Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Lớp 9

I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.

- Hứng thú học tập, quyết tâm vượt khó để đạt kết quả cao trong đợt kiểm tra học kì.

 

II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1./ Nội dung:

- Kiến thức cơ bản của một số môn học.

- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.

- Giải thích được một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.

2./ Hình thức:

- Thi hỏi đáp hái hoa dân chủ.

- Chơi đoán ô chữ.

- Văn nghệ xen kẽ.

 

doc48 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dân tộc.
- Tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập, tự do.
- Các gương chiến đấu, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu. (của địa phương)
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên – đoàn viên mới kết nạp đối với truyền thống cách mạng của dân tộc.
2./ Hình thức:
- Giới thiệu về truyền thống đấu tranh, cách mạng của địa phương, dân tộc.
- Kể chuyện về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên đối với truyền thống cách mạng của dân tộc.
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất nội dung chương trình sinh hoạt phân công về các tổ. Chuẩn bị câu hỏi, ban giám khảo, người dẫn chương trình, khách mời, trang trí, phần thưởng, …
- Các tổ phân công tổ viên sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, mẫu vật có nội dung về truyền thống cách mạng của dân tộc; tham luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên đểà phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, phần thưởng.
2./ Phương tiện:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, của toàn quân-dân ta.
- Sưu tầm các mẩu chuyện kể về gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Một số câu hỏi kiến thức lịch sử về truyền thống cách mạng của dân tộc ta.
- Các tiết mục văn nghệ.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí …
- Các tổ, nhóm được phân công lên trình bày tham luận, tư liệu về truyền thống cách mạng của địa phương, của dân tộc.
- Các tổ lần lượt trình bày nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên để phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Chơi trò chơi nhỏ; hai hoa dân chủ: kể tên các anh hùng liệt sĩ, kể tên các địa danh gắn liền với lịch sử dân tộc; …
- ban giám khảo làm việc, tổng kết, công bố kết quả.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
- GVCN, đại biểu phát thưởng, phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước”.
Ngày soạn : 05/12/2006 	 Ngày dạy : 16/12/2006
Tuần 15 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 2
Hoạt động: THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Biết hát, ngâm thơ, diễn trình và biết sáng tác bài hát, thơ, kịch, … ca ngợi con người, quê hương đất nước.
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương - đất nước, làm cơ sở để phát triển tình cảm, thảm mỹ.
- Tích cực, mạnh dạn tham gia các hoạt động văn thể mỹ của lớp cũng như của nhà trường.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Ca ngợi truyền thống cách mạng của con người thể hiện qua tình yêu thương đồng bào, yêu quê hương, đất nước.
2./ Hình thức:
- Thi hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, kể chuyện biểu cảm, …
- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ mình làm, …
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất chương trình, phân công nhiệm vụ dẫn chương trình, giám khảo, khách mời, trang trí, phần thưởng, …
- Các tổ trưởng phân công tổ viên luyện tập các tiếùt mục và đăng kí cụ thể với NDCT.
- Trò chơi nhỏ.
2./ Phương tiện:
- Các bài hát, thơ, tiểu phẩm chủ đề ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.
- Các sáng tác tự biên của học sinh.
- Câu hỏi thách đố của trò chơi nhỏ.
- Phần thưởng.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Em lớn lên cùng đất nước”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo …
- Các tiết mục văn nghệ được trình diễn theo chương trình đã lên.
- Chơi trò chơi nhỏ.
- Ban giám khảo làm việc, tổng kết, công bố kết quả.
- GVCN, đại biểu phát thưởng, phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị của các tổ, nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Hội vui học tập”
