Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 8

Bài 10:MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - HS biết TCVL, TCHH của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.

 - Biết trạng thái tự nhiên, cách khai thác muối NaCl.

 - Biết những ứng dụng quan trọng của muối NaCl và KNO3.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm các BT định tính.

3. Thái độ:

 - Giáo dụcthái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Tranh vẽ ứng dụng của NaCl; ruộng muối; phiếu học tập.

 Học sinh:

 - Học bài và làm bài tập ở nhà + Đọc trước bài mới.

III. Các bước lên lớp.

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài củ.

 - Nêu các TCHH của muối. Viết PTPƯ minh hoạ.

 - Định nghĩa PƯ trao đổi, điều kiện để PƯ trao đổi thực hiện được?

 - Chữa BT3, 4 SGK tr.33

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2015 
Tiết thứ 15 	Tuần 8
Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - HS biết các TCHH của muối.
 - Biết khái niệm PƯ trao đổi, điều kiện để các PƯ trao đổi thực hiện được.
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ. Biết cách chọn chất tham gia PƯ trao đổi để PƯ thực hiện được.
 - Rèn kỹ năng tính toán các BTHH.
3. Thái độ:
- Gd thái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
 + Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, bộ bìa.
 + Hoá chất: dd AgNO3, H2SO4, BaCl2, NaCl, CuSO4, Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Cu, Fe.
 2.Học sinh: Học bài và làm bài tập ở nhà + Đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp
ổn định lớp.
Kiểm tra bài củ.
 - Nêu TCHH của Ca(OH)2 , viết PTPƯ minh hoạ.
 - BT1 tr.30
Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
  Ngâm 1 đoạn dây đồng vào ống nghiệm 1 chứa 2-3ml dd AgNO3.
 Ngâm 1 đoạn dây sắt vào ống nghiệm 2 chứa 2-3ml dd CuSO4.
 Quan sát và nhận xét hiện tượng?
  Hiện tượng đó chứng tỏ điểu gì?
 Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
  Nhỏ 1-2 giọt dd H2SO4loãng vào ống nghiệm1 chứa 1ml dd BaCl2.
  Quan sát và nhận xét hiện tượng?
  Hiện tượng đó chứng tỏ điểu gì?
 Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
 GV giới thiệu: Nhiều muối khác cũng tác dụng được với axit tạo muối mới và axit mới.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
  Nhỏ 1-2 giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm1 chứa 1ml dd NaCl.
 Quan sát và nhận xét hiện tượng?
  Hiện tượng đó chứng tỏ điểu gì?
 Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
 Nhỏ 1-2 giọt dd NaOH vào ống nghiệm1 chứa 1ml dd CuSO4.
 Quan sát và nhận xét hiện tượng?
 Hiện tượng đó chứng tỏ điểu gì
 Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
GV: Có nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3, MgCO3.
 - Hãy viết PTPƯ?
    HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
 - TN1: Xuất hiện bạc kết tủa màu trắng bám vào dây đồng.
 - TN2: Xuất hiện đồng màu đỏ bám vào dây sắt.
 - Đã có PƯHH xảy ra.
 - Muối tác dụng được với kim loại.
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
 - Xuất hiện kết tủa trắng.
- Đã có PƯHH xảy ra.
- Muối tác dụng được với axit.
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Xuất hiện kết tủa trắng.
- Đã có PƯHH xảy ra.
- Muối tác dụng được với muối.
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Xuất hiện kết tủa xanh lam đậm.
- Đã có PƯHH xảy ra.
- Muối tác dụng được với bazơ.
HS viết PTPƯ.
I. Tính chất hoá học của muối.
1. Muối tác dụng với kim loại.
- TN1: 
Cu+2AgNO3 Cu(NO)2+2Ag
R dd dd r
- TN2:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 KL: dd muối có thể tác dụng với kim loại 
tạo thành muối mới và kim loại mới.
2. Muối tác dụng với axit.
H2SO4+BaCl2 BaSO4+2HCl
Dd dd r dd
 KL: Muỗi có thể tác dụng với axit, sản 
phẩm là muối mới và axit mới.
3. Muối tác dụng với muối.
AgNO3+NaCl AgCl+NaNO3
 KL: 2dd muối có thể tác dụng với nhau 
tạo thành 2 muối mới.
4. Muối tác dụng với bazơ.
CuSO4+2NaOH Cu(OH)2+Na2SO4
