Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 2 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

V. Các bước tiến hành:

1. Hát tập thể bài: Em yêu trường em

 - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do: Sắp đến ngày 20/11, ngày NGVN, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tinh thần kính yêu thầy cô. Vì sao phai kính yêu thầy cô. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung này.

2. Phần hoạt động:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa truyển thống kính yêu thẩy giáo cô giáo

 - GV viết 3 câu hỏi lên bảng để HS thảo luận.

- Các tổ thảo luận.

 - Thư ký ghi chép ý kiến.

- Đại diện tổ lên trình bày ý kiến trước lớp.

- GV nhận xét giảng giải cho HS hiểu thêm.

Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo ? Tôn là tôn vinh, kính trong ; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng : Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến mãi mãi lưu truyền hậu thế.

Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương , Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 2 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 CHỦ ĐIỂM: KÍNH YÊU THẦY GIÁO CÔ GIÁO
 Tiết 24: Tên hoạt động: TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
 ( Thời gian: Từ 30 - 35 phút)
I. Mục tiêu:
- GDHS tinh thần nhớ ơn thầy cô. 
 - Hiểu công lao to lớn của người Thầy và nghĩa vụ đáp lại của HS.
- Kính trọng biết ơn Thầy Cô. Phát hiy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
 - Thái độ: Giáo dục cho có ý thức trong học tập, biết yêu thương đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo.
II. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng tổ chức hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học.
- Địa điểm: Lớp học.
- Thời điểm: Tổ chức vào một bổi trong tuần.
- Thời lượng: 30 - 35 phút.
III. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc Việt Nam.
- Lớp thảo luận: Thế nào là Tôn Sư Trọng Đạo ?
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi, thảo luận 
- Sinh hoạt văn nghệ 
IV. Tài liệu và phương tiện:
1. Phương tiện: Một số câu hỏi:
 - Thảo luận ý kiến chung về tầm quan trong của việc “ kính yêu thầy cô” 
- GVCN góp ý 
 - Những tư liệu sưu tầm được ( sách ,báo , câu chuyện , các tư liệu lịch sử , tranh ảnh .) về truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc Việt Nam.
- Chuẩn bị các câu hỏi:
Thế nào là biết ơn thầy cô ?
Tại sao phải biết ơn thầy cô ?
Lợi ích của biết ơn thầy cô ?
2. Tổ chức:
- Thảo luận 
 - Đăng ký thi đua theo gợi ý của GV 
V. Các bước tiến hành:
1. Hát tập thể bài: Em yêu trường em
 - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do: Sắp đến ngày 20/11, ngày NGVN, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tinh thần kính yêu thầy cô. Vì sao phai kính yêu thầy cô. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung này.
2. Phần hoạt động:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa truyển thống kính yêu thẩy giáo cô giáo
 - GV viết 3 câu hỏi lên bảng để HS thảo luận.
- Các tổ thảo luận.
 - Thư ký ghi chép ý kiến.
- Đại diện tổ lên trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét giảng giải cho HS hiểu thêm.
Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo ? Tôn là tôn vinh, kính trong ; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng : Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền.. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến mãi mãi lưu truyền hậu thế.
Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương , Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ: 
 - HS xung phong hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ, truyện theo chủ đề: Biết ơn thầy cô mà các em đã sưu tầm được.
- Cả lớp hát bài: Bông hồng tặng cô 
* Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá :
- GV chủ nhiệm nêu câu hỏi cho HS trả lời:
 + Chúng ta vừa được hiểu thế nào là truyền thổng tôn sư trong đạo, vậy với em em sẽ làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó ? 
 - Lần lượt HS phát biểu.
- Giáo viên kết luận: Thầy mong các em trong lớp đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, kính trọng lễ phép với các thầy cô giáo, với ông bà cha mẹ. Ăn mặc gọn gàng, cư sử lịch sự khi giao tiếp. Cố gắng vươn lên trong học tập để mai sau trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội
VI. Đánh giá rút kinh nghiệm:
 - Đánh giá kết quả sau hoạt động
- Giáo viên nhận xét chung buổi HĐNGLL, khen ngợi.
==========================*****==========================

File đính kèm:

  • docHĐNGLL T 13 s.doc
Giáo án liên quan