Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 2 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016
2. Phần hoạt động:
a. Bước 1: Chuẩn bị:
- Giúp HS hiểu trò chơi dân gian là những trò chơi có từ lâu được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta cần chơi thương xuyên để giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
- HS kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết.
+ Hỏi: Em thích trò chơi nào? Trò chơi đó có ích gì?
- Giới thiệu: rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, kéo cưa lừa xẻ, mèo đuổi chuột, ô ăn quan, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa, nhảy ô, kéo co,“ Xỉa cá mè” .
- Cho HS chép bài đồng dao “ Xỉa cá mè”
- Chuẩn bị sân chơi.
b. Bước 2: Tiến hành chơi:
- GV phổ biến cho HS nắm cách chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Cách chơi:
+ Cả lớp xếp thành vòng tròn, quay mặt vào trong, tay phải chìa ra phía trước, hát bài đông dao cùng với người “ xỉa cá”
+ Người “ xỉa cá” I ở trong vòng tròn. Người này vừa đi vừa hát bài đồng dao cùng bạn chơi. Hát 1 từ đập tay vào một bạn. Cứ như vậy cho tới chữ cuối cùng, nếu người xỉa cá nắm tay bạn được là thắng.
TUẦN 23 Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2016 Tiết 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC Tiết 31: Tên hoạt động: TRÒ CHƠI DÂN GIAN ( Thời gian: Từ 30 - 35 phút) I. Mục tiêu: - Hướng dẫn HS tham gia một trò chơi dân gian vui, khỏe. - Qua trò chơi tăng thêm tình đoàn kết, rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai - Giữ gìn và phát huy trò chơi dân gian - HS biết vận dụng trò chơi dân gian trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. II. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng tổ chức hoạt động: - Quy mô: Tổ chức theo lớp học. - Địa điểm: Vườn trường. - Thời điểm: Tổ chức vào một buổi trong tuần. - Thời lượng: 30 - 35 phút. III. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Kể tên các trò chơi và tổ chức chơi 2. Hình thức hoạt động: - Chơi ngoài trời theo nhóm - Thi đua chơi IV. Tài liệu và phương tiện: - Tuyển tập trò chơi dân gian. - Sân chơi. V. Các bước tiến hành: 1. Hát tập thể bài: Em yêu trường em - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do . - Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Phần hoạt động: a. Bước 1: Chuẩn bị: - Giúp HS hiểu trò chơi dân gian là những trò chơi có từ lâu được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta cần chơi thương xuyên để giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. - HS kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết. + Hỏi: Em thích trò chơi nào? Trò chơi đó có ích gì? - Giới thiệu: rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, kéo cưa lừa xẻ, mèo đuổi chuột, ô ăn quan, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa, nhảy ô, kéo co,“ Xỉa cá mè”.. - Cho HS chép bài đồng dao “ Xỉa cá mè” - Chuẩn bị sân chơi. b. Bước 2: Tiến hành chơi: - GV phổ biến cho HS nắm cách chơi. - GV hướng dẫn cách chơi. - Cách chơi: + Cả lớp xếp thành vòng tròn, quay mặt vào trong, tay phải chìa ra phía trước, hát bài đông dao cùng với người “ xỉa cá” + Người “ xỉa cá” I ở trong vòng tròn. Người này vừa đi vừa hát bài đồng dao cùng bạn chơi. Hát 1 từ đập tay vào một bạn. Cứ như vậy cho tới chữ cuối cùng, nếu người xỉa cá nắm tay bạn được là thắng. + Người chơi đứng vong tròn, hát. Khi hát cá xỉa vao tay xong thì rụt tay lại, nếu tới tiếng “sạch” người chơi không kịp rút tay về thì trở thành người xỉa cá. - Luật chơi: + Không hát: thua. + Nếu tới tiếng sạch chưa được cá xỉa mà rút tay: thua. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi thật. c. Bước 3: Nhận xét- Đánh giá: - HS nêu được ích lợi khi chơi trò chơi dân gian - Tuyên dương lớp tích cực tham gia trò chơi, khen lớp có tinh thần chuẩn bị. - Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh cho các hoạt động. - GV nhận xét ý thøc th¸i ®é cña HS - Tuyªn d¬ng nh÷ng c¸ nh©n, nhãm ®· tÝch cùc tham gia trò chơi. VI. Đánh giá rút kinh nghiệm: - Đánh giá kết quả sau hoạt động - Giáo viên nhận xét chung buổi HĐNGLL, khen ngợi. - Nhận xét tinh thần thái độ khi chơi - Dặn HS ra chơi nên chơi các trò chơi dân gian ==========================*****=========================
File đính kèm:
- HĐNGLL T 23.doc