 KL: DD muối tác dụng với dd bazơ tạo 
thành muối mới và bazơ mới.
5. Phản ứng phân huỷ muối.
2KClO3 2KCl+3O2
MgCO3 MgO+CO2
Hoạt động 2:
 Hãy nhận xét về các PƯ trên bảng (vị trí các thành phần của chất)    GV viết thành phần bằng phấn màu ở các PƯ trên để HS dễ nhìn.
 Những PƯ đó gọi là PƯ trao đổi7.
 Vậy thế nào là PƯ trao đổi?
 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
 Nhỏ 1-2 giọt dd Ba(OH)2 vào ống nghiệm1 chứa 1ml dd NaCl.
  Nhỏ 1-2 giọt dd H2SO4 vào ống nghiệm1 chứa 1ml dd Na2CO3.
 BaCl2+Na2SO4
 Quan sát và nhận xét hiện tượng?
 Hiện tượng đó chứng tỏ điểu gì?
 Viết PTPƯ?
 Từ 3 TN trên em hãy rút ra đk để xảy ra PƯ trao đổi trong dd?
- Các thành phần của chất thay đổi vị trí cho nhau.
HS nêu khái niệm theo ý hiểu.
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- TN1: Không có hiện tượng gì xảy ra. 
- TN2: Có chất khí bay lên.
- TN3: Có kết tủa trắng xuất hiện.
II. Phản ứng trao đổi trong dd
1. Phản ứng trao đổi
 - Đ/n (SGK)
Ba(OH)2+NaCl không PƯ.
H2SO4+Na2CO3 Na2SO4+H2O+CO2
BaCl2+Na2SO4 BaSO4+NaCl
2. Điều kiện đẻ xảy ra PƯ trao đổi: 
Sản phẩm phải dễ bay hơi hoặc kết tủa.
4. Củng cố:
 BT: Hoàn thành chuỗi PƯ sau và phân loại PƯ:
 Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO3)2 Zn(OH)2 ZnO
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - BTVN: 1,2,3,4,5,6,tr.33SGK
 - Đọc trước bài mới.
IV. Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn: 27/09/2015 
Tiết thứ 16 	Tuần 8
Bài 10:MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - HS biết TCVL, TCHH của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.
 - Biết trạng thái tự nhiên, cách khai thác muối NaCl.
 - Biết những ứng dụng quan trọng của muối NaCl và KNO3.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm các BT định tính.
3. Thái độ:
 - Giáo dụcthái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
- Tranh vẽ ứng dụng của NaCl; ruộng muối; phiếu học tập.
 Học sinh: 
 - Học bài và làm bài tập ở nhà + Đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
ổn định lớp.
Kiểm tra bài củ.
 - Nêu các TCHH của muối. Viết PTPƯ minh hoạ.
 - Định nghĩa PƯ trao đổi, điều kiện để PƯ trao đổi thực hiện được?
 - Chữa BT3, 4 SGK tr.33
Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
 GV: Một trong những chất rất quan trọng đối với đời sống con người là muối ăn.
 Trong thực tế các em thấy muối ăn có ở đâu?
 GV giới thiệu: 1m3 nước biển hoà tan 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và một số muối khác.
 GV gọi HS đọc 1- tr.34 SGK.
 GV đưa ra tranh vẽ ruộng muối.
 Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển?
 Muốn khai thác NaCl từ những mỏ trong lòng đất người ta làm như thế nào?
 Quan sát sơ đồ và cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl?
 Qua các kiến thức đã học em hãy nhớ lại xem từ NaCl người ta có thể điều chế ra những chất nào?
- Nước biển và trong lòng đất.
HS đọc SGK.
Trả lời.
- Đào hầm sâu xuống lòng đất.
- Trả lời.
- Điều chế NaOH.
 * Muối natri clorua- NaCl
1. Trạng thái tự nhiên:
 - Nước biển
 - Mỏ muối trong lòng đất.
2. Cách khai thác.
 - Làm ruộng muối, phơi cho nước bay hơi.
 - Đào hầm sâu trong lòng đất.
3. ứng dụng.
 - Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
 - Sản xuất Na, Cl2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
4. Củng cố:
 GV yêu cầu HS làm bài tập.
 1. Thực hiện dãy biến hoá sau:
Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
 Cu(NO3)2
 2. Trộn 75g dd KOH 5,6% với 50g dd MgCl2 9,5%.
 a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
 b. Tính nồng độ % dd thu được sau PƯ.
( mKOH= 4,2g (0,075mol) mMgCl2=4,75g (0,05mol) nMg(OH)2=0,0375mol (2,175g) nMgCl2 dư=0,0125mol (1,1875g) mdd sau PƯ=122,825g C% MgCl2dư=0,97% C% KCl=4,55% )
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Về nhà làm bài tập: 1,2,3,4,5 tr.36 SGK
 - Đọc trước bài mới.
Duyệt tuần 8
Ngày 28/09/2015
IV.Rút kinh ghiệm

File đính kèm:

  • docTuần 8.doc
Giáo án liên quan