Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề hoạt động tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hoạt động 2
Vòng 1: Đuổi hình bắt chữ
1/ Cái khó ló cái khôn
2/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
3/ Đàn gảy tai trâu
4/ Đứng núi này trông núi nọ.
5/ Cái nết đáng chết cái đẹp.
6/ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Vòng 2: Xử lý tình huống
1/ Có người hỏi bạn : “Là một học sinh ngoài việc học tập, chúng ta có cần tham gia các hoạt động? Ví dụ về các vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, ATGT, những lời xuyên tạc không lành mạnh, phòng chống tham nhũng Em sẽ nói gì với bạn đó?
2/ Có người nói: Thuốc phiện là một loại dược liệu quý, mỗi nhà nên dự trữ một ít để sử dụng”. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Nếu có người rủ bạn thử hít ma tuý hay bạn nhìn thấy một người hàng xóm buôn bán ma tuý , bạn sẽ xử sự thế nào?
3/ “Hiện tại nước chúng ta không có chiến tranh, mọi vấn đề về kinh tế, chính trị . đều diễn ra tốt đẹp vì vậy là học sinh chúng ta không cần quan tâm gì hết” có đúng không? Em sẽ làm gì khi nghe nói thế? ( kinh tế, chính trị )
Họ và tên giáo viên: Trịnh Thị Mỹ Linh Tổ: Thể dục-GDQP-HĐHN-HĐNGLL Đơn vị: Trường THPT Tịnh Biên Lĩnh vực thi: HĐDHNGLL Lớp dạy: 10, tiết ppct 7,8 Thời lượng: 90 phút Môn thi: Kiểm tra năng lực Ngày thi: 07/01/2016 Đề: Soạn giáo án tích hợp Chuû ñeà hoaït ñoäng thaùng 12 THANH NIEÂN VÔÙI SÖÏ NGHIEÄP XAÂY DÖÏNG VAØ BAÛO VEÄ TOÅ QUOÁC MUÏC TIEÂU HOAÏT ÑOÄNG Hoạt động “trò chơi trúc xanh” - Hiểu ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, biết ý nghĩa một số vấn đề: đoàn kết, sự kiên trì vượt khó... Phần thi “Trả lời nhanh” - Học sinh nhớ lại các kiến thức lịch sử, văn học đã học từ những tấm gương anh hùng, người thành công Phần thi “ Xử lý tình huống”và “Hùng biện” - Hiểu được vấn đề xã hội: Bạo lực học đường, biển đảo, bảo vệ môi trường. Biết cách từ chối, biết cách tự vệ khi bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội, biết vận động bạn bè, người thân đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Tránh vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng xã hội. - Biết vận dụng các kiến thức đã học để xử lý tình huống, giải quyết các vấn đề. + Sinh học: tâm lý lứa tuổi học sinh + Giáo dục công dân: vấn đề đạo đức, kiến thức về tệ nạn + Lịch sử: về Bác Hồ, thanh niên có công với đất nước + Toán học: lập luận lo-gic, số liệu minh chứng + Hướng nghiệp: vấn đề cần biết khi chọn nghề + Tin học: trình bày vấn đề, đưa hình ảnh. + Văn học: Cách trình bày, kiến thức về thơ văn - Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, sở thích, nhu cầu xã hội và điều kiện của bản thân. Hoạt động 4: Câu hỏi kết lại từ các hoạt động của chủ đề. - Nhận thức được bản thân từ đoạn video lip về Bác Hồ và lời dạy của Bác đối với thanh niên. - Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái. Từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức. B. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng hợp tác Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng nhận thức, phân tích Kỹ năng vận dụng kiến thức GDQP, Lịch sử, Văn học, sinh học vào giải quyết vấn đề ( xử lý tình huống, hùng biện) C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT: Thảo luận, khám phá Kỹ thuật động não; Kỹ thuật giao nhiệm vụ D. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1/ Tài liệu tham khao ( học sinh và giáo viên chuẩn bị) - Những tư liệu về cuộc đời Bác Hồ, hình ảnh đuổi hình bắt chữ, thông tin hình ảnh của những người có công đất nước. - Tài liệu để cung cấp cho học sinh như : các sổ tay, tờ rơi bằng cách liên hệ với tổ chức: Đoàn thanh niên , gia đình và trẻ em, trung tâm y tế để có tài liệu. - Tìm hiểu các tư liệu về vấn đề xã hội như: tệ nạn xã hội, kinh tế, chính trị, cách cư xử với bạn khi bạn đã có biểu hiện nghiện ma tuý hoặc đối với vấn đề tham nhũng - Tư liệu liên quan đến quá trình trình bày hùng biện ( học sinh biết trước nội dung): hình ảnh, USB, b/ Phương tiện – phần chuẩn bị vào hoạt động - Mời giáo viên dạy giáo dục công dân, hướng nghiệp làm giám khảo. - Trang trí lớp, bố trí chỗ ngồi học sinh ( 4 tổ, mỗi tổ khoảng 10 học sinh ngôi theo hình chữ nhật), Ban giám khảo, thư ký. - Chuẩn bị máy vi tính, âm thanh (bài học ứng dụng CNTT) - 4 phần quà cho bốn đội theo giải - Phân công nhiệm vụ: MC ( nhận chương trình để đọc trước), thư ký ( ghi điểm) E. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Hát tập thể MC bắt nhịp hát bài hát “Nối vòng tay lớn” MC dẫn vào bài vài ý về trách nhiệm của học sinh. Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ, cuộc sống với tràn ngập những sự khác biệt,với những điều kì diệu mong manh, với những bí ẩn và bất ngờ , như thế cuộc sống có sức hấp dẫn đặc biệt.Tuy nhiên, như thế cuộc sống cũng có nghĩa là cạm bẫy nếu ta không định hướng được cho mình một lí tưởng để làm chủ cuộc sống. Nhất là lớp thanh niên thế hệ trẻ ngày nay bởi trong ta có nhiệt huyết tuổi trẻ xong lại thiếu kinh nghiệm thực tế trong vấn đề và chưa có khả năng làm chủ bản thân. Cùng làm rõ lí tưởng sống và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay để đi tìm lời giải đáp chúng ta sẽ tham gia vào hoạt đông ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Thanh niên với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc” MC giới thiệu thành phần tham dự, khách mời. Mời khách mời làm Ban giám khảo, mời Ban giám khảo và thư ký vào vị trí Giới thiệu 4 đội thi Hoạt động 2: Kết nối Vòng 1: Đuổi hình bắt chữ Thể lệ: 4 đội quan sát hình và trả lời. Đội nào có đáp án đúng và trước, được 10 điểm, đồng thời giải thích ý nghĩa của câu nói đó. Cứ lần lược như thế cho hết 6 hình. Thư kí ghi điểm. Hình ảnh gợi ý ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao Kết thúc vòng 1, MC mời thư ký công bố điểm các đội. Vòng 2: Xử lý tình huống Thể lệ: Mỗi đội bốc thăm câu hỏi, có thời gian 5 phút thảo luận, cử đại điện lên trình bày 1 phút. Ban giám khảo cho ý kiến nhận xét và cho điểm, tối đa 100 cho phần trình bày. MC chốt lại vấn đề: Hơn mọi vật vô tri vô giác, chúng ta thế hệ trẻ ngày nay có thể nhận thức được rằng con người chúng ta có thể khắc phục được những lỗi lầm để trưởng thành, chúng ta có thể nhận ra rằng mình có hai tay, một để tự giúp mình và một để giúp người khác.Vì vậy khi nói đến quan niệm về lí tưởng sống trước hết phải nói đến:Sống có lí tưởng trước hết là phải sống có ích cho bản thân mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm với bản thân mình. Với chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường lí tưởng sông không có gì là cao xa mà đơn giản chỉ là việc nổ lực học tập, trau dồi thêm cho mình vốn kiến thức để sau này có thể đứng vững trên đôi chân của mình góp phần xây dựng đất nước chứ không phải là gánh nặng cho ai. Bạn hãy tin rằng bạn sẽ thành công trên đường đời nếu luôn có trách nhiệm với bản thân.Và như thế mọi xã hội sẽ tốt đẹp bởi tôi tin chắc rằng mọi xã hội sẽ tốt đẹp nếu mỗi cá nhân luôn cố gắng hoàn thiện mình. Kết thúc vòng 2, MC mời thư ký công bố điểm các đội. Vòng 3: “Ai nhanh hơn” MC đọc thể lệ: sau khi MC đọc câu hỏi , đội nào giơ tay trước thì được quyền trả lời trước . Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai các đội còn lại tiếp tục trả lời. Kết thúc vòng 3, MC mời thư ký công bố điểm các đội. Hoạt động 3: Thực hành “Hùng biện” Vấn đề “Bạo lực học đường” là một hiện tượng nóng của các trường học hiện nay. Theo các em thì do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Thể lệ: Mỗi đội cử đại diện lên trình bày, điểm tối đa của phần này là 100 điểm. Mời Ban giám khảo cho ý kiến và điểm. Kết thúc vòng 3, MC mời thư ký công bố điểm các đội và thứ tự giải của các đội Hoạt động 4: Vận dụng “ Xem đoạn video lip về Bác Hồ” Là học sinh chúng ta làm gì để bảo vệ quê hương, xây dựng đất nước? - Đối với môi trường học tập - Đối với công tác xã hội - Đối với những tệ nạn xã hội - Đối với những lời xuyên tạc, không lành mạnh. - .. MC mời vài bạn trả lời MC đọc một đoạn lời của Bác gởi thanh niên Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là "tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên". Ý nghĩa của nó là: phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỗi cháu và toàn thề các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy. MC công bố kết quả các cuộc thi, mời các đội lên nhận phần thưởng. MC mời BGK