Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 cả năm

 I.MỤC TIÊU

- Hiểu được ý nghĩa công lao về những anh hùng của quê hương đất nước

- Biết cách rèn luyện để nhớ ơn về anh hùng của quê hương đất nước

- Biết thực hành và vận dụng các kỹ năng sống trong giao tiếp ứng xử trong cuộc sống ở trường gia đình về những gia đình có công với cách mạnh.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG

- Kỹ năng tự tin khi siêu tầm, tìm hiểu các tư liệu về những người anh hùng trong lịch sử

- Kỹ năng tìm kiếm và ứng xử thông tin về những người anh hùng của quê hương đất nước.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não

- Làm việc theo nhóm nhỏ

- Thảo luận

- Kể chuyện

- Biểu đạt sáng tạo

 

doc49 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Nội dung quyết định số 167-HĐBT
Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam. 
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng năm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. 
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng năm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. 
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.("Theo "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" )
2. CÂU HỎI:
Bạn hiểu công lao của thầy cô đối với sự trưởng thành của bạn và sự phát triển của xã hội?
Hãy giải thích câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên”
bạn hiểu gì về ngày nhà giáo Việt Nam?
Bạn hiểu câu tôn sư trọng đạo nghĩa như thế nào?
Hãy kể một kỷ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò?
Để đền đáp công ơn của thầy, cô bạn phải làm gì?
Hãy kể tên ba thầy, cô giáo tiêu biểu nhất trong nước mà bạn biết?
Hãy hát hoặc đọc bài thơ tặng thầy, cô giáo mà bạn biết?
Trường ta có bao nhiêu Thầy cô giáo ở mỗi tổ? kể tên?
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
----------ǶÈ----------
1)MỤC TIÊU GIÁO DỤC :
-Giúp HS hiểu về truyền thống vẽ vang của quân Đội ta, của Cha, Ông tổ tiên ta 
-Giúp HS biết ơn và tự hào với truyền thống vẽ vang đó 
-Giúp HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động kỉ luật tốt, học tập tốt 
2)NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 
a)Tuần thứ 1 và 2
Nội dung : Tổ chức hoạt động “Những người con anh hùng của quê hương đất nước”và văn nghệ “ Hát về quê hương và quân đội anh hùng”
b)Tuần thứ 3 và 4 
Nội dung : Tổ chức hoạt động “Thi kể chuyện lịc sử và hội vui để học”
 Hoạt động tuần thứ nhất
I. MỤC TIÊU: giúp học sinh :
- Hiểu những truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
- Biết hát các bài hát tryền thống cách mạng quê hương.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nước và thêm yêu tổ quốc.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
1) Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ ca gợi quê hương và bộ đội anh hùng.
2) Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
3) Kỹ năng lựa chọn các hình thức phù hợp để tham gia hoạt động.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Kể chuyện.
- Biểu đạt sáng tạo sáng tạo.
- Đóng vai.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Các tư liệu nói về truyền thống cách mạng quê hương.
2. Các tiết mục văn nghệ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
TG
+Dẫn chương trình 
(Giới thiệu và bắt giọng cho cả lớp hát một bài hát tập thể ) 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+ Cá nhân các nhóm
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+BGK (Đại biểu nếu có)
+Dẫn chương trình 
 + Cá nhân các nhóm
+BGK
+Dẫn chương trình 
+ GVCN
GVCN
 +Dẫn chương trình 
 1) KHÁM PHÁ:
- Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đang kí.
2) KẾT NỐI:
Hoạt động 1: Hát tập thể
Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Màu áo chú bộ đội ”Nhạc và lời Văn Tý.
Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2:Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương 
Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ lên trình bày.
Đại diện tổ trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về số lượng và nội dung.
Lần lượt các tổ khác trình bày, tránh nhắc lại các tư liệu đã nêu trên, chỉ bổ sung những gì còn thiếu sót.
Sau khi các tổ đã báo cáo xong người dẫn chương trình tóm tắt, khái quát “ truyền thống cách mạng quê hương ”.
Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ.
Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