Ngày soạn : 13/12/2006 	 Ngày dạy : 23/12/2006
Tuần 16 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 3
Hoạt động: HỘI VUI HỌC TẬP
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.
- Hứng thú học tập, quyết tâm vượt khó để đạt kết quả cao trong đợt kiểm tra học kì.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
- Giải thích được một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.
2./ Hình thức:
- Thi hỏi đáp hái hoa dân chủ.
- Chơi đoán ô chữ.
- Văn nghệ xen kẽ.
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý ban cán bộ lớp thống nhất chương trình (hái hoa dân chủ, đố vui ô chữ)
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất: người điều khiển, khách mời, ban giám khảo, trang trí, phần thưởng, văn nghệ, …; Phân công các tổ chuẩn bị câu hỏi của các môn học, người dự thi…
- Tổ trưởng hội ý tổ viên ra câu hỏi thách đố.
2./ Phương tiện:
- Các câu hỏi ghi sẵn trên hoa giấy.
- Bảng ô chữ kẻ sẵn và câu hỏi cho từng ô chữ.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng, giấy, bút, …
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Hổng dám đâu”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo …
- Cá nhân hai đội dự thi lần lượt lên hái hoa và trả lời, hoàn thành bảng ô chữ.
- Hai đội hỏi câu hỏi thách đấu. Cổ động viên có thể tham gia trả lời.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thi đua sinh động.
- Ban giám khảo làm việc: chấm điểm, tổng kết, công bố kết quả.
- GVCN, đại biểu trao thưởng và phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị, chất lượng buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng”
Ngày soạn : 20/12/2006 	 Ngày dạy : 30/12/2006
Tuần 17 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 4
Hoạt động: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Biết và tiếp xúc với một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
- Quí trọng các gia đình có công với cách mạng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ.
- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng và con em họ.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
2./ Hình thức:
- Tìm hiểu và báo cáo kết quả tìm hiểu gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
- Lên chương trình, kế hoạch giúp đỡ các gia đìng có công với cách mạng. 
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp phân công tìm hiểu, thống kê đối tượng gia đình có công với cách mạng: tên chủ gia đình, thành tích, công lao, hoàn cảnh, … (trên cơ sở đó phân công cho từng tổ, nhóm để tìm hiểu cụ thể hơn)
- Hội ý cán bộ lớp về nội dung kế hoạch giúp đỡ dựa trên cơ sở dữ liệu đã có.
- Hội ý cán bộ lớp phân công nhiệm vụ: người dẫn chương trình, khách mời, thư kí, trang trí, …
- Các tổ hội ý lên kế hoạch riêng của tổ mình.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
2./ Phương tiện:
- Các số liệu qua đợt tìm hiểu thực tế.
- Giấy, bút, …
- Một số bài hát có cùng chủ đề.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Màu áo chú bộ đội”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí …
- Thư kí thông qua các số liệu thu thập được qua đợt tìm hiểu thực tế tại các gia đình có công với cách mạng của địa phương.
- Các tổ tham khảo thêm và trình bày kế hoạch của tổ mình.
- Cả lớp thảo luận nội dung, kế hoạch, biện pháp của từng tổ để xây dựng tổng thể kế hoạch của cả lớp.
- Thư kí thông qua biên bản (tên gia đình, hoàn cảnh, nục tiêu cần đạt, nội dung cần giúp đỡ, biện pháp, những người thực hiện, thời gian và kế hoạch thực hiện)
- Lớp trưởng nhắc lại kế hoạch, biện pháp và thời gian thực hiện kế hoạch và mong muốn tập thể cùng thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tháng sau: “Mừng Đảng, Mừng Xuân”
	 chủ đề tuần sau: “Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển đất nước”
VI./ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM T12:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 1 + 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I./ MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
- Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời kì CNH – HĐH hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin tưởng lạc quan vào sự lãnh đạo và đường lối của đảng trong mọi thời kì.
- Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên trở thành một người học sinh – đoàn viên thanh niên gương mẫu.
II./ GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:
1./ Tuần thứ nhất:
- Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.
(Em là mầm non của Đảng: Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng. Sướng vui có đảng tiền phong, có đảng như ánh thái dương, sống yên vui trong tình yêu thương. Cuộc đời ngàn năm bừng sáng./. Khăn quàng thắm vai em, ghi chiến công anh hùng cách mạng. Tiếng thơm muôn đời còn vang. Sáng ngời ý chí đấu tranh. Bước lên theo lý tưởng vinh quang. Của đảng tiền phong dẫn đường./. Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi. Ghi công ơn của đảng tiền phong em sướng vui. Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta. Vui tung tăng vang ca có đảng cuộc đời nở hoa).
2./ Tuần thứ hai:
- Trồng cây lưu niệm ở trường.
(Bài hát trồng cây: Ai trồng cây, người đó có tiếng hát. Trên vòm cây, chim hót lời mê say. Ai trồng cây, người đó đó có ngọn gió. Rung cành cây hoa lá đùa lay lay. Ai trồng cây người đõ có bóng mát. Trong vòm cây, quên nắng dài đường xa. Ai trồng cây, người đó có hạnh phúc. Mong chờ cây lớn mau theo từng ngày). 
3./ Tuần thứ ba:
- Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
(Em là mầm non của Đảng: Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng. Sướng vui có đảng tiền phong, có đảng như ánh thái dương, sống yên vui trong tình yêu thương. Cuộc đời ngàn năm bừng sáng./. Khăn quàng thắm vai em, ghi chiến công anh hùng cách mạng. Tiếng thơm muôn đời còn vang. Sáng ngời ý chí đấu tranh. Bước lên theo lý tưởng vinh quang. Của đảng tiền phong dẫn đường./. Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi. Ghi công ơn của đảng tiền phong em sướng vui. Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta. Vui tung tăng vang ca có đảng cuộc đời nở hoa).
4./ Tuần thứ tư:
- Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
(Mùa xuân tình bạn: Chào mùa xuân đến muôn hoa ngát hương. Mặt hồ in bóng cây xanh lá xanh. Mùa xuân đến hoa tình bạn dưới mái trường. Chào mùa xuân đến chim ca líu lo. Tình bạn trong nắng xuân bao ước mơ. Dù mai đây xa mái trường thân yêu. Ơi! Tình bạn mùa xuân là một bài ca với bao tiếng cười. Vui tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa xuân ngọt ngào. Ơi! Tình bạn mùa xuân là một bài ca với bao tiếng cười. Vui tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa xinh tươi mùa xuân).
Ngày soạn : 05/01/2007 	Ngày dạy : 13/01/2007
Tuần 19 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 1
Hoạt động: THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Giúp học sinh hiểu được việc tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Tự hào về Đảng, càng tin tưởng lạc quan hơn về sự lãnh đạo của Đảng.
- Biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, vận dụng nó vào công việc học tập và rèn luyện không ngừng của bản thân; Biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh, bài trừ với những mặt tiêu cực của đời sống hàng ngày.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, … sau 20 năm đổi mới.
2./ Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình bày tham luận.
- Văn nghệ.
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp phân công tìm hiểu tư liệu về thời kì đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; và viết tham luận về cảm nhận của em về sự đổi mới của đất nước trong những năm gần nhất.
- Hội ý cán bộ lớp phân công nhiệm vụ: người dẫn chương trình, thư kí, khách mời, trang trí, …
- Các tổ phân công tổ viên sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về sự thay đổi của đất nước sau 20 năm đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, …
- Các tiết mục văn nghệ.
2./ Phương tiện:
- Tư liệu, sách báo, tranh ảnh, … liên quan đến sự thay đổi của đất nước sau 20 năm đổi mới.
- Tham luận phát biểu cảm tưởng về sự đổi mới của đất nước.
- Các bài hát có chủ đề liên quan.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Em là mầm non của Đảng”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí …
- Các tổ lần lượt trình bày sưu tầm sản phẩm của mình. (nhất là sự áp dụng Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em – điều 12, 13, 17)
- Đại diện các tổ lần lượt trình bày cảm tưởng của mình với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Cả lớp thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Trồng cây lưu niệm ở trường”
Ngày soạn : 14/01/2007 	Ngày dạy : 20/01/2007
Tuần 20 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 2
Hoạt động: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Hiểu ý nghĩa sâu sắc về truyền thống “Tết trồng cây” mà Bác Hồ đã dạy.
- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp.
- Khắc sâu tình cảm gắn bó, lưu luyến và tự hào về trường, lớp.
- Có ý thức thường xuyên chăm sóc, bảo vệ cây xanh, môi trường xanh – sạch – đẹp.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Cả lớp cùng trông 1 cây lưu niệm cho trường.
2./ Hình thức:
- Trồng cây.
- Phát biểu cảm tưởng.
- Văn nghệ.
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất loại cây trồng, hình thức trồng.
- Hội ý phân công nhiệm vụ: mua cây, chuẩn bị dụng cụ, đào sẵn hố, …
- Hội ý phân công nhiệm vụ: chủ trì, viết bài phát biểu, khách mời, nhóm trực tiếp trồng cây …
- Văn nghệ xen kẽ.
2./ Phương tiện:
- Một cây giống non còn sống trong bầu đất. Hố trồng đã đào sẵn.
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng, bình tưới, cây que làm rào che phủ.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Bài phát biểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm, phát biểu cảm tưởng sau khi trồng cây…
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Bài hát trồng cây”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, …
- Đại diện đọc bài phát biểu ý nghĩa của loại cây trồng và việc trồng cây lưu niệm.
- Nhóm trồng cây thực hiện đặt cây non xuống hố đã đào sẵn, tháo bì bầu đất.
- GVCN, đại biểu lấp đất cho cây (động tác danh dự tiêu biểu).
- Nhóm trồng cây hoàn tất công việc và mời GVCN, đại biểu tưới cây trước.
- Nhóm trồng cây tưới nước, cắm rào che phủ mát cho cây dễ sống, …
- Đại diện phát biểu cảm tưởng sau khi trồng cây.
- GVCN nhắc nhở công việc chăm sóc sau khi trồng (lớp trưởng phân công cụ thể).
- Văn nghệ chào mừng sự kiện trồng cây lưu niệm.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị và buổi trồng cây.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương”
Ngày soạn : 18/01/2007	 Ngày dạy : 27/01/2007
Tuần 20 : NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 3
Hoạt động: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương và phẩm chất, thành tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, tự hào về quê hương.
- Học tập và rèn luyện theo gương các đảng viên tiêu biểu.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Thành tích, phẩm chất của đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
- Những nét đổi mới ở quê hương do đảng lãnh đạo.
2./ Hình thức:
- Giao lưu.
- Văn nghệ.
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ trước với chi bộ địa phương để được chi bộ giới thiệu, gặp gơ,õ bàn bạc thống nhất với đảng viên ưu tú ở địa phương đến giao lưu với lớp.
- Hội ý với cán bộ lớp để thống nhất chương trình giao lưu (câu hỏi giao lưu).
- Hội ý cán bộ lớp phân công nhiệm vụ: dẫn chương trình, mời khách, trang trí, chuẩn bị câu hỏi, hoa tặng, văn nghệ, …
2./ Phương tiện:
- Báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của đảng ở địa phương (đảng viên chuẩn bị)
- Báo cáo thành tích của cá nhân đảng viên tiêu biểu đó.
- Câu hỏi giao lưu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Hoa tặng đại biểu khách mời.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Em là mầm non của đảng”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, …
- GVCN báo cáo sơ lược về tình hình lớp học.
- Đại biểu báo cáo thành tích lãnh đạo của chi bộ địa phương cúng như thành tích của cá nhân trong thời gian qua.
- Giao lưu giữa học sinh và đại biểu.
- GVCN thay măït lớp tặng hoa và cảm ơn đại biểu đảng viên tiêu biểu đã về giao lưu.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh 

File đính kèm:

  • docHDNG LL 9.doc
Giáo án liên quan