Giáo án Hoạt động học văn học - Thơ: Cô dạy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm của lá cây xoài (Lá dài màu xanh, nhiều gân .). Biết ích lợi của cây xoài.
- Hứng thú chơi trò chơi vận động và chơi theo ý thích.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: - Cây xoài ở vườn cây của trường, trống, khăn bịt mắt.
- Một số đồ chơi mang theo lá cây, hột hạt, đồ chơi ngoài trời
2. Chuẩn bị của trẻ: - Trang phục gọn gàng.
Ngày soạn: 20/9/2013 Ngày dạy: T3/24/9/2013 HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC Thơ: Cô dạy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ: Bé đi học được cô giáo dạy phải giữ gìn đôi tay sạch sẽ nếu tay bẩn sách áo cũng bị bẩn, và không được cãi nhau với bạn chỉ nói những điều hay. - Trẻ biết hát bài “Vui đến trường” 2. Kĩ năng: - Trẻ sử dụng kỹ năng ghi nhớ có chủ định, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nói bậy, không cãi nhau với bạn II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: - Tranh minh họa bài thơ, xắc xô. 2. Chuẩn bị của trẻ: - Trang phục gọn gàng, trẻ đã được làm quen với bài thơ. III. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gợi mở: - Cô gọi trẻ đứng quanh cô hát bài “Vui đến trường” - Các con vừa hát bài gì? - Các con đến trường được cô giáo day các con học những gì? => Đến trường được cô giáo dạy các con học hát, đọc thơ, kể chuyện….Biết giữ gìn vệ sinh, cùng chơi với bạn. Điều đó được thể hiện qua bài thơ: “Cô dạy” Hôm nay cô dạy con học nhé! 2. Cô đọc thơ diễn cảm * Cô đọc lần 1: - Cô kể kết hợp điệu bộ minh họa. * Giảng nội dung bài thơ: Bé đi học được cô giáo dạy phải giữ gìn đôi tay sạch sẽ nếu tay bẩn sách áo cũng bị bẩn, và không được cãi nhau với bạn chỉ nói những điều hay. * Cô đọc lần 2: - Kết hợp tranh minh họa. 3. Đàm thoại giảng giải, trích dẫn - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Cô giáo dạy con phải thế nào? - Nếu bàn tay bị bẩn thì sẽ thế nào? => Bé đi học được cô giáo dạy giữ gìn đôi tay sạch sẽ để quần áo, sách vở không bị giây bẩn. Thể hiện qua đoạn thơ “Mẹ mẹ ơi cô dạy Phải giữ sạch đôi tay Bàn tay mà giây bẩn Sách áo cũng bẩn ngay - Ngoài dạy con giữ sạch đôi tay cô giáo còn dạy phải thế nào? => Không chỉ dạy bé giữ gìn đôi tay sạch sẽ cô giáo còn dạy bé phải luôn nói điều hay lẽ phải. Thể hiện qua đoạn thơ “Mẹ mẹ ơi cô dạy Cái miệng nó sinh thế Chỉ nói điều hay thôi” - Qua bài thơ con học tập điều gì? => Đúng rồi các con nên học tập phải giữ vệ sinh đôi tay, cơ thể sạch sẽ và nói điều hay, đoàn kết với bạn 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 - 3 lần. - Cô cho trẻ đọc thay đổi các hình thức khác nhau. Cô bao quát động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ 5. Kết thúc: - Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng. - Hát 1 lần. - Vui đến trường - Vì không khóc - Đi làm, vui lòng. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Nghe và xem tranh. - Cô dạy. - Giữ sạch đôi tay. - Quần áo, sách bẩn. - Trẻ nghe cô giảng và đọc trích cùng cô. - Chỉ nói điều hay - Lắng nghe và đọc cùng cô. - - Giữ vệ sinh sạch sẽ - Lắng nghe. - Trẻ ra chơi. - Trẻ đọc cả lớp, nhóm tổ, cá nhân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây xoài Trò chơi: Bịt mắt đánh trống Chơi theo ý thích I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm của lá cây xoài (Lá dài màu xanh, nhiều gân ..). Biết ích lợi của cây xoài. - Hứng thú chơi trò chơi vận động và chơi theo ý thích. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng nhận biết, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: - Cây xoài ở vườn cây của trường, trống, khăn bịt mắt. - Một số đồ chơi mang theo lá cây, hột hạt, đồ chơi ngoài trời… 2. Chuẩn bị của trẻ: - Trang phục gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Quan sát cây xoài. - Cô kiểm tra sức khoẻ trẻ trang phục của trẻ, số trẻ tham gia. - Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh” và ra ngoài. - Cho trẻ ra đứng cạnh cây xoài. - Các con đang đứng ở đâu? - Hôm nay chúng mình cùng quan sát cây xoài nhé. (Cho trẻ tự do quan sát) - Bạn nào có nhận xét gì về cây xoài? - Con có nhận xét gì về lá xoài? (Gọi cá nhân trả lời) - Lá còn có đặc điểm gì? - Trồng cây xoài để làm gì? - Để cây luôn tốt, chúng ta phải làm gì? - Cho trẻ làm động tác tưới nước cho cây. * Cô củng cố giáo dục: Trồng cây xoài lấy quả ăn… vì vậy chúng ta phải chăm sóc bảo vệ cây không bẻ cành, bứt lá cây, không ngắt hoa bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường. 2. Trò chơi vận động. + Trò chơi: Bịt mắt đánh trống - Cô giới thiệu trò chơi “Bịt mắt đánh trống” - Cô cho trẻ giới thiệu cách chơi. Luật chơi (Cô nhắc lại nếu trẻ không nhớ) - Tổ chức chơi: Cho trẻ chơi cả lớp, nhóm. - Cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ chơi, nhận xét trẻ chơi. 3. Chơi theo ý thích - Tổ chức chơi theo ý thích cho trẻ phân ra từng nhóm trẻ chơi, Cô bao quát, nhận xét chơi. 4. Kết thúc. - Cô tập trung kiểm tra số trẻ, cho trẻ thu dọn đồ chơi và cho trẻ đi vệ sinh tay chân, nhắc trẻ sử dụng tiết kiệm nước. - Trẻ sửa trang phục, trẻ ốm ngồi tại lớp. - Trẻ hát và đi ra ngoài. - Trẻ đứng cạnh cây xoài - Vườn cây. - Trẻ nhận xét về cây xoài. - Lá dài màu xanh. - Có nhiều gân lá .… - Lấy quả, làm bóng mát. - Phải chăm sóc, trồng cây. - Làm động tác tưới cây. - Trẻ lắng nghe. - Lắng nghe. - Trẻ giới thiệu cách chơi luật chơi - Cả lớp chơi 3- 4 lần - Trẻ chơi theo nhóm - Thu dọn đồ chơi - Trẻ vệ sinh chân tay. Đánh giá hàng ngày * Tình trạng sức khỏe: .................................................................................................................................... * Trạng thái cảm xúc: ................................................................................................ .................................................................................................................................... * Kiến thức kĩ năng: ................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .* Biện pháp: ..............................................................................................................
File đính kèm:
- GA thơ cô dạy.doc