 Các tiết mục văn nghệ lần lượt được trình bày có lời dẫn và bình nội dung các bài hát đó.
Các tiết mục văn nghệ được đánh giá, bình chọn bằng phiếu kín do các thành viên trong lớp lựa chọn.
3) THỰC HÀNH / LUYỆN TẬP:
Hoạt động 4: Xét phiếu bình bầu và trao giải
- Phiếu bầu sẽ được kiểm công khai 
- Tiết mục nào được nhiều phiếu nhất sẽ được trao giải nhất.
4) VẬN DỤNG:
-GV đề nghị các HS Tìm hiểu thêm truyền thống quê hương đất nước, anh bộ đội cụ Hồ.
- Hiểu ý nghiã của nội dung một số bài hát truyền thống. Hướng học tập , phấn đấu noi gương anh bộ đội cụ Hồ. Trung thực, kỉ luật... 
GVCN nhận xét và góp ý :
+Nhận xét, đánh giá biểu dương tinh thần tích cực tham gia của từng cá nhân trong tổ .
+Nhắc nhở cá, nhóm, tổ chưa thực hiện tốt việc học tập cũng như nội qui nhà trường 
=>Qua buổi sinh hoạt này thầy mong rằng mỗi chúng ta ai cũng phãi có trách nhiệm nhiều hơn đối với các và đình chính sách nhất là cac bà mẹ liệt sĩ , thương bệnh binh và đồng thời qua buổi sinh hoạt này các em cần cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập để không phụ lòng các anh hùng đã ngã xuống . Cuối cùng thầy chúc các em thành công trong học tập 
-Bế mạc
-Hát bài tập thể 
 3’
55’
17’
5’
VI. TƯ LIỆU :
- Một số bài hát phục vụ cho hoạt động:
+ Màu áo chú bộ đội ( Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý)
+ Qua miền Tây Bắc ( Nhạc và lời: NGuyễn Thành)
+ Thủy Nguyên quật khởi....
+ Ca ngợi tổ quốc ( Nhạc và lời: Hoàng Vân)
 Ngày soạn 04 tháng 12 năm 2011 Thực hiện ngày 24 tháng 12 năm 2011
 HOẠT ĐỘNG TUẦN THỨ BA:
 I.MỤC TIÊU
- Hiểu được ý nghĩa công lao về những anh hùng của quê hương đất nước
- Biết cách rèn luyện để nhớ ơn về anh hùng của quê hương đất nước
- Biết thực hành và vận dụng các kỹ năng sống trong giao tiếp ứng xử trong cuộc sống ở trường gia đình về những gia đình có công với cách mạnh.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG
- Kỹ năng tự tin khi siêu tầm, tìm hiểu các tư liệu về những người anh hùng trong lịch sử
- Kỹ năng tìm kiếm và ứng xử thông tin về những người anh hùng của quê hương đất nước.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não
- Làm việc theo nhóm nhỏ
- Thảo luận
- Kể chuyện 
- Biểu đạt sáng tạo
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Tài liệu
 Hệ thống câu hỏi, câu chuyện về anh hùng trong lịch sư của quê hương đất nước
2.Phương tiện:
- Câu hỏi để cả lớp trả lời
- Mỗi tổ chuẩn bị câu chuyện về anh hùng trong lịch sử.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
TG
+Dẫn chương trình 
(Giới thiệu và bắt giọng cho cả lớp hát một bài hát tập thể ) 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+BGK
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Cá nhân (khán giả ) 
+Dẫn chương trình 
+Cá nhân (khán giả ) 
+Dẫn chương trình 
+Cá nhân (khán giả ) 
+Dẫn chương trình 
+Cá nhân (khán giả 
+BGK
+Dẫn chương trình 
 +Dẫn chương trình 
1) KHÁM PHÁ:
:-Cả lớp hát bài “Qua miền tây Bắc” của Nguyễn Thành 
(cả lớp cùng hát và vổ tay)
Buổi sinh hoạt hôm nay gồm có các tiết mục sau :
+Tuyên bố lý do :(Người điều khiển ch/tr)
+Giới thiệu khách dự : (nếu có )
+Bầu BGK 
+Cử 2 nhóm đại diện lên thi đấu 
+BGK cho điểm (từng câu )
+Ý kiến khách dự (nếu có)
+Ý kiến GVCN 
+Bế mạc : 
+Dặn dò rút kinh nghiệm : (GVCN)
-Vào nội dung cụ thể :
+Tuyên bố lý do : Dân tộc ta có một lòng nồng nàng yêu ước đó là một truyền thống quý báo từ xưa đến nay mỗi khi có giặc ngoại xăm thì tinh thần ấy càng mãnh liệt hơn cụ thể trãi qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời vua Hùng đến Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê . . .đã tạo nên một bề dày lịch sử vẽ vang của dân tộc. Để ôn lại truyền thống quý báo đó và đồng thời học hỏi những kiến thức, tri thức chưa biết đó là lý do buổi sinh hoạt hôm nay 
+Giới thiệu khách dự : (nếu có )
2) KẾT NỐI:
Hoạt động 1: Các tổ thi kể chuyện
+ Giới thiêu BGK gồm :
Lớp trưởng ,2 Lớp phó 
*Nếu cả lớp đồng ý thì cho một đàn pháo tay (còn muốn bổ sung thay đổi xin cho ý kiến )
+Tiếp theo chương trình : Mỗi tổ cử 2 đại diện lên tham ra thi
+Đầu tiên xin mời đại diện đội 1 lên kể một câu chuyện 
Đại diện đội 1 lên kể câu chuyện lịch sử Việt Nam 
+BGK cho điểm tổ 1 về phần kể chuyện 
Đại diện đội 2 lên kể một câu chuyện lịch sử Việt Nam 
Đại diện đội 3 lên kể một câu chuyện lịch sử Việt Nam 
+BGK cho điểm tổ 3 về phần kể chuyện. 
Hoạt động 2: văn nghệ đan xen
