì để góp phần loại bỏ những phong tục lạc hậu trong ngày xuân?
VI. TƯ LIỆU
Bài hát: Nối vòng tay lớn
Các bài hát về mùa xuân trong chương trình âm nhạc THCS
 - Các câu ca dao tục ngữ về mùa xuân (HS tự sưu tầm)
* Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Chủ điểm tháng 2.
 Các hoạt động của chủ điểm:
 1. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
 2. Giao lưu với Đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
Hoạt động thứ nhất.
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước.
 - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng xác định, tìm kiếm
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong hoạt động.
- Động não, thảo luận, hoàn tất một nhiệm vụ.
- Trò chơi giáo dục, biểu đạt sáng tạo.
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa, trò chơi văn nghệ liên quan đến chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân”
- Một số nhạc cụ .
- Trang phục, dụng cụ hoá trang.
V.Tiến trình hoạt động:
1. Khám phá: 
- Cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng”
- Bạn Bích Ngọc nêu lí do và yêu cầu của hoạt động, giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân
Bạn Trịnh Huyền nêu vấn đề:
- Hãy kể tên các câu ca dao, tục ngữ về ngày xuân, ngày tết. Hãy chọn một ca dao hoặc tục ngữ và bình luận.
- Hãy kể tên các bài thơ, bài hát về mùa xuân. Hãy chọn một bài thơ hoặc bài hát trình bày.
Các tổ thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
Cả lớp lăng nghe và góp ý kiến.
Bạn Bích Ngọc mời cô giáo chủ nhiệm đánh giá và kết luận.
3. Thực hành - luyện tập
Hoạt động 2: Thi trình diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân
Bạn Bích Ngọc mời 3 tổ cử đại diện lên bốc thăm bài hát.
- Mỗi tổ trình bày một bài.
- Sau mỗi bài Bạn Bích Ngọc mời hai tổ còn lại phát biểu ý kiến đánh giá.
- GVCN đánh giá kết quả.
* Kết thúc hoạt động.
 - Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”
 - Bạn Bích Ngọc nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt động.
4. Vận dụng: GV giao nhiệm về nhà cho HS
1) Qua hoạt động, em thu hoạch được những gì bổ ích đối với bản thân em?
2) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Đảng ta.
3) Em sẽ làm gì để góp phần loại bỏ những phong tục lạc hậu trong ngày xuân?
VI. TƯ LIỆU
Bài hát: Nối vòng tay lớn (Nhạc: , Lời: )
 - Các bài hát về mùa xuân trong chương trình âm nhạc THCS
 - Các câu ca dao tục ngữ về mùa xuân (HS tự sưu tầm)
* Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_HDNGLL_9.doc
Giáo án liên quan