lên trao quà MC mời GVBM nhận xét tiến trình hoạt động Giáo viên nhận xét tiết trình hoạt động Nhấn mạnh vai trò thanh niên trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai: rèn luyện sức khỏe, tích cực học tập, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn, bảo vệ tổ quốc Dặn dò công việc về nhà: tìm hiểu thêm các vấn đề về tại nạn xã hội HIV, lên chương trình cho hoạt động tháng 01 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. VI. TƯ LIỆU: Hoạt động 2 Vòng 1: Đuổi hình bắt chữ 1/ Cái khó ló cái khôn 2/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 3/ Đàn gảy tai trâu 4/ Đứng núi này trông núi nọ. 5/ Cái nết đáng chết cái đẹp. 6/ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Vòng 2: Xử lý tình huống 1/ Có người hỏi bạn : “Là một học sinh ngoài việc học tập, chúng ta có cần tham gia các hoạt động? Ví dụ về các vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, ATGT, những lời xuyên tạc không lành mạnh, phòng chống tham nhũng Em sẽ nói gì với bạn đó? 2/ Có người nói: Thuốc phiện là một loại dược liệu quý, mỗi nhà nên dự trữ một ít để sử dụng”. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Nếu có người rủ bạn thử hít ma tuý hay bạn nhìn thấy một người hàng xóm buôn bán ma tuý , bạn sẽ xử sự thế nào? 3/ “Hiện tại nước chúng ta không có chiến tranh, mọi vấn đề về kinh tế, chính trị .. đều diễn ra tốt đẹp vì vậy là học sinh chúng ta không cần quan tâm gì hết” có đúng không? Em sẽ làm gì khi nghe nói thế? ( kinh tế, chính trị) 4/ “Chúng ta đang học lớp 10, nên vấn đề định hướng nghề chưa cần thiết và sau này đó là chuyện của ba mẹ lo”. Em có nhận xét thế nào về câu nói đó? Vòng 3: Ai nhanh hơn 1/ Quan sát ảnh, hãy cho biết người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tên là gì? Đáp án Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót (1922 - 1954) lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên tiêu diệt hỏa lực địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh này mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng. 2/ Câu thơ sau nói đến ai: “.. Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính .” Đáp án Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu (1933 - 1952), chiến sĩ công an xung phong quận Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 3/ Là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam hiện nay, và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields? Đáp án Giáo Sư Ngô Bảo Châu(1972) Huy chương Field của giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới 4/ Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là ai, đọc ngày tháng năm nào, ở đâu? Đáp án Bác Hồ đọc Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội 5/ Hãy kể một số nghề mà Bác Hồ đã từng làm Trong quá trình hoạt động cách mạng? Đáp án Quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá, 6/ Ví không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân/ Nghĩ mình trong bước gian truân/ Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng. Tác giải của bài thơ, tiêu đề của bài thơ? Trả lời Hồ Chí Minh – Nhật ký trong tù 7/ Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào? Trả lời Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”. 8/ “ Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng...” Cậu bé trong đoạn thơ trên tên gì? Làm việc gì? Trả lời: Tên Lượm, đi liên lạc (chú bé đi liên lạc) 9/ Quan sát hình, cho biết đó là ai? Anh có câu nói đanh thép trước tòa án Pháp: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể là con đường nào khác", Đáp án Người đoàn viên thanh niên Lý Tự Trọng (1914 - 1931) chính là biểu tượng sinh động của thanh niên Việt Nam trên con dường dấn thân cứu nước. 10/ Quan sát hình, cho biết đó là ai? người đã thực hiện cuộc đánh bom nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara, song không thành công Đáp án Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964) Hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang bất khuất trước họng súng kẻ thù ngày 15/10/1964 mãi mãi là tấm gương sáng để thanh niên Việt Nam noi theo. THÍ SINH Trịnh Thị Mỹ Linh
File đính kèm:
- Giao_an_NGLL10_thang_12_theo_huong_tich_hop_Thi_GVG_duoc_65_diem.doc