+Để thay đổi bầu không khí vậy xin mời cả lớp cùng hát một bài tập thể “Lớp chúng mình rất rất vui”
 ? Hãy kể 1 câu truyện lịch sử về bác hồ.
3) THỰC HÀNH / LUYỆN TẬP:
Tiếp theo chương trình câu hỏi giành cho kháng giả như sau : 
1)Vị vua nữ đầu tiên ở nước ta thuộc triều đại phong kiến nào ?
2) Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào?
3) Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi hay Thi Sách.
4) Ba vua trong câu ca dao ‘Một nhà sinh đặng ba vua/vua còn, vua mất, vua thua chạy dài’ là những vua nào?
5) Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào?
6) Ngày 22/12 là ngày gi?
+BGK cho điểm 2 đội phần câu hỏi về lkiến thức 
+Công bố kết quả của BGK 
+Khen thưởng : Kính mời GVCN trao quà cho tổ về nhất – cả lớp cùng vỗ tay chúc mừng 
4) VẬN DỤNG:
Qua buổi hoạt động này, mình hy vọng các bạn phấn đấu học tập tốt hơn, không những cho tổ, lớp, mà chủ yếu là cho bản thân các bạn, và để nhớ đến công lao các anh hùng đã không tiết máu xương để giành lại nền hoà bình cho chúng ta ngồi học hôm nay. Vậy mỗi chúng ta làm gì để đền đáp công ơn đó . Đến đây mình xin tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt, xin chân thành cám
5’
40’
40’
05’
VI. TƯ LIỆU :
- Một số bài hát 
Chuân bị các nội dung cho chu đề 
Tổ 1 tìm hiểu về tiểu sử của người anh hùng nhỏ tuổi “ Kim Đồng”
Tổ 2 tìm hiểu và sưu tầm các câu chuyện , chiến công của anh hùng: Tô Vĩnh Diện
Tổ 3 tìm hiểu và sưu tầm các câu chuyện , chiến công của anh hùng: Võ Thị Sáu
Tổ 4 tìm hiểu và sưu tầm các câu chuyện Nhà chiến sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ
Tấm gương học tập suốt đời của Bác
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1,2: MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
----------È{Ç-----------
1)MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
-Giúp HS hiểu rỏ vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước, Đảng đã đem lại hạnh phúc cho mọi người trong đó có gia đình và bản thân em 
-Giúp HS tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng 
-Giúp HS tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng 
2)NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 
a)Tháng 1 
Giới thiệu với HS về nội dung và ý nghĩa của chủ điểm hoạt động “Mừng Đảng, Mừng Xuân” và kế hoạch thực hiện của lớp 
Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu về Đảng 
Hướng dẫn HS tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện đã sưu tầm để chuẩn bị cho hoạt động “Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân”
Nội dung : Tổ chức hoạt động “Mùa xuân và truyền thống văn hoá quê hương em ; truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương”
b)Tháng 2
Nội dung : Tổ chức hoạt động “Mừng Đảng, mừng xuân và kế hoạch trường xanh sạch đẹp”
-------------˜&™ -----------
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
- Biết giữ gìn và phát huy những truền thống tôt đẹp đó.
- Có ý thức tự hào về quê hương, về các phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thêm yêu tổ quốc.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.
- Kĩ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống cách mạng quê hương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương.
- kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thông cách mạng và những nét đổi thay của quê hương..
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DƯỢC SỬ DỤNG.
- Động não,
- Trình bày tích cực.
- Làm việc nhóm nhỏ.
- Hỏi và trả lời.
- Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - chia sẻ.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
-Các tư liệu về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mùng xuân đón tết của quê hương, đất nước
- Những bài hát, câu thơ, hò, chuyện . . . về chủ đề trên 
-Các câu hỏi câu đố, đáp án, thang điểm , quà 
-Các tư liệu, tranh, ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở quê hương, các tấm gương tiêu biểu ở địa phương, các thành tựu về di sản văn hoá ở địa phương 
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Giấy bút màu...
V.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
TG
+Dẫn chương trình 
(Giới thiệu và bắt giọng cho cả lớp hát một bài hát tập thể ) 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
Các tổ, nhóm
+Dẫn chương trình 
+BGK
+Dẫn chương trình +Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+BGK
+Dẫn chương trình 
+Dẫn chương trình 
+GVCN
+GVCN
 1. KHÁM PHÁ Xây dựng bản đồ tư duy
	- Cả lớp hát bài “Đồng dao” của Nguyễn Hoài Nhân 
- Người dẫn chương trình : Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống quê hương qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
a. Tọa đàm: Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi:
Ví dụ:
- bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sỹ ở địa phương mà bạn được nghe kể chuyện hoặc sưu tầm được?
- Truyền thống cách mạng tiêu biểu của quê hương bạn là gì?
b. Người điều khiển treo lên bảng 1 tờ giấy A0 có chủ đề : Những nét đổi thay ở quê hương 
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu một nửa Hs viết ra các đổi thay của đất nước. 
- Hs dán lên tờ giấy A0 .
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
KẾT NỐI
Hoạt động 1: Trình bày trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ
- Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
-Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu 
 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét 
 - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
 - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
 - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời BGK
 cho ý kiến.
THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
 Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổ hát một bài đồng dao, ban giám khảo cho điểm. Sau đó, công bố đội thắng cuộc 
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước.
- Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận xây dưng kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy A0.
- Các tổ thảo luận kế hoạch.
- Các bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng đen.
- Mời đại diện các tổ trình bày kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ.
- Giáo viên nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đầu học tập và rèn luyện của các tổ. 
V4. VẬN DỤNG 
 GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa. Mỗi HS về nhà xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân để phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước.
5'
40'
40'
05'
VI. TƯ LIỆU 
Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước 
1. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
2. Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông
3. Xứ Cần Thơ nam thanh ,nữ tú
Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu.
4. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
5.Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh
6. Quãng Nam có núi Ngũ Hành
Có sông chợ Củi, có thành Đồng Dương
7. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
8. Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Một số trò chơi dân gian: Nhún đu (Đánh đu)
	Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.
 Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
	Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
Kéo co
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động:
1) Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương em là gì?
2) Quê hương em đã có những sự thay đổi nào?
3) Những đổi thay nào đang diễn ra ở địa phương ?
4) Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em có thể làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê hương?
 HOẠT ĐỘNG TUẦN THỨ BA:
Tháng 02
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC 
	*Giúp HS :
	-Hiểu rỏ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường, nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẽ của mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em .
	-Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp 
	-Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện “xanh, sạch, đẹp”
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tự mình xây dựng kế hoạch góp phần làm cho trường lớp xanh, sạch, đẹp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những ý tưởng của bản thân trong việc làm sạch đẹp trường lớp để trao đổi trong nhóm, tổ.
- Kĩ năng quản lí thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động làm sạch đẹp trường lớp.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
	-Thảo luận, xây dựng nội dung, bản dự thảo kế hoạch 
	- Bản dự thảo nội dung, kế hoạch 
	-Các câu hỏi để thảo luận 
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
TG
+Dẫn chương trình 
(Giới thiệu và bắt giọng cho cả lớp hát ) 
+Dẫn chương trình 

File đính kèm:

  • docGiao_an_HDNGLL_7_20150727_014